Nếu là một người làm SEO, chắc hẳn đã ít nhất một lần bạn nghe đến thuật ngữ “Over optimize” đúng không? Đây là dấu hiệu nghiêm trọng cho thấy Website của bạn đang gặp nhiều vấn đề. Vậy, làm cách nào để tối ưu hóa Website hiệu quả mà không bị quá liều? Cùng EZ Marketing tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.
Nội dung bài viết
- Over optimize là gì? Các dạng over optimize thường gặp
- Hậu quả nghiêm trọng khi tối ưu hóa Website quá mức
- 7 Dấu hiệu Website đang bị Over Optimize
- Đặt nhiều anchor text không liên quan trong các internal link
- Tối ưu từ khóa không liên quan đến chủ đề bài viết
- Lạm dụng quá nhiều internal link và backlink
- Sử dụng nhiều thẻ H1 cho cùng một trang
- Trang Web bị liên kết đến các trang độc hại
- Nhồi nhét nhiều từ khóa dưới footer
- URL nhồi nhét quá nhiều từ khóa
- Giải pháp cần thực hiện để tránh Over optimize cho Website
Over optimize là gì? Các dạng over optimize thường gặp
Over optimize là gì?
Over optimize là tối ưu hóa quá mức. Nghĩa là bạn đang lạm dụng quá nhiều kỹ thuật SEO để tác động đến thứ hạng Website. Gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho chất lượng của trang Web.
Thực tế, hiện nay có không ít SEOer vì muốn đẩy nhanh thứ hạng từ khóa mà bất chấp cả luật lệ. Họ lạm dụng việc nhồi nhét từ khóa hoặc spam liên kết chỉ để trang Web nhanh chóng nằm trên các vị trí Top đầu.
Các dạng over optimize thường gặp
Thông thường, có 2 dạng tối ưu quá liều phổ biến đó là over optimize trong onpage và offpage.
- Over optimize trong SEO Onpage: Đối với SEO Onpage, nhiều người làm SEO đã lạm dụng việc nhồi nhét spam từ khóa và đường liên kết, hoặc đăng nhiều bài viết lên Website nhưng nội dung không mang lại giá trị cho người đọc, nội dung copy. Điều này đã khiến cho nhiều Website bị mất index, theo hình phạt của Google vào năm 2012.
- Over optimize trong SEO Offpage: Đối với SEO Offpage, vấn đề tối ưu quá mức xảy ra ở tình trạng spam quá nhiều backlink đổ về Website, các backlink không chất lượng mà chỉ chú trọng đến số lượng. Việc này đã bị thuật toán Panda xử phạt, ngày nay còn có thể bị de-index.
Hiện nay, nhờ các cải tiến của Google mà những người làm SEO mũ đen đã phải từ bỏ. Tập trung hơn vào việc tối ưu SEO một cách khôn ngoan hơn.
Hậu quả nghiêm trọng khi tối ưu hóa Website quá mức
Bạn có biết, việc tối ưu hóa Website quá mức không đơn giản chỉ ảnh hưởng đến chất lượng trang Web. Nghiêm trọng hơn còn gây ra nhiều hậu quả cho Website. Over optimize còn được gọi là “thuốc độc”, vì gây ra các tác hại như:
- Mang đến trải nghiệm tệ cho người đọc: Sẽ như thế nào nếu một bài viết bị chèn quá nhiều từ khóa và liên kết vào đó? Người đọc sẽ cảm thấy vô cùng “ngột ngạt”, không thoải mái với nội dung của bạn. Đồng nghĩa với việc traffic truy cập Website cũng sẽ bị giảm
- Có thể bị phạt, mất hết thứ hạng từ khóa của website: Thật nguy hiểm, việc tối ưu hóa mức sẽ khiến Google dừng việc index cho trang Web. Nghiêm trọng hơn còn gây ra vấn đề là bạn sẽ phải bỏ luôn domain đó.
7 Dấu hiệu Website đang bị Over Optimize
Thực tế, Google luôn thay đổi và cập nhật mới mỗi ngày. Đòi hỏi những người làm SEO cũng phải tìm tòi những phương pháp SEO mới để tối ưu cho Website. Thế nhưng, quá nhiều điều tốt sẽ dễ tạo ra điều xấu. Ảnh hưởng tới thứ hạng và chất lượng của Website.
