5/5 - (1 vote)

Bài viết được cập nhật ngày 30/11/2023

Hiện nay, việc xây dựng cho mình một website là điều mà hầu như tất cả các doanh nghiệp cần phải làm khi muốn bán bất kỳ sản phẩm gì. 

Nhìn chung, mọi doanh nghiệp đều tạo cho mình được trang web nhưng không phải ai cũng nhận được nhiều giá trị từ website. Nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề này là do doanh nghiệp chưa biết cách phân tích website cũng như chưa trang bị cho mình các công cụ phân tích website hỗ trợ. 

Nếu công ty bạn cũng đang rơi vào tình trạng này và chưa biết xử lý như thế nào thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây “Top 15 công cụ phân tích website hiệu quả nhất hiện nay”. Chúng tôi tin chắc sẽ hữu ích đối với doanh nghiệp của bạn.

Phân tích website là gì?

Phân tích website có thể hiểu là việc đo lường, thu thập và phân tích website đang hoạt động và vận hành như thế nào. Điều này sẽ giúp cho các quản trị web có thể hiểu rõ hơn về tình trạng thực tế của website đang yếu ở điểm nào, mạnh ở điểm nào, từ đó đưa ra các phương pháp tối ưu, giúp website hoạt động có hiệu quả. Ngoài ra, mục đích của việc phân tích website còn có ý nghĩa đó là

  • Hỗ trợ cho các quản trị viên quản lý trang web tốt hơn,
  • Giúp cho các SEOer thấu hiểu được nhu cầu, tâm lý và hành vi của khách hàng
Phân tích website

Phân tích website

Tại sao cần sử dụng công cụ phân tích website

Phân tích website có thể thực hiện bằng các thao tác thủ công được không? dĩ nhiên là hoàn toàn có thể. Vậy, tại sao chúng ta lại không dùng phương pháp thủ công mà lại cần đến các công cụ phân tích website để hỗ trợ. Nguyên nhân đó là

  • Việc thực hiện kiểm tra website bằng các phương pháp thủ công sẽ dễ gây nên các sai lầm hoặc thiếu sót trong quá trình phân tích
  • Sử dụng công cụ sẽ giúp bạn có thể rút ngắn được thời gian phân tích, từ đó tiết kiệm được chi phí và công sức hơn
  • Công cụ sẽ đánh giá một cách chuẩn xác và chi tiết các vấn đề đang xảy ra trên website, đồng thời chúng còn đề xuất ra các giải pháp tối ưu nhằm cải thiện chất lượng trang web một cách tốt nhất.
  • Phương pháp thủ công chỉ có thể kiểm tra website ở số lượng nhỏ, chứ không thể nào kiểm tra một lần hàng chục hoặc hàng trăm website trong một khoảng thời gian nhất định 
Tại sao cần sử dụng công cụ phân tích website

Tại sao cần sử dụng công cụ phân tích website

Các yếu tố cần lưu ý khi phân tích website

Một số yếu tố bạn cần quan tâm khi phân tích website đó là:

Các yếu tố cần lưu ý khi phân tích website

Các yếu tố cần lưu ý khi phân tích website

Loại website của doanh nghiệp

Việc xác định mục đích website sẽ giúp cho doanh nghiệp có định hướng đúng đắn về loại website đang phân tích. Bởi mỗi loại website đều có chức năng riêng nên các yêu cầu cần phân tích, kiểm tra trong website cũng sẽ không giống nhau. 

Cụ thể là website bán hàng sẽ có cách xây dựng khác với trang web truyền thông hoặc giới thiệu. Do đó, đây là yếu tố đầu tiên khá quan trọng, chỉ khi xác định được loại website của doanh nghiệp nhằm mục đích gì thì doanh nghiệp mới có các bước phân tích phù hợp.

Phân tích website thông qua giao diện website (UI, UX)

UI(User Interface: giao diện người dùng), UX(User Experience: trải nghiệm người dùng) là yếu tố không thể bỏ qua khi phân tích website. Các yếu tố này sẽ phản ánh lên mức độ hài lòng của khách hàng về bố cục giao diện trang web và các tính năng, trải nghiệm được thiết lập trên website. 

Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ đưa ra các giải pháp sắp xếp, thiết kế lại giao diện một cách hợp lý nhằm thỏa mãn các nhu cầu thao tác, trải nghiệm trên web của khách hàng.

