4.7/5 - (6 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 21/08/2023

Với bất kỳ dự án SEO nào thì công việc phân tích đối thủ SEO là một công việc quan trọng, phải làm để có thể lên kế hoạch SEO. Vậy đối thủ SEO là gì? Cần phân tích đối thủ SEO với những tiêu chí nào? Bài viết này sẽ Hướng dẫn Phân tích đối thủ SEO chi tiết từng bước ai cũng làm được!

Đây là bài học nằm trong: khóa học SEO Online miễn phí do EZ Marketing cung cấp

Đối thủ SEO là gì?

Đối thủ SEO là gì?

Đối thủ SEO là gì?

Đối thủ SEO của bạn là những website đang nằm trong TOP 10 vị trí kết quả đầu tiên trên công cụ tìm kiếm(Search Engine) với từ khóa chính bạn đang muốn SEO. Phân tích đối thủ SEO là một bước cực kỳ quan trọng trong quy trình SEO.

Phân tích đối thủ sẽ cho bạn biết điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ, cũng như điểm mạnh, điểm yếu website của bạn và từ đó giúp bạn lên chiến lược SEO đánh bại đối thủ.

Có thể bạn quan tâm: khóa đào tạo SEO thực chiến – Cam kết học xong xin được việc ngay

Cách tìm đối thủ SEO

Việc tìm đối thủ SEO khá dễ, sau khi bạn nghiên cứu từ khóa SEO và có bộ từ khóa. Bạn chỉ cần lấy từ khóa chính cần SEO và vào Google, tìm kiếm từ khóa chính đó. Sau đó các đối thủ SEO chính là TOP 10 vị trí đầu tiên trên Google(loại trừ các vị trí Ads đầu tiên).

Nên chọn bao nhiêu đối thủ SEO để phân tích

Bạn nên chọn tối thiểu là 5 đối thủ(5 website) thuộc TOP 5 Google(trừ quảng cáo Google Ads) và tối đa là 10 đối thủ(10 website) thuộc TOP 10 Google.

Nếu bạn chọn ít hơn 5 đối thủ thì sẽ rất khó phân tích được chính xác điểm yếu điểm mạnh website của bạn so với đối thủ, còn nếu chọn hơn 10 đối thủ thì sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức và đôi khi gây ra nhiều sai sót khi phân tích, đánh giá các đối thủ.

Có nên chọn đối thủ SEO là các sàn TMĐT?

Trong quá trình tìm đối thủ SEO trong TOP 10 Google, thì bạn có thể bắt gặp những website là sàn thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Shopee,…Vậy câu hỏi là có nên chọn đối thủ SEO là các sàn TMĐT đó không?

Các sàn TMĐT bán rất nhiều loại sản phẩm khác nhau, do vậy số lượng bài viết, backlink,…là rất lớn. Do vậy, khi bạn đang đi tìm đối thủ SEO mà gặp các sàn TMĐT thì bạn chỉ nên phân tích danh mục sản phẩm giống với loại sản phẩm của bạn mà thôi.

Ví dụ: bạn đang SEO website bán mỹ phẩm, trong quá trình đi tìm đối thủ SEO đang bán mỹ phẩm thì bạn thấy trong TOP 10 có Tiki, Shopee. Bạn chỉ cần phân tích danh mục mỹ phẩm của Tiki và Shopee thôi.

Trong 1 bản phân tích đối thủ SEO gồm những phần nào?

Trong 1 bản phân tích đối thủ SEO gồm 3 phần chính cần thực hiện đó là: Phân tích SEO Onpage, phân tích SEO Offpage, phân tích traffic Website:

  • Trong phần phân tích Onpage sẽ có các yếu tố SEO Onpage như: các yếu tố về trải nghiệm người dùng, các yếu tố về EAT trong SEO, số index, tuổi domain, thân thiện với thiết bị di động…
  • Trong phần phân tích Offpage sẽ có các yếu tố SEO Offpage như: Tổng số backlink, số link dofollow/nofollow, số refer domain,…
  • Trong phần phân tích traffic sẽ có các yếu tố như: Tổng số traffic, các nguồn traffic tới website, time On site, page/visit, tỷ lệ thoát(bounce rate)…

Hướng dẫn chi tiết 6 bước phân tích đối thủ SEO

Dưới đây là các bước tạo bảng phân tích đối thủ SEO chi tiết mà EZ Marketing đang áp dụng cho các dự án SEO của mình:

  • Bước 1: Tìm ra TOP 10 đối thủ SEO(nếu bạn muốn phân tích nhanh thì có thể phân tích TOP 5 đối thủ SEO đầu tiên)
  • Bước 2: Tạo 1 file Excel để phân tích đối thủ + Website của bạn: với cột đầu tiên là danh sách 10 đối thủ. Ngoài ra, bạn nên để 1 dòng có chứa URL website của bạn để phân tích luôn nhé!
Danh sách TOP 5 hoặc TOP 10 đối thủ SEO cần phân tích

Danh sách TOP 5 hoặc TOP 10 đối thủ SEO cần phân tích

  • Bước 3: Các cột tiếp theo sẽ là Các yếu tố SEO Onpage: các cột này tùy ý bạn lựa chọn các yếu tố Onpage mà bạn cho là quan trọng nhất. Ở ví dụ ở dưới tôi chọn các yếu tố Onpage như: Trải nghiệm người dùng, số index, tuổi domain, thân thiện di động, các yếu tố E-A-T. Sau khi điền các chỉ số về từng yếu tố Onpage thì tôi sẽ đánh giá các chỉ số theo từng cột, và in đậm màu đỏ những giá trị kém nhất trong cột đó và in đậm màu xanh những giá trị tốt nhất trong cột đó. Ví dụ Cột Số Index với Số Index của happyorder là 10 thì nó là giá trị kém nhất trong cột, còn Số Index của nhaphangchina là 33.500 và ichina là 84.600, đó là 2 giá trị tốt nhất trong cột đó nên in đậm màu xanh.
Các yếu tố SEO Onpage

Các yếu tố SEO Onpage

  • Bước 4: Các cột tiếp theo sẽ là Các yếu tố SEO Offpage: các cột này tùy ý bạn lựa chọn các yếu tố Offpage mà bạn cho là quan trọng nhất. Ở ví dụ ở dưới tôi chọn các yếu tố Offpage như: Tổng số backlink, % link dofollow, % link nofollow, số refer, số refer báo hoặc cùng chủ đề. Sau khi điền các chỉ số về từng yếu tố Offpage thì tôi cũng làm tương tự như các cột Onpage đó là tôi sẽ đánh giá các chỉ số theo từng cột, và in đậm màu đỏ những giá trị kém nhất trong cột đó và in đậm màu xanh những giá trị tốt nhất trong cột đó.
Các yếu tố SEO Offpage

Các yếu tố SEO Offpage

  • Bước 5: Các cột tiếp theo sẽ là Các yếu tố Traffic: các cột này tùy ý bạn lựa chọn các yếu tố Traffic mà bạn cho là quan trọng nhất. Ở ví dụ ở dưới tôi chọn các yếu tố traffic như: Tổng số traffic, Các loại traffic, chỉ số người dùng. Sau khi điền các chỉ số về từng yếu tố Traffic thì tôi cũng làm tương tự như các cột Onpage và Offpage, đó là tôi sẽ đánh giá các chỉ số theo từng cột, và in đậm màu đỏ những giá trị kém nhất trong cột đó và in đậm màu xanh những giá trị tốt nhất trong cột đó.
Các yếu tố Traffic

Các yếu tố Traffic

  • Bước 6: Đánh giá đối thủ và website của mình: tôi chèn 1 cột Đánh giá ngay sau cột danh sách các Đối thủ. Cột này sẽ đánh giá các điểm mạnh(những giá trị in đậm màu xanh) và điểm yếu(những giá trị in đậm màu đỏ) của đối thủ và website cần SEO. Sau đó, phân tích mình cần đạt cải thiện những giá trị nào của các yếu tố SEO trong website của mình để có thể đánh bại các đối thủ SEO.
Đánh giá đối thủ và website của mình

Đánh giá đối thủ và website của mình

Như vậy là EZ Marketing đã trình bày 6 bước để phân tích đối thủ SEO và website cần SEO của mình. Sau khi phân tích đối thủ, thì EZ Marketing sẽ sang bước tiếp theo là lập kế hoạch SEO.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về cách phân tích đối thủ SEO và website cần SEO, hãy chat trực tiếp với chúng tôi để nhận được giải đáp sớm nhất nhé!

Mong rằng bạn sẽ đưa ra những ý kiến đóng góp để EZ Marketing có thể hoàn thiện chủ đề phân tích đối thủ này! Chúng tôi đánh giá cao mọi ý kiến đóng góp của bạn về chủ đề này!