Dưới đây sẽ là 7 dấu hiệu cho thấy Website của bạn đang bị over optimize:
Đặt nhiều anchor text không liên quan trong các internal link
Anchor và internal link luôn là yếu tố quan trọng trong quá trình tối ưu SEO cho Website. Thế nhưng, nếu bạn đặt quá nhiều anchor text với các từ khóa không liên quan sẽ là điều thật tồi tệ.
Khi sử dụng đa dạng các từ khóa để tối ưu cho liên kết nội bộ, Google sẽ không thể hiểu được bạn đang tối ưu cho từ khóa nào. Khi đó, chất lượng trang Web sẽ bi ảnh hưởng. Đặc biệt còn làm hỏng cấu trúc liên kết của Website, một trong những cấu trúc quan trọng nhất của SEO.
Do đó, nếu phát hiện thấy Website của mình có dấu hiệu này thì bạn cần thay đổi ngay nhé.
Tối ưu từ khóa không liên quan đến chủ đề bài viết
Đây là một trong những dấu hiệu rất phổ biến mà nhiều SEOer đang gặp phải. Nhằm mong muốn đưa thứ hạng trang Web lên cao mà nhiều người làm SEO đã tối ưu nhiều từ khóa trong một trang Web. Thậm chí có những từ khóa không hề liên quan đến chủ đề hay lĩnh vực chính của Website.
Thế nhưng, Google sẽ thường xuyên ghé thăm trang của bạn. Chúng sẽ truy cập đến tất cả các trang để xem bạn đang viết về chủ đề gì. Do đó, nếu sử dụng nhiều từ khóa không liên quan sẽ làm giảm sức mạnh tổng thể của trang. Nghiêm trọng hơn còn hạn chế cả việc index cho trang Web của bạn.
Lạm dụng quá nhiều internal link và backlink
Cho đến nay, internal link và backlink vẫn là 2 yếu tố quan trọng trong quá trình SEO. Khi sử dụng các đường liên kết trỏ về Website, sức mạnh của trang sẽ được tăng lên đáng kể.
Thé nhưng, nếu lạm dụng quá nhiều liên kết sẽ lại là điều nguy hiểm. Điều này dễ khiến cho Google đánh giá bạn đang spam link. Do đó, tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng 2 – 3 internal link cho mỗi trang. Đồng thời, các backlink cũng cần đặt trên các trang chất lượng, có cùng chủ đề.
Sử dụng nhiều thẻ H1 cho cùng một trang
Thẻ tiêu đề H1 là yếu tố chính, có vai trò quan trọng trong tối ưu hóa SEO. Bạn chỉ nên sử dụng 1 H1 cho mỗi trang thôi nhé. Không nên sử dụng quá nhiều thẻ H1 cho cùng một trang. Trong khi đó, thẻ H2, H3, H4…có thể sử dụng không giới hạn.
Trang Web bị liên kết đến các trang độc hại
Tất nhiên,khi trang Web bị liên kết đến các trang độc hại thì chất lượng trang cũng bị ảnh hưởng. Đừng quá mong muốn tăng sức mạnh cho trang mà dẫn link đến các trang kém chất lượng.
Thay vào đó, bạn hãy tập trung tìm kiếm, đầu tư liên kết đến những trang chất lượng. Khi đó, sức mạnh và độ uy tín của Website cũng được tăng lên rất nhiều.
Việc đặt từ khóa quá nhiều ở phần chân trang cũng là dấu hiệu của over optimize. Bạn không nên lạm dụng điều này vì dễ bị Goolge đánh giá là spam từ khóa.
Tốt nhất, dưới chân trang chỉ nên để các thông tin như liên hệ, địa chỉ, CTA, tên công ty hay địa chỉ maps…
Có thể hiểu rằng, footer của trang không phải là là một sitemap. Do đó, sử dụng nhiều từ khóa ở vị trí này cũng không mang lại giá trị gì cho SEO cả.