Nội dung của website

Nội dung là yếu tố rất quan trọng đối với một website. Bởi chúng quyết định đến thứ hạng trên công cụ tìm kiếm và giữ chân khách hàng. Vì vậy, khi phân tích website bạn cần phải kiểm tra và đánh giá đúng thực tế về tình trạng của trang web. Cụ thể là kiểm tra chất lượng nội dung trên website, thời gian khách hàng ở lại các bài viết, lọc ra được đâu là các bài viết có lượng traffic lớn cũng như chỉ ra được các bài viết kém tương tác… Dựa trên kết quả phân tích đó, doanh nghiệp sẽ xem xét mình cần cải thiện và nên tập trung vào những dạng nội dung nào, từ đó có kế hoạch hành động cụ thể nhằm gia tăng lượng khách hàng truy cập vào trang web.

Lượng traffic vào website

Lượng truy cập(traffic website) được hiểu đơn giản là số lượng người vào xem website. Đây là chỉ số vô cùng quan trọng dùng để đánh giá tình hình hoạt động hiện tại của website. Bởi nếu trang web nhận được lượng traffic lớn thì chứng tỏ trang web mang lại nhiều giá trị và nhận được nhiều sự tin tưởng từ người dùng. 

Khi phân tích về lượng traffic, doanh nghiệp sẽ nhận biết được ai là người thường xuyên truy cập vào trang web, họ tìm kiếm những nội dung gì và tần suất như thế nào… Điều này sẽ góp phần giúp doanh nghiệp hiểu được hành vì và tâm lý truy cập và website của người dùng, từ đó có kế hoạch điều chỉnh website để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng

Tốc độ tải trang web

Tốc độ tải trang(tốc độ website) là một trong những yếu tố tác động đến lượng truy cập,, trải nghiệm của người dùng, đặc biệt là thứ hạng SEO của trang web… Nếu trang web của bạn có tốc độ tải trang trên 3s sẽ rất khó được Google ưu tiên đề xuất trên công cụ tìm kiếm. Từ đó, website của bạn sẽ bị mất một lượng truy cập lớn. 

Hơn nữa, tốc độ tải website còn gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chuyển đổi và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, nếu bạn thấy trang web của mình có tốc độ tải trang lớn hơn 3s hoặc có thời gian tải trang chậm hơn so với đối thủ thì bạn nên khắc phục ngay tình trạng này để hạn chế vấn đề khách hàng rời bỏ trang web vì phải chờ tải quá lâu 

Onpage và offpage

Một yếu tố cực kỳ quan trọng nữa khi phân tích website đó là onpageoffpage

Onpage là các thao tác thực hiện ngay trên website của bạn. Chúng có 2 phần chính là onpage code và content. Hai yếu tố này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc gia tăng thứ hạng của bạn trên công cụ tìm kiếm

  • Offpage là các thao tác thực hiện ngoài website, chẳng hạn như đặt backlink thông qua các trang mạng xã hội để thu hút khách hàng truy cập vào website
  • Offpage là các thao tác được thực hiện bên ngoài trang như đặt backlink hoặc tạo tương tác trên các trang mạng xã hội để giúp website tăng hạng. 

Cả hai yếu tố onpage và offpage đều ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm nên khi phân tích website bạn cần lưu ý đến vấn đề này

Top 15 công cụ phân tích website uy tín, hiệu quả cao

Dưới đây là 15 công cụ phân tích website chuyên nghiệp, có độ chính xác cao chắc chắn bạn sẽ cần sử dụng. Cụ thể là:

Google Analytics – Phân tích chỉ số trong website

Google Analytics là công cụ được phát triển bởi Google, được khá nhiều người dùng sử dụng nhất trên thế giới. Công cụ này dùng để phân tích các yếu tố về lưu lượng truy cập, tỷ lệ thoát trang và nhu cầu tìm kiếm của khách hàng… 

Ngoài ra, Google Analytics còn tích hợp thêm các dịch vụ phổ biến như Google Ads, Google AdSense, công cụ Google Optimize… nhằm hỗ trợ bạn trong việc phân tích website hiệu quả, có độ chính xác cao. 

