5/5 - (1 vote)

Ngày nay, hoạt động mua sắm trực tuyến đang diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Hầu hết mọi người đều ưa thích mua hàng thông qua các kênh online, vừa nhanh chóng vừa tiện lợi. Nền tảng chính diễn ra các hoạt động này gọi là thương mại điện tử. Hay còn được biết đến như các sàn giao dịch mua bán trực tuyến giữa người bán và người mua. Vậy, thương mại điện tử là gì? Điều gì đã dẫn đến sự thành công của các sàn mua bán trực tuyến như hiện nay?

Cùng EZ Marketing tìm kiếm câu trả lời trong bài viết sau đây.

Thương mại điện tử là gì? Ngành học thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử là gì

Thương mại điện tử là gì

Thương mại điện tử là gì?

E-commerce hay thương mại điện tử là hoạt động mua bán hàng hóa trực tuyến, bao gồm tất cả các hoạt động như đặt hàng, thanh toán, tư vấn, giao hàng, giải quyết khiếu nại…Nghĩa là, mọi hoạt động đều được diễn ra thông qua Internet, nơi trung gian giữa người bán và người mua.

Trong những năm gần đây, hoạt động mua sắm trực tuyến trở thành xu hướng của thời đại. Thói quen mua sắm của khách dần thay đổi, họ ưa thích việc mua hàng online để tối ưu quy trình, tiết kiệm thời gian.

Hiện nay, các sàn thương mại điện tử được ra đời và phát triển mạnh mẽ. Nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Có thể kể đến một số sàn lớn như Tiki, Shopee, Lazada, Sendo. Hoặc Tiktok Shop cũng được xem là một sàn thương mại điện tử.

Ngành học thương mại điện tử là gì?

Cùng với sự phát triển của các sàn mua bán trực tuyến thì ngành học thương mại điện tử được ra đời để cung cấp nhân sự cho quá trình vận hành các sàn này.

Đây là ngành học thuộc khối ngành Kinh tế. Trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về kinh tế, quản lý, vận hành và phát triển các sàn thương mại điện tử. Người học sẽ được học các  lý thuyết về công nghệ thông tin, marketing, kinh doanh, truyền thông, quản trị, ngoại ngữ. Giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan về ngành cũng như công việc trong tương lai.

Lợi ích của thương mại điện tử trong thời đại số

Trong thời đại 4.0, nhu cầu mua sắm dần được dịch chuyển sang hình thức online. Thay vì di chuyển trực tiếp đến các cửa hàng bên ngoài. Họ thích được ở nhà lựa chọn sản phẩm và đặt hàng ngay trên chiếc smartphone. 

Chính vì thế, doanh nghiệp cần cập nhật xu hướng để tận dụng bán hàng trên các nền tảng online. Vừa giảm chi phí vận hành vừa mang đến nhiều lợi ích vượt trội như:

Lợi ích của thương mại điện tử trong thời đại số

Lợi ích của thương mại điện tử trong thời đại số

Tiếp cận dễ dàng và nhanh chóng đến người tiêu dùng

Với phương pháp marketing truyền thống, doanh nghiệp thường dùng các biển quảng cáo hoặc tiếp thị trên TV, radio. Trong khi đó, các sàn thương mại điện tử cho phép người bán kết nối trực tiếp với người tiêu dùng.

Khi bán hàng online, bạn không cần tốn nhiều chi phí cho việc quảng cáo như marketing truyền thống. Bởi khách hàng sẽ dễ dàng thấy thương hiệu của bạn khi họ mua sắm trực tuyến. Đây là giải pháp tối ưu dành cho mọi thương hiệu. Đặc biệt là các thương hiệu chưa phổ biến đến người dùng.

Bởi vì khi bán hàng ngoài thị trường, các thương hiệu mới sẽ rất khó tiếp cận đến người tiêu dùng. Họ có xu hướng chọn mua sản phẩm từ các thương hiệu nổi tiếng. Ngoài ra, các sàn thương mại điện tử giúp doanh nghiệp dễ dàng quảng cáo ở mọi nơi.

Xu hướng thương mại điện tử bán lẻ đang phát triển

Theo nhiều kết quả khảo sát, hoạt động mua bán ngành hàng bán lẻ đang cực kỳ phát triển và tiềm năng. Nếu tận dụng đúng cách, bạn sẽ tiếp cận được tệp khách hàng mục tiêu vô cùng lớn.

Nếu chỉ mua số lượng hàng hóa ít, người tiêu dùng sẽ không muốn đến tận nơi để lựa chọn. Vừa tốn thời gian vừa tốn công sức. Trong khi đó, việc đặt hàng online qua các sàn trực tuyến lại diễn ra nhanh chóng. Có thể phục vụ tất cả các mặt hàng họ cần.

