5/5 - (1 vote)

Bài viết được cập nhật ngày 23/08/2023

Nếu là một người tìm hiểu về SEO, ắt hẳn sẽ biết đến Domain Authority (DA). Đây là một khái niệm được sử dụng khá nhiều trong việc đánh giá 1 website. Chỉ số này kết hợp cùng PA, TB, QB và nhiều chỉ số khác sẽ tạo nên một bức tranh toàn cảnh về website bất kỳ. Tuy rằng rất quan trọng nhưng không có nhiều người hiểu về chỉ số DA này. Vì vậy, bài viết này sẽ giới thiệu về DA và những điều cần biết về chỉ số này.

Domain Authority là một chỉ số đánh giá độ uy tín và khả năng xếp hạng của website trong công cụ tìm kiếm

Domain Authority là một chỉ số đánh giá độ uy tín và khả năng xếp hạng của website trong công cụ tìm kiếm

Domain Authority là gì?

Domain Authority là một chỉ số đánh giá độ uy tín và khả năng xếp hạng của website trong công cụ tìm kiếm. Số điểm này sẽ dao động trong khoảng từ 1 – 100. Việc đánh giá số điểm cụ thể sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, ba yếu tố chính mang tính quyết định là số lượng liên kết, MozTrust và MozRank. Sau đây là một số trang web nổi tiếng và có chỉ số DA cao trên 90 điểm:

  • Wikipedia.org
  • Google.com
  • Medium.com

Chỉ số DA sẽ được tính bằng công thức logarit. Đây là một hàm số mũ nên việc cải thiện DA vô cùng khó. Để dễ hiểu, ta sẽ thử một phép tính đơn giản bằng công thức này với cơ số là 10. Theo đó, log1000 = 3 và log10000 = 4. Việc tăng từ 3 lên 4 cần phải tăng giá trị trong log lên 9000. Để tăng kết quả lên 50, ta cần một con số khổng lồ. 

Đây chỉ là một phép tính đơn giản với 1 biến số. Các máy tính sẽ hoạt động dựa trên rất nhiều biến phức tạp để tính ra được điểm DA cụ thể. Vì vậy, việc tăng DA sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Có thể bạn quan tâm: Cách sử dụng công cụ MOZ

Tác dụng của Domain Authority

Domain Authority là một thành phần quan trọng, đặc biệt đối với những nhà quản trị viên. Theo đó, chỉ số này sẽ giúp họ biết được mức độ phát triển của website. Khi xây dựng một trang web, ta cần đề ra những chiến dịch phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Để biết được website đang ở giai đoạn nào, quản trị viên sẽ so sánh chỉ số DA của hiện tại và quá khứ. 

Không chỉ vậy, điểm Domain Authority còn giúp ta dự đoán được sức cạnh tranh của website. Cụ thể, khi phát triển web, người quản trị cần phải biết được tên miền của đối thủ. Khi đó, ta chỉ cần kiểm tra tên miền này và so sánh với website. Nếu chỉ số của họ cao hơn thì khả năng xếp hạng bài viết của họ sẽ tốt hơn. Những điều này cũng giúp cho quản trị viên có thể đề ra chiến lược phát triển website ở hiện tại và tương lai.

Domain Authority bao nhiêu là tốt nhất?

Domain Authority bao nhiêu là tốt nhất

Domain Authority bao nhiêu là tốt nhất

Điểm DA càng cao sẽ càng chứng tỏ website sẽ có xác suất xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên, như đã đề cập, điểm DA rất khó để cải thiện. Chính vì vậy, quản trị viên thường sẽ không hướng đến việc tăng DA lên mức tối đa. 

Thay vào đó, họ sẽ chọn ra một con số phù hợp với website của mình. Con số này sẽ phụ thuộc vào tính chất của website, đối thủ và quốc gia sở tại. Theo đó, các trang thông tin của Việt Nam thì chỉ cần đạt điểm số từ 50 – 60 thì được xem là tốt. Còn đối với các web sử dụng tiếng anh thì họ cần điểm số cao hơn mới có thể dễ dàng cạnh tranh.

Kiểm tra Domain Authority như thế nào?

Kiểm tra Domain Authority như thế nào

Kiểm tra Domain Authority như thế nào

Đây là một chỉ số quan trọng và cần được giám sát thường xuyên. Để kiểm tra, quản trị viên có thể truy cập vào website chính của Moz là moz.com. Bên cạnh đó, nhiều người cũng có dùng các công cụ sau để kiểm tra Domain Authority:

  • ahrefs.com
  • websiteSEOchecker.com
  • smallSEOtools.com
  • prepostSEO.com
  • loganix.com

Ngoài những cái tên kể trên, vẫn còn rất nhiều tool khác cho phép kiểm tra Domain Authority của website. Tuy nhiên, những tool này có mức độ chính xác thấp hơn. Để đảm bảo tính chính xác tuyệt đối, quản trị viên vẫn nên lựa chọn moz.com, vì đây là website phát triển ra chỉ số này nên công cụ phân tích website này sẽ cho ra kết quả đúng nhất.

Các cách tăng Domain Authority cho website

 

Domain Authority vô cùng quan trọng và ảnh hưởng đến xếp hạng của web. Do đó, các quản trị viên luôn luôn tìm mọi cách để

Các cách tăng Domain Authority cho website

Các cách tăng Domain Authority cho website

cải thiện chỉ số này. Sau đây là những cách tăng DA tốt nhất hiện nay:

Cải thiện Domain Authority bằng cách chọn tên miền tối ưu

Tên miền là một thành phần quan trọng quyết định đến chỉ số Domain Authority. Theo đó, quản trị viên cần phải chọn tên miền tối ưu dành cho website. Cụ thể, tên miền nên có lĩnh vực mà website hướng đến. Điều này sẽ giúp người dùng và con bot dễ dàng nhận diện trang web hơn. Đồng thời, tên miền nên đặt đơn giản và dễ nhớ. Điều này giúp người dùng nhận diện thương hiệu tốt hơn. Để tạo một tên miền dễ nhớ, quản trị viên cần:

  • Sử dụng lặp lại các ký tự
  • Sử dụng ít ký tự 
  • Tạo vần trong tên
  • Sử dụng đuôi .com hoặc .org

Đặc biệt, việc lựa chọn tên miền cần phải hướng đến mục đích lâu dài. Thời gian sử dụng cho 1 tên miền cần duy trì ít nhất khoảng 3 năm. Vì trong quá trình phát triển, sửa tên miền sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến đánh giá chất lượng của con bot Google về trang web.

Tăng Domain Authority bằng SEO Onpage 

SEO On-page là phương pháp cải thiện chỉ số Domain Authority hiệu quả hiện nay. Để thực hiện SEO, quản trị viên phải hoàn thành nhiều đầu việc khác nhau. Sau đây là một số công việc chính mà các SEOer cần phải làm:

Trong đó, quản trị viên cần lưu ý đến việc cải thiện nội dung cho trang web. Đó là vì nội dung sẽ là thành phần chính giúp kéo traffic và nâng cao hiệu quả SEO. Nội dung nên có chiều sâu và tập trung vào vấn đề mà bài viết đang nói đến. Những thông tin xuất hiện trong nội dung cần phải chính xác và dễ hiểu. 

Củng cố internal link nhằm tăng Domain Authority

Quản trị viên cần thiết lập một hệ thống link nội bộ(internal link) chặt chẽ. Mỗi bài viết nên có ít nhất khoảng 4 đường link. Những đường link này có thể trò về trang chủ, trang category và các bài viết khác có liên quan. Điều này sẽ giúp khuyến khích người dùng tương tác với website. Từ đó, cải thiện nhiều chỉ số SEO cho web. Không chỉ vậy, người dùng tiếp cận đến các bài viết khác trong web cũng sẽ làm tăng lượt traffic cho website.

Ngoài ra, website có số lượng internal link nhiều sẽ được đánh giá là có chất lượng tốt. Theo đó, nội dung website sẽ gắn kết chặt chẽ với nhau và cùng hướng về lĩnh vực chính của web. Những điều này sẽ giúp cải thiện Domain Authority một cách hiệu quả.

Kiểm tra và loại bỏ đường link hỏng

Số lượng link trong bài viết ảnh hưởng rất lớn đến Domain Authority. Vì vậy, nhiều quản trị viên đã tìm kiếm các đường link chất lượng để gán vào website của mình. Không chỉ vậy, họ cũng tích cực đi link chéo giữa các bài viết. Tuy nhiên, sau một thời gian, chúng có thể bị Google gắn thẻ noindex hoặc bị lỗi và không thể truy cập. Khi đó, những đường link này sẽ gây hại cho website và kéo điểm DA xuống đáng kể. 

Đó chính là lý mà quản trị viên nên kiểm tra các link trong web định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý. Người quản trị có thể sử dụng tool như SEOPressor để tiện lợi cho việc kiểm tra hơn. Điều này sẽ giúp ta kiểm soát được chất lượng của chúng. Nếu nhận thấy các đường link này không còn đạt chất lượng nữa thì nên xóa chúng đi trước khi website bị ảnh hưởng.

Cải thiện tốc độ tải để cải thiện Domain Authority

Tốc độ tải trang web ảnh hưởng lớn đến Domain Authority và nhiều chỉ số khác. Nếu website có tốc độ tải quá lâu thì sẽ khiến trải nghiệm người dùng giảm mạnh. Khi họ truy cập vào 1 website bất kỳ mà web chưa tải xong trong vòng 2 – 5 giây đầu tiên thì họ sẽ thoát ra. Sau đó, người dùng sẽ đi đến những website khác có tốc độ tải nhanh hơn. Từ đó, điểm DA cùng với BR là hai chỉ số bị ảnh hưởng mạnh mẽ nhất.

Hiện nay, tốc độ tải của các trang thông thường sẽ được tính với đơn vị giây và có giá trị nhỏ hơn 1. Vì vậy, quản trị viên nên duy trì tốc độ tải ở con số từ 0.5 – 1.0 giây để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Quảng cáo và quảng bá website

Quảng cáo và quảng bá website sẽ mang đến lợi ích to lớn cho cho trang. Một trong số đó chính là khả năng cải thiện Domain Authority tối ưu. Người quản trị website có thể viết bài PR cho web trên các diễn đàn, mạng xã hội hoặc mạng giải trí. Việc này có thể thu hút được một lượng traffic mới đến website.

Tuy nhiên, để hiệu quả quảng cáo và quảng bá đạt tốt nhất, quản trị viên cần có một chiến lược và chiến dịch marketing tốt. Việc này sẽ mất nhiều thời gian và công sức nhưng hiệu quả cải thiện DA khá cao.

Domain Authority là chỉ số vô cùng quan trọng đối với mọi website. Do đó, các quản trị viên luôn mong muốn cải thiện chỉ số này một cách nhanh nhất có thể. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng cần tăng DA lên tối đa. Quản trị viên nên đề ra một giá trị tương đối để có kế hoạch phát triển phù hợp. Chúng tôi mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về DA nói riêng và các chỉ số của website nói chung.