Bài viết được cập nhật ngày 17/09/2024
Nếu bạn là một người mới tìm hiểu về marketing thì có lẽ bạn đang thắc mắc KPI Marketing là gì? Và Những KPI marketing nào quan trọng nhất trong 1 chiến dịch marketing? Còn Nếu bạn đang làm trong lĩnh vực marketing thì thuật ngữ KPI marketing thì có lẽ không còn xa lạ gì đối với bạn! Nhưng có thể, bạn chưa biết những KPI Marketing nào quan trọng nhất? Dù bạn là người mới tìm hiểu về marketing hay bạn đang làm trong lĩnh vực này thì bài viết này đều hữu ích đối với bạn!
Nội dung bài viết
- KPI marketing là gì?
- Có những loại KPI Marketing nào?
- Cách lựa chọn các KPI Marketing phù hợp
- Yêu cầu khi đặt KPI Marketing
- 25 KPI marketing quan trọng nhất của mọi chiến dịch marketing
- 1. Số lead(thông tin từ khách hàng tiềm năng)
- 2. Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng(Cost Per Lead – CPL)
- 3. Chi phí sở hữu khách hàng (Customer Acquisition Cost – CAC)
- 4. Tỷ lệ chuyển đổi(Conversion Rate – CVR)
- 5. Giá trị vòng đời khách hàng(Customer Lifetime Value – CLV)
- 6. ROI Marketing
- 7. CPS – Cost per Sale
- 8. Return on Advertising Spend – ROAS
- 9. Số người truy cập các kênh marketing hàng tháng
- 10. Số người theo dõi các kênh marketing
- 11. Số lượt tương tác(like, share, comment) trên các kênh marketing
- 12. CTR(Click Through Rate) từ SEO
- 13. CTR từ Quảng cáo
- 14. Số lượt hiển thị
- 15. Cost Per Click(CPC) – Chi phí mỗi lần nhấp chuột
- 16. Cost per action(CPA) – Chi phí mỗi hành động
- 17. Time On site – Thời gian trung trên trang
- 18. Tỷ lệ thoát – Bounce Rate
- 19. Số bài viết/nội dung mới được tạo cho các kênh marketing
- 20. Số backlink chất lượng về website
- 21. Số các từ khóa mới lọt vào TOP 10 các công cụ tìm kiếm(Google, Cốc Cốc, Bing…)
- 22. Page/visit
- 23. Vị trí trung bình của quảng cáo
- 24. Vị trí trung bình của các từ khóa SEO
- 25. CPM – Cost Per Mile(Chi phí cho 1000 lần hiển thị)
KPI marketing là gì?
KPI Marketing(viết tắt của Key Performance Indicator Marketing) là các chỉ số để đánh giá hiệu suất công việc marketing và đó là yếu tố quan trọng bạn cần theo dõi để đo lường tiến độ chiến dịch marketing đạt được, hướng tới mục tiêu của chiến dịch marketing.
Ví dụ: mục tiêu chiến dịch marketing của bạn là có 50 khách hàng. Thì KPI Marketing có thể là có 500 lead(thông tin thu được từ khách hàng mục tiêu), với CVR 10%. Tức là khi đạt 2 KPI Marketing là có 500 lead với CVR 10% thì bạn đạt được mục tiêu chiến dịch marketing.
Có những loại KPI Marketing nào?
EZ Marketing hiện đang chia các KPI Marketing thành 3 loại:
- KPI marketing về hoàn thành công việc
- KPI marketing về người dùng/khách hàng tiềm năng
- KPI marketing về doanh thu, lợi nhuận
Cách lựa chọn các KPI Marketing phù hợp
Thật sự thì có hàng nghìn KPI Marketing khác nhau, do vậy bạn cần chọn những chỉ số KPI Marketing quan trọng và phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn.
Để lựa chọn chỉ số KPI Marketing phù hợp thì bạn cần xác định:
- Kênh marketing mà bạn triển khai: mỗi kênh marketing sẽ có 1 KPI Marketing khác nhau. Ví dụ kênh SEO Marketing sẽ có KPI khác với kênh Facebook Marketing.