Hơn thế nữa, đây là công cụ tuyệt vời thích hợp cho hầu hết tất cả người dùng từ cá nhân đến các tổ chức doanh nghiệp. Bởi vì giao diện của công cụ này khá thân thiện, dễ dàng sử dụng, tương thích với hầu hết các loại website. Đặc biệt là công cụ này có hỗ trợ phiên bản miễn phí. 

Công cụ Google Analytics

Công cụ Google Analytics

Google Search Console(Google Webmaster Tools) – Phân tích chỉ số trong website

Google Search Console/Google Webmaster Tool là công cụ không còn quá xa lạ đối với các SEOer. Đây là một công cụ miễn phí của Google được sử dụng với mục đích kiểm tra lượng truy cập ra vào website, tối ưu hóa khả năng hiển thị trên công cụ tìm kiếm. 

Thông qua công cụ này, bạn sẽ truy vấn được: các từ khóa có nhiều khách hàng tìm kiếm nhất cũng như là thông tin về link liên kết và hành vi trải nghiệm của người dùng trên website… 

Công cụ Google Search Console

Công cụ Google Search Console

SeoQuake – Phân tích onpage website

SEOQuake là công cụ dùng để kiểm tra xem website đã tối ưu SEO hay chưa. Bên cạnh đó, chúng còn chỉ ra các yếu tố nào đã đạt SEO onpage và đề xuất các yếu tố nào cần cải thiện. Từ đó, các SEOer có thể dễ dàng thay đổi và cải thiện chất lượng trang web. Vì thế, đây được xem là một công cụ phân tích chỉ số SEO onpage mà người dùng không nên bỏ qua.

Công cụ SeoQuake

Công cụ SeoQuake

Công cụ Web Developer – Phân tích onpage website

Web Developer là một trong những công cụ chuyên phân tích các yếu tố SEO website, điển hình là onpage. Nền tảng này sẽ giúp bạn kiểm tra được thứ hạng từ khóa, đánh giá chất lượng nội dung và thống kê lượng truy cập của khách hàng. Nhờ có công cụ này mà bạn có thể kiểm tra tình trạng SEO website một cách hiệu quả trong thời gian ngắn, giúp tìm ra các lỗi sai cần khắc phục khi tối ưu trang web.

Công cụ Web Developer

Công cụ Web Developer

Công cụ Ahrefs – Phân tích Offpage và các chỉ số website đối thủ

Ahrefs là một trong những công cụ mà hầu như đối tượng nào làm các dịch vụ SEO cũng đã từng sử dụng qua. Đây là công cụ dùng để hỗ trợ phân tích offpage vô cùng tuyệt vời, điển hình là khả năng phân tích backlink. Ngoài ra, nền tảng này còn có một số ưu điểm nổi bật dùng để phân tích các chỉ số của website đối thủ như: so sánh thứ hạng của website của bạn và đối thủ, tìm các từ khóa độc nhất có lượng truy cập lớn, sàng lọc các trang có khả năng đặt backlink mang lại hiệu quả cao… 

Bạn có thể xem thêm: Các công cụ phân tích backlink tốt nhất

Công cụ Ahrefs

Công cụ Ahrefs

Từ đó có thể nhận thấy Ahrefs là công cụ vô cùng hoàn hảo có khả năng phân tích mọi khía cạnh trong việc tối ưu SEO. Tuy nhiên để có thể sở hữu hết mọi tính năng có trong công cụ này thì bạn cần phải bỏ ra chi phí khá cao. Nếu bạn là doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào và thật sự nghiêm túc trong việc nâng cao chất lượng và phát triển website của mình thì đây là lựa chọn hoàn hảo sẽ không làm bạn thất vọng.

Công cụ Similarweb – Phân tích website đối thủ

Similarweb là công cụ hỗ trợ phân tích website chuyên nghiệp. Ngoài việc kiểm tra chất lượng trang web của bạn thì chúng còn có thể đánh giá website của đối thủ. Cụ thể là phân tích các thông số về vị trí thứ hạng, mức độ truy cập và lượng tương tác với website của người dùng. 