URL nhồi nhét quá nhiều từ khóa
Thực tế, vẫn còn nhiều người cho rằng tên domain hay URL cần chứa càng nhiều từ khóa càng tốt. Thế nhưng đây lại là một suy nghĩ sai lầm.
Việc nhồi nhét từ khóa vào URL chỉ làm giảm giá trị của thương hiệu và ảnh hưởng không tốt đến SEO. Thay vào đó, bạn nên đa dạng từ khóa cho Website đang tối ưu SEO. Một khi thương hiệu của bạn đủ mạnh thì SEO từ khóa nào cũng dễ dàng lên Top.
Giải pháp cần thực hiện để tránh Over optimize cho Website
Vậy, làm thế nào để tránh việc tối ưu hóa quá mức cho trang Web? Thực tế, bạn không nên chỉ tập trung hoàn toàn vào kỹ thuật SEO. Quan trọng hơn vẫn là những trải nghiệm của người dùng.
Chúng tôi gợi ý đến bạn các giải pháp như sau:
Cải thiện trải nghiệm người dùng
Mục đích quan trọng nhất của SEO vẫn là tăng trải nghiệm người dùng. Từ đó mới có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp. Bạn có thể thực hiện bằng cách tạo ra những nội dung viral. Mang những thông điệp hấp dẫn đến cho người đọc.
Khi đó, người dùng sẽ có cảm tình hơn với Website của bạn. Lúc này, họ sẽ ở lại lâu hơn trên Web, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi cho Website.
Tăng traffic đa dạng các nguồn cho Website
Để có thể tăng traffic cho Website, bạn có thể kết hợp cả Facebook ads và Google ads. Mang Website của bạn đến với những đối tượng khách hàng mục tiêu.
Lúc này, traffic đổ về từ các nền tảng quảng cáo sẽ khá cao. Chúng ta dùng quảng cáo để kéo traffic tự nhiên về cho trang Web. Bởi khi nội dung của bạn thật sự chất lượng thì người dùng sẽ có nhu cầu truy cập vào trang để đọc.
Nâng cao chất lượng nội dung trên trang
Nội dung vẫn luôn là yếu tố quan trọng trong việc tối ưu hóa Website. Bạn cần đầu tư nhiều hơn cho nội dung trên trang. Nghiên cứu đa dạng chủ đề liên quan, tạo ra những bài viết giá trị.
Bên cạnh đó, bạn nên loại bỏ những bài viết kém chất lượng, copy từ nguồn khác…Thay đổi bằng nội dung mới mẻ, hấp dẫn và chất lượng. Lúc này, lượng truy cập tự nhiên sẽ dần dần đổ về trang Web nhiều hơn.
Loại bỏ những backlink kém chất lượng
Sẽ thật nguy hiểm nếu bạn chứa những backlink kém chất lượng trên trang của mình. Việc bạn cần làm là loại bỏ chúng ngay lập tức.
Để loại bỏ backlink, bạ có thể dùng phần mềm ahref để kiểm tra. Sau đó thực hiện disawow các liên kết đó đi. Chỉ nên liên kết đến những trang Web mạnh, an toàn và có cùng chủ đề.
Cân bằng số lượng Dofollow link và Nofollow link
Cho đến nay, vẫn chưa có công thức hay ứng dụng nào đo lường số lượng dofolow và nofollow link. Tuy nhiên, bạn có thể dùng ahref để kiểm tra chất lượng của các liên kết đó.
Sau đó tiến hành remove các đường backlink xấu. Chỉ nên giữ lại các liên kết có độ trust cao.
Sử dụng các công cụ phân tích kiểm tra Website thường xuyên
Đối với người làm SEO, sử dụng công cụ để kiểm tra Website hầu như là công việc hằng ngày. Bạn nên truy cập Google Search Console thường xuyên để kiểm tra chất lượng trang. Nhanh chóng phát hiện những vấn đề xấu để nhanh chóng đề ra phương án giải quyết.
Như vậy, Over optimize là dấu hiệu nghiêm trọng mà bất cứ SEOer nào cũng cần quan tâm. Tối ưu hóa Website là đúng, nhưng chỉ nên vừa phải. Nếu quá lạm dụng thì bạn sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho Website. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ cho EZ Marketing ngay nhé.
Hãy để lại bình luận