Dễ dàng đặt mua sản phẩm

Chỉ với một vài thao tác trên điện thoại, bạn đã có thể đặt mua hàng ở bất cứ đâu. Nền tảng thương mại điện tử mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm mọi lúc, mọi nơi. Bạn có thể thoải mái đặt hàng dù là buổi sáng hay tối, dù ngày Lễ Tết hay cuối tuần đều được.

Đặc biệt, trên sàn thương mại điện tử sẽ có rất nhiều cửa hàng, thương hiệu cùng bán. Nhờ đó, người tiêu dùng có thể chủ động so sánh giá cả, chất lượng của từng sản phẩm. Họ có thể cân nhắc, tính toán để chọn mua mặt hàng phù hợp nhất với tiêu chí của bản thân.

Giảm chi phí vận hành

Khi quản lý một cửa hàng truyền thống, bạn sẽ tốn chi phí cho mặt bằng, nhân sự, cơ sở vật chất, phí quản lý, kho hàng…Trong khi đó, sở hữu một cửa hàng trưc tuyến sẽ giúp bạn giảm chi phí vận hành đi rất nhiều.

Bạn không cần phải có một kho hàng rộng, không cần thuê nhân viên bán hàng, không cần trả tiền mặt bằng. Giờ đây, bạn có thể mở cửa 24/7. Dễ dàng quản lý tất cả mọi đơn hàng phát sinh trong ngày. Chính vì thế, bạn có thể thấy giá sản phẩm được bán trên các sàn online bao giờ cũng rẻ hơn bán trực tiếp bên ngoài.

Phạm vi tiếp cận toàn cầu

Hoạt động mua sắm trực tuyến giúp doanh nghiệp tiếp cận lượng khách hàng lớn trên toàn cầu. Nếu bán hàng trực tuyến, bạn thường chỉ tiếp cận được những người tiêu dùng ở gần khu vực cửa hàng. Khó có thể bán hàng ra nước ngoài hoặc ở những tỉnh thành khác. Trừ khi bạn có chiến dịch marketing tốt.

Trong khi đó, bán hàng qua sàn thương mại điện tử giúp thương hiệu đến gần hơn với khách hàng ở mọi quốc gia, mọi khu vực. Bạn ở Việt Nam nhưng vẫn có thể đặt mua hàng từ Trung Quốc, Singapore hay Hàn Quốc rất dễ dàng và nhanh chóng.

Những yếu tố quyết định sự thành công của thương mại điện tử

Bạn có bao giờ thắc mắc, tại sao các nền tảng Ecommerce tại phát triển nhanh chóng như vậy? Bán hàng trên sàn thương mại điện tử có phải là điều dễ dàng? Điều gì làm nên thành công của các sàn mua sắm trực tuyến này?

EZ Marketing sẽ bật mí đến bạn 4 yếu tố chính sau đây:

Những yếu tố quyết định sự thành công của thương mại điện tử

Những yếu tố quyết định sự thành công của thương mại điện tử

Chất lượng sản phẩm

Yếu tố đầu tiên và then chốt để giữ chân người dùng đó chính là chất lượng sản phẩm. Dù bạn có quảng cáo tốt đến đâu, mức độ phủ sóng rộng rãi mà chất lượng không đảm bảo thì cũng không thể nào duy trì lâu dài được.

Khi mua sắm trực tuyến, người tiêu dùng sẽ có rất nhiều sự lựa chọn. Họ có thể tự do tìm hiểu, so sánh và đối chiếu sản phẩm giữa 2 hoặc nhiều thương hiệu với nhau. Nếu sản phẩm nào chất lượng tốt, giá cả hợp lý thì sẽ được họ chọn mua.

Doanh nghiệp cần nghiên cứu, khảo sát để đưa ra chính sách giá tốt nhất khi bán hàng trực tuyến. Đảm bảo mang lại lợi nhuận vừa đủ cạnh tranh để thu hút khách hàng.

Thương hiệu thu hút, uy tín

Một trong những yếu tố quan trọng định vị giá trị cho lòng khách hàng đó là câu chuyên thương hiệu. Bạn cần có kế hoạch xây dựng thương hiệu thật hấp dẫn, nhất quán và tạo sự tò mò cho khách hàng.

Đặc biệt, khi mua sắm online, người tiêu dùng chỉ được nhìn thấy sản phẩm qua hình ảnh, video và từ ngữ. Chính vì thế, bạn cần đầu tư vào thiết kế hình ảnh thật sắc nét, chuyên nghiệp. Sáng tạo content ấn tượng cho từng sản phẩm hoặc chiến dịch quảng bá để thu hút được nhiều khách hàng quan tâm.

Cửa hàng trực tuyến dễ tiếp cận

Khi mua sắm qua sàn thương mại điện tử, khách hàng sẽ bị thu hút bởi các cửa hàng đẹp, giao diện dễ dùng, tối ưu mọi quy trình đặt hàng.