Công cụ Similarweb

Công cụ Similarweb

Ngoài ra, công cụ còn hỗ trợ bạn trong việc tối ưu SEO website thông qua các đề xuất cụ thể cho từng lỗi mà trang web đang phạm sai lầm. Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm một công cụ hỗ trợ phân tích website thì hãy thử trải nghiệm qua Similarweb 

Công cụ Semrush – Phân tích website đối thủ

Khi nhắc đến các công cụ phân tích website chuyên nghiệp thì không thể nào bỏ qua cái tên Semrush. đây là công cụ có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của từng khách hàng từ các freelancer marketing, blogger đến các doanh nghiệp lớn. Với ưu thế về việc phân tích các chỉ số trong mảng marketing. Cụ thể là tiếp thị nội dung, nghiên cứu thị trường, quảng cáo… đều được công cụ này xử lý và cho ra các kết quả có giá trị và độ chính xác cao. 

Công cụ Semrush

Công cụ Semrush

Hơn thế nữa công cụ này còn hỗ trợ các các công tác phân tích các yếu tố liên quan đến website chuyên sâu. Trong đó phải kể đến là SEO. Để có thể hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất thì Semrush đã thiết lập các tính năng hữu ích như: tìm kiếm từ khóa có lượng truy cập lớn, theo dõi tính hiệu quả của backlink, kiểm tra thứ hạng và các dữ liệu về SEO onpage… Đặc biệt nhất là phân tích tình trạng website của đối thủ.

Công cụ Crazy Egg 

Crazy Egg là công cụ hỗ trợ phân tích website được đa số người dùng tin tưởng sử dụng. Đây là công cụ không thể thiếu trong việc thực hiện các dự án marketing lớn và cao cấp. Bởi chúng có tích hợp tính năng A/B testing đi kèm giúp bạn có thể thấu hiểu được hành vi và nhu cầu của khách hàng nhằm tối ưu tỷ lệ chuyển đổi. Ngoài ra công cụ này còn có một số chức năng giúp cho bạn có cái nhìn tổng quan khi phân tích website như:

  • Heatmap Report: chỉ ra các vùng hoặc các nội dung được click vào nhiều nhất trên trang web
  • Scrollmap Report: cho biết độ dài của mỗi lần cuộn trang mà người dùng thực hiện.
  • Confetti Report: hiển thị cụ thể danh sách người dùng đã click chuột vào trang. Đặc biệt là chúng có trang bị 22 bộ lọc khác nhau để phân tích dữ liệu. Chẳng hạn như: lọc theo thời gian sử dụng, địa lý, truy cập từ công cụ tìm kiếm nào, hệ điều hành gì…
  • Overlay Report: chức năng này sẽ giúp bạn biết được tỷ lệ phần trăm mà người dùng đã click ở từng thành phần trên website
  • List Report: hiển thị tổng quan về lượt truy cập vào từng thành phần của website
Công cụ Crazy Egg

Công cụ Crazy Egg

Công cụ Alexa

Alexa là công cụ phân tích website uy tín chuyên về các dịch vụ SEO, điển hình là công tác theo dõi thứ hạng của trang. Đồng thời công cu này còn giúp bạn đo lường chính xác lượng truy cập vào website, từ đó đưa ra các phân tích và đánh giá cụ thể về nhu cầu sử dụng website của từng khách hàng. Nhờ đó, mà doanh nghiệp có thể nắm bắt được mong muốn của khách hàng và đưa ra các giải pháp cải thiện website.

Công cụ Alexa

Công cụ Alexa

Công cụ SEO Serp

SEO Serp là công cụ được sáng lập bởi Chrome chuyên sử dụng trong việc kiểm tra thứ hạng từ khóa, từ đó giúp bạn có thể triển khai nội dung tại các vị trí cụ thể một cách nhanh chóng và dễ dàng. Khi sử dụng công cụ này người dùng không phải trả bất kỳ khoản phí nào. Tuy nhiên, chúng lại có điểm hạn chế là bắt buộc bạn phải sử dụng trên ứng dụng Chrome

Công cụ SEO Serp

Công cụ SEO Serp

Công cụ Google PageSpeed Insights

Google PageSpeed Insights là một trong những cánh tay đắc lực của các nhà quản trị website. Khi sử dụng công cụ này thì việc phân tích website của bạn sẽ trở nên thuận tiện và đơn giản hơn, đặc biệt là kiểm tra hiệu suất website. Đồng thời chúng còn đưa ra các giải pháp giúp tối ưu website. 

Công cụ Google PageSpeed Insights

Công cụ Google PageSpeed Insights

Dựa trên sự phân tích và đề xuất từ công cụ, các SEOer sẽ có được định hướng điều chỉnh và cải thiện trang web nhằm gia tăng lượt truy cập và tạo nên những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.