- Mục đích của chiến dịch marketing: nếu mục đích của chiến dịch marketing là xây dựng thương hiệu thì bạn cần lựa chọn bộ KPI Marketing khác với trường hợp mục đích là tăng doanh thu/lợi nhuận.
Yêu cầu khi đặt KPI Marketing
Khi bạn đặt KPI Marketing thì bạn cần tuân thủ tiêu chí S.M.A.R.T:
- S – Specific (Cụ thể): Chỉ số KPI Marketing cần phải cụ thể, dễ hiểu.
- M – Measurable (Được đo lường): Chỉ số KPI Marketing phải có khả năng đo lường được bằng 1 con số.
- A – Achievable (Có thể đạt được): Chỉ số KPI Marketing phải có khả năng đạt được với khả năng của doanh nghiệp.
- R – Realistic (Thực tế): KPI marketing cần có tính thực tế, phải xem xét các yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện KPI marketing đó.
- T – Timebound(Có mốc thời gian cụ thể): phải có mốc thời gian cụ thể để đạt được KPI. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh kế hoạch kịp thời nếu đang đi chậm hơn so với KPI Marketing đã đề ra.
25 KPI marketing quan trọng nhất của mọi chiến dịch marketing
Dưới đây là những KPI Marketing mà EZ Marketing cho là quan trọng nhất đối với mỗi dự án Marketing:
1. Số lead(thông tin từ khách hàng tiềm năng)
Lead là những thông tin thu được từ các khách hàng tiềm năng(có thể là tên, điện thoại, email…) đang có sự quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp của bạn đang cung cấp. Từ danh sách Lead thì doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển họ thành khách hàng của doanh nghiệp.
2. Chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng(Cost Per Lead – CPL)
Để có 1 khách hàng tiềm năng(Lead) thì doanh nghiệp phải mất các chi phí marketing để có thể thu hút họ như chi phí quảng cáo, chi phí nhân sự(content, thiết kế, quảng cáo…),…CPL càng thấp càng chứng tỏ chiến dịch marketing của bạn càng hiệu quả.
Công thức tính CPL = Chi phí marketing / Số Lead thu được.
Ví dụ: doanh nghiệp thu được 30 Lead với chi phí marketing là 1.2 triệu đồng: CPL = 1.2 triệu / 30 Lead = 40.000 đ. Tức là doanh nghiệp phải bỏ ra 40.000 đ để có 1 khách hàng tiềm năng.
3. Chi phí sở hữu khách hàng (Customer Acquisition Cost – CAC)
Chi phí sở hữu khách hàng là số tiền mà một doanh nghiệp chi ra để có được 1 khách hàng mới.
Công thức tính CAC = (Chi phí Sale + Chi phí Marketing) / Số khách hàng mới
Ví dụ: doanh nghiệp dành chi phí cho sale và marketing là 1.2 triệu và có 3 khách hàng mới thì CAC = 1.2 triệu / 3 = 400.000 đ. Tức là để có 1 khách hàng mới thì doanh nghiệp đã phải bỏ ra 400.000 đ.
4. Tỷ lệ chuyển đổi(Conversion Rate – CVR)
Tỷ lệ chuyển đổi được hiểu là tỷ lệ % số người dùng truy cập vào kênh marketing của bạn hoàn thành 1 hành động theo mong muốn của bạn(chuyển đổi).
Công thức tính CVR = Tổng số người thực hiện hành động/Tổng số người truy cập vào kênh marketing
Ví dụ: bạn xây dựng 1 trang web có 1 form để thu lead(thông tin khách hàng tiềm năng), có 30 người dùng vào trang web của bạn và có 3 người điền form. Vậy CVR = 3 / 30 = 0.1 = 10%.
5. Giá trị vòng đời khách hàng(Customer Lifetime Value – CLV)
CLV là chỉ số thể hiện tổng doanh thu trung bình từ 1 khách hàng mang lại cho doanh nghiệp của bạn trong suốt thời gian họ gắn bó với thương hiệu của bạn.
Công thức tính CLV trung bình = Giá trị trung bình của 1 đơn hàng x Số lần mua hàng trung bình mỗi khách hàng trong 1 năm x Số năm mua hàng trung bình.
Ví dụ: Giá trị trung bình của mỗi đơn hàng mà khách hàng mua của doanh nghiệp bạn là 1.2 triệu đồng. Số lần mua hàng trung bình mỗi năm của 1 khách hàng là 2.3 lần. Trung bình thì mỗi Khách hàng mua hàng của doanh nghiệp trong 3 năm. Vậy CLV trung bình = 1.2 triệu x 2.3 lần x 3 năm = 8.28 triệu. Tức là giá trị vòng đời khách hàng trung bình là 8.28 triệu.
Hoặc bạn có thể tính CLV trung bình = Doanh thu trung bình của 1 khách hàng trong năm x Số năm mua hàng trung bình = (Tổng doanh thu / tổng khách hàng) x Số năm mua hàng trung bình.
Ví dụ: Doanh ngiệp của bạn có tổng doanh thu 1 năm là 32 triệu từ 64 khách hàng. Và trung bình thì khách hàng sẽ mua sản phẩm của doanh nghiệp trong 5 năm. CLV = (32 triệu / 64 khách hàng) x 5 năm = 2.5 triệu.
Bạn có thể tham khảo chi tiết về CLV tại https://blog.hubspot.com/service/how-to-calculate-customer-lifetime-value
6. ROI Marketing
ROI Marketing(viết tắt của Return on Investment Marketing) là chỉ số dùng để đo lường tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư vào Marketing. Chỉ số này sẽ cho bạn biết chiến dịch Marketing có đang sinh lời hay không và sinh lời bao nhiêu %. Nếu là số âm thì chiến dịch Marketing của bạn đang không sinh lời, còn dương thì sinh lời.
Công thức tính ROI Marketing = (Tổng doanh thu từ Marketing – Giá vốn – Tổng chi phí Marketing)/Chi phí Marketing
Ví dụ bạn đầu tư vào chiến dịch Marketing là 10 triệu đồng, bạn nhập sản phẩm là 3 triệu đồng. Bạn có doanh thu là 15 triệu đồng. Vậy ROI Marketing = (15 triệu – 3 triệu – 10 triệu) / 10 triệu = 0.2 = 20%. Tức là chiến dịch Marketing đang sinh lời 20% từ số tiền đầu tư vào Marketing. Tức là cứ mỗi 10 triệu bạn đầu tư vào Marketing thì bạn có thể thu lợi nhuận 2 triệu(tức 20%).
7. CPS – Cost per Sale
CPS là số tiền mà bạn phải trả cho mỗi đơn hàng bán được.
8. Return on Advertising Spend – ROAS
ROAS là chỉ số đo lường số tiền doanh thu kiếm được trên số tiền đã chi cho quảng cáo.
Công thức tính ROAS = Doanh thu từ quảng cáo / Chi phí quảng cáo
Ví dụ: nếu bạn đầu tư 1 triệu vào chiến dịch quảng cáo của mình và tạo ra doanh thu 10 triệu từ chiến dịch quảng cáo đó thì ROAS của bạn là 10 triệu / 1 triệu = 10, tức là bạn tạo được 10 đồng từ 1 đồng quảng cáo.
9. Số người truy cập các kênh marketing hàng tháng
Số người truy cập các kênh marketing hàng tháng là tổng số người dùng truy cập vào các kênh marketing của bạn như kênh Fanpage Facebook, Youtube, Website, Tiktok…
10. Số người theo dõi các kênh marketing
Số người theo dõi các kênh marketing là tổng số người click vào nút Follow/theo dõi kênh marketing của bạn.
Số lượt tương tác là tổng số hành động(like, share, comment,…) mà mọi người thực hiện trong bài viết/post của bạn. Ví dụ bạn đăng 1 bài viết lên Fanpage Facebook, bạn có 100 lượt tương tác like, share, comment.
Có rất nhiều hành động được coi là 1 lượt tương tác như:
- Số lượt chia sẻ bài viết/post
- Số lượt bày tỏ cảm xúc(like, tim, mặt cười…) về bài viết
- Lượt lưu bài viết
- Số bình luận về bài viết
- Số lượt thích Trang
- Số lượt tương tác với bài viết
- Số lượt phát video
- Số lượt xem hình ảnh
- Số lượt click vào liên kết
12. CTR(Click Through Rate) từ SEO
CTR SEO là tỷ lệ người dùng nhấp vào 1 trang web khi họ thấy trang web đó hiển thị tự nhiên(không tính quảng cáo) trên trang kết quả tìm kiếm.
Ví dụ trang web A hiển thị tự nhiên(không tính quảng cáo) trên Google Search 10 lần và có 3 lượt nhấp vào trang web A đó. Thì CTR SEO = 3 / 10 = 0.3 = 30%.
13. CTR từ Quảng cáo
CTR Quảng cáo là tỷ lệ người dùng nhấp vào quảng cáo khi họ thấy 1 mẫu quảng cáo.
Công thức tính CTR Quảng cáo = tổng số lượt nhấp vào quảng cáo / tổng số lượt hiển thị quảng cáo.
Ví dụ: nếu mẫu quảng cáo của bạn hiển thị 100 lần và có 5 lượt nhấp vào quảng cáo đó, thì CTR là 5 / 100 = 0.05 = 5%.
14. Số lượt hiển thị
Số lượt hiển thị chính là số lần mà người dùng nhìn thấy nội dung của bạn trên màn hình(máy tính, điện thoại…) của họ.
Ví dụ: khi người dùng đang lướt Facebook, họ tự nhiên thấy nội dung của bạn thì đó là 1 lượt hiển thị. Hoặc khi người dùng đang tìm kiếm thứ gì đó trên Google và họ thấy trang web của bạn thì đó là 1 lượt hiển thị.
15. Cost Per Click(CPC) – Chi phí mỗi lần nhấp chuột
CPC là số tiền thực tế bạn phải trả cho mỗi lần người dùng nhấp chuột vào quảng cáo của bạn. CPC càng thấp càng tốt.
Công thức tính CPC trung bình = Tổng số tiền quảng cáo / Số nhấp chuột
Ví dụ bạn phải chi 100.000 để quảng cáo trên Google Ads và bạn có 20 nhấp chuột vào quảng cáo đó, CPC = 100.000 / 20 = 5000 đ. Tức là mỗi nhấp chuột thì bạn phải trả 5000 đ.
16. Cost per action(CPA) – Chi phí mỗi hành động
CPA là số tiền trung bình bạn phải bỏ ra cho mỗi hành động bạn mong muốn người dùng thực hiện trên kênh marketing của bạn.
Công thức tính CPA = Tổng số tiền bạn chi ra cho marketing / Tổng số lần người dùng hành động theo mong muốn của bạn
Ví dụ bạn muốn người dùng điền form trên website của bạn. Bạn đã bỏ ra 1 triệu đồng và thu được 10 người điền form thì CPA = 1 triệu / 10 người điền form = 100.000 đ. Tức là bạn sẽ phải bỏ ra số tiền trung bình là 100.000 đ để có 1 người thực hiện hành động bạn mong muốn là điền form.
17. Time On site – Thời gian trung trên trang
Time On Site là thời gian trung bình người dùng ở trên website trong 1 phiên truy cập. Time On site càng cao càng tốt. Đây là chỉ số KPI Marketing giúp người làm marketing đánh giá trải nghiệm người dùng khi tiếp xúc với website.
18. Tỷ lệ thoát – Bounce Rate
Bounce rate là tỷ lệ thoát khỏi website của bạn. Khi một người dùng nào đó vào trang web của bạn, nếu họ thoát ra mà không tương tác gì trong bài viết đó(không kéo xuống phần dưới(Scroll) bài viết, click sang bài viết khác, click nút đặt hàng…) thì được tính là một lượt thoát trang.
Chỉ số Bounce Rate càng cao thì càng chứng tỏ nội dung trên website của bạn càng kém hấp dẫn với đối tượng người dùng.
Ví dụ: Bounce rate website của bạn là 90%. Nghĩa là trung bình trong 100 lượt truy cập vào website của bạn, có đến 90% là người dùng rời khỏi website của bạn ngay mà chưa có 1 tương tác nào với website của bạn, chỉ có 10 người tương tác với website của bạn.
Công thức tính Bounce rate = Tổng số người dùng thoát ngay / tổng số truy cập website
Ví dụ: tổng số người truy cập website của bạn là 30 người, và có 21 người dùng vào website của bạn là thoát ngay thì tỷ lệ thoát Bounce rate = 21/30 = 0.7 = 70%.
19. Số bài viết/nội dung mới được tạo cho các kênh marketing
Đây là KPI cho bộ phận Content Marketing. KPI Marketing này có thể phân chia thành số bài viết mới cho website, số bài viết mới cho Fanpage Facebook, số mẫu quảng cáo được tạo mới…
20. Số backlink chất lượng về website
Đây là chỉ số KPI cho bộ phận SEO Marketing. Việc tăng số backlink chất lượng về website giúp tăng độ uy tín của website, tăng lượng người dùng cho website. Từ đó, tăng thứ hạng từ khóa website trên các công cụ tìm kiếm và tăng độ phủ thương hiệu.
21. Số các từ khóa mới lọt vào TOP 10 các công cụ tìm kiếm(Google, Cốc Cốc, Bing…)
Đây là chỉ số KPI cho bộ phận SEO Marketing. Càng nhiều từ khóa mới lọt vào TOP 10 Google thì bạn website của bạn càng có nhiều người dùng truy cập không phải trả phí.
22. Page/visit
Chỉ số này cho bạn biết trung bình mỗi người dùng vào website của bạn thì xem mấy trang web. Ví dụ chỉ số page/visit = 2.5, tức là trung bình mỗi người dùng vào website của bạn sẽ xem 2.5 trang web.
23. Vị trí trung bình của quảng cáo
Vị trí trung bình của quảng cáo là thuật ngữ thường được sử dụng trong quảng cáo Google tìm kiếm(Google Search). Thuật ngữ này chỉ vị trí trung bình mà quảng cáo xuất hiện trên Google tìm kiếm. Nếu bạn thấy vị trí trung bình từ 1 đến 8 thì mẫu quảng cáo của bạn xuất hiện trên trang đầu tiên của Google Search, vị trí trung bình từ 9 đến 16 thì quảng cáo thường xuất hiện trên trang thứ hai của Google Search và tiếp tục như vậy…
Ví dụ vị trí trung bình của quảng cáo là 1.3 thì mẫu quảng cáo của bạn thường xuất hiện ở vị trí 1 và 2 trên Google tìm kiếm.
24. Vị trí trung bình của các từ khóa SEO
Vị trí trung bình của các từ khóa SEO là vị trí trung bình mà các từ khóa của bạn xuất hiện trên Google Search. Ví dụ: nếu bạn SEO 3 từ khóa trên Google, 1 từ khóa của bạn ở vị trí 3, 1 từ khóa ở vị trí thứ 5 và 1 từ khóa ở vị trí thứ 7, thì vị trí trung bình của các từ khóa SEO là 5((3 + 5 + 7)/3).
25. CPM – Cost Per Mile(Chi phí cho 1000 lần hiển thị)
CPM là chi phí mà bạn sẽ trả cho mỗi 1.000 lần hiển thị của quảng cáo trên các nền tảng khác. Ví dụ bạn phải trả 1.2 triệu cho 1.000 lần hiển thị mẫu quảng cáo của bạn trên nền tảng Google(nền tảng Google có nhiều nơi hiển thị quảng cáo của bạn như Google Shopping, Youtube, Gmail, các kênh liên kết với Google…).
Nếu bạn thấy bài viết về chủ đề “KPI Marketing” do EZ Marketing cung cấp hữu ích đối với bạn, hãy chia sẻ bài viết vào các hội nhóm marketing mà bạn đang tham gia. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về chủ đề này, hãy chat trực tiếp với chúng tôi, các chuyên gia marketing của EZ Marketing sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của bạn!
Hãy để lại bình luận