Nghĩa là, bạn cần tạo ra một cửa hàng trực tuyến thật ấn tượng, các thao tác mượt mà, giản lược mọi chi tiết cầu kỳ. Cần sắp xếp các sản phẩm vào danh mục hợp lý, giúp người mua dễ dàng bỏ vào giỏ hàng. Đặc biệt, từ bước đặt hàng đến thanh toán phải được tối ưu đơn giản nhất có thể. Giúp khách hàng có thể thanh toán nhanh chóng mà không cần thực hiện nhiều thủ tục rườm rà.

Xác định đối tượng mục tiêu

Một trong những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp thành công trên sàn thương mại điện tử đó là xác định đúng khách hàng mục tiêu. Số lượng người dùng trên các sàn ngày càng nhiều. Nếu không tiếp cận đúng cách bạn sẽ rất khó bán được hàng.

Chính vì thế, bạn cần tập trung nghiên cứu, tìm ra đối tượng chính cho sản phẩm, dịch vụ đang cung cấp. Từ đó tiến hành xây dựng thương hiệu và sáng tạo nội dung, hình ảnh hấp dẫn để thu hút họ.

Những hạn chế của phương pháp eCommerce

Chúng ta đã trình bày quá nhiều về lợi ích của hình thức mua sắm trực tuyến. Vậy, phương pháp E-commerce có những hạn chế gì không? Chắc chắn là có, cụ thể như sau:

Những hạn chế của phương pháp eCommerce

Những hạn chế của phương pháp eCommerce

Hạn chế về mặt tương tác trực tiếp với người dùng

Tất nhiên, hình thức mua bán này chỉ được diễn ra 100% qua Internet. Khi đó, bạn hầu như không thể tương tác trực tiếp với khách hàng được. Thay vào đó, bạn chỉ được tư vấn, hỗ trợ, bán hàng qua các công cụ online. 

Đây là hạn chế rất lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng đặc thù, cần phải quan sát trực tiếp. Chẳng hạn như cây cảnh, thực phẩm hoặc đồ nội thất kích thước lớn. Vì khách hàng không thể cầm, sờ, thử sản phẩm như bán hàng truyền thống. Họ chỉ thông qua mô tả và đánh giá của khách hàng trước để quyết định mua sản phẩm. Người bán cần khéo léo tư vấn và dùng các video, hình ảnh trực quan nhất để bán được hàng.

Hạn chế về sự cố kỹ thuật

Khi bán hàng trực tuyến, mọi giao dịch mua bán đều diễn ra trên sàn thông qua các hệ thống sao lưu dữ liệu. Nếu có bất kỳ trục trặc kỹ thuật nào xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động bán hàng.

Đặc biệt, nếu gặp vấn đề về thông tin đơn đặt hàng hoặc dữ liệu thanh toán. Chúng sẽ rất khó khăn cho cả người bán lẫn người mua.

Bảo mật dữ liệu đáng lo ngại

Mua sắm trực tuyến đồng nghĩa với việc bạn cung cấp nhiều thông tin cá nhân quan trọng cho sàn thương mại điện tử. Đây cũng là điều đáng lo ngại của rất nhiều khách hàng hiện nay. Đôi khi những thông tin này sẽ bị rò rỉ hoặc mang đi phục vụ cho các dịch vụ trái pháp luật khác.

Ngoài ra, nếu là người bán hàng thì bạn cần chọn đơn vị thanh toán uy tín, bảo mật cao. Đảm bảo an toàn cho cả người bán lẫn người mua.

Vận chuyển và hoàn thiện đơn hàng quy mô lớn

Hạn chế tiếp theo của phương pháp Ecommerce đó chính là tình trạng đóng gói đơn hàng số lượng lớn. Vào những dịp cao điểm hay flash sale, số lượng đơn đặt hàng sẽ rất cao. Lúc này, bạn sẽ gặp khó khăn khi đóng gói và vận chuyển đơn hàng trong thời gian ngắn.

Cơ hội việc làm cho những người học thương mại điện tử

Ecommerce là ngành học cực kỳ tiềm năng và có cơ hội rộng mở cho sinh viên đang theo học. Đặc biệt, trong thời kỳ công nghệ số phát triển như hiện nay thì chắc chắn cơ hội việc làm sẽ không hề khó khăn.

Nếu đang theo học thương mại điện tử, sau khi ra trường bạn có thể chọn làm việc cho:

Cơ hội việc làm cho những người học thương mại điện tử

Cơ hội việc làm cho những người học thương mại điện tử

  • Công ty kinh doanh online, mua bán trên sàn thương mại điện tử
  • Quản lý, vận hành các nhà bán hàng cho Shopee, Tiki, Lazada, Amazon…
  • Start up, tự kinh doanh online
  • Tiếp thị Affiliate cho các cửa hàng kinh doanh trên sàn

Như vậy, thương mại điện tử là một trong những xu hướng phát triển tiềm năng dành cho mọi thương hiệu trong thời kỳ 4.0. EZ Marketing hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều thông tin giá trị cho mình. Để được tư vấn chi tiết hơn, bạn vui lòng liên hệ cho EZ Marketing ngay nhé.