Công cụ Clicky

Theo sự đánh giá của người dùng, Clicky ở phiên bản miễn phí  là một công cụ trang bị đầy đủ các tính năng có thể sánh ngang với Google Analytics. Tuy nhiên, ở bản trả phí thì chúng vẫn có một số tính năng khác biệt. Điển hình là tính năng “Spy”( giám sát hành vi hoạt động của khách hàng).Nhờ có tính năng này mà bạn sẽ có được dữ liệu về các thao tác cũng như là các điều hướng của khách hàng trên website.. 

Công cụ Clicky

Công cụ Clicky

Công cụ Userfly

Tiếp tục lai là một công cụ phân tích website hữu ích bạn không thể bỏ qua, đó chính là Userfly. Với ưu điểm của công cụ này là có thể ghi chép lại các hành động thực hiện trên website tại các phiên truy cập cuối cùng của người dùng. 

Công cụ Userfly

Công cụ Userfly

Thậm chí là bạn có thể theo dõi được cụ thể từng thao tác nháy chuột của khách hàng. Điều này sẽ giúp các quản trị web có thể theo dõi hành vi hành động hằng ngày của khách hàng. Nhờ đó mà doanh nghiệp sẽ đưa ra các giải pháp hiệu quả nhất để thu hút lượng truy cập và tăng tỷ lệ chuyển đổi

Công cụ Kissmetrics

Kissmetrics là công cụ chuyên phân tích các thói quen hành động của người dùng trên website. Cụ thể sau khi đánh giá website thì công cụ này sẽ tả về các kết quả tổng quan và số liệu chi tiết đối với từng lượt truy cập. Nhờ đó mà doanh nghiệp có thể thấu hiểu được nhu cầu của khách hàng và có kế hoạch đề ra các giải pháp giúp gia tăng khách hàng tiềm năng. 

Công cụ Kissmetrics

Công cụ Kissmetrics

Công cụ Finteza

Finteza là một nền tảng chuyên nghiệp, trang bi đầy đủ các tính năng có thể phục vụ các công tác  phân tích website chuyên sâu. Bên cạnh đó, công cụ này còn sở hữu 2 ưu điểm nổi trội mà không phải đối thủ nào cũng sở hữu được, đó là

  • Thứ nhất, giúp bạn nhận biết được lượng truy cập thật: hiện tại công cụ này có khả năng nhận dạng lên đến 12 loại lưu lượng truy cập ảo, chẳng hạn như các traffic tù bot hoặc hacker, spammer…
  • Thứ hai, cung cấp hệ thống quảng cáo có thể qua mặt được các trình chặn quảng cáo: đây là điểm vô cùng nổi trội của Finteza, giúp khách hàng có thể kéo thêm nhiều lượt truy cập từ các quảng cáo và mang về nhiều lợi nhuận cho các chủ website
Công cụ Finteza

Công cụ Finteza

Có nên kết hợp nhiều công cụ phân tích website khác nhau không?

Việc kết hợp nhiều công cụ trong quá trình phân tích website là điều nên được thực hiện. Bởi mỗi công cụ sẽ có một thế mạnh riêng. Chẳng hạn như Google Analytics phân tích và đánh giá các chỉ số liên quan đến lượng truy cập của người dùng,  Semrush dùng để kiểm tra và đánh giá các yếu tố liên quan đến SEO hay Userfly chuyên về việc theo dõi hành vi nháy chuột và điều hướng của khách hàng trên trang… 

Vì vậy, tùy thuộc vào nhu cầu phân tích website của từng đối tượng cùng như là nguồn ngân sách mà bạn có thể liên kết các công cụ sao cho hợp lý và có khả năng đáp ứng được mọi yêu cầu đề ra. 

Có nên kết hợp nhiều công cụ phân tích website khác nhau hay không

Có nên kết hợp nhiều công cụ phân tích website khác nhau hay không

Thông qua bài viết trên chắc chắn bạn cũng đã trang bị cho mình thêm nhiều thông tin về các công cụ phân tích website. Đồng thời, chúng tôi hy vọng với những gì đã đề cập ở trên sẽ góp phần giúp doanh nghiệp của bạn lựa chọn được các công cụ phù hợp với điều kiện cũng như là đáp ứng được tất cả các nhu cầu xử lý và phân tích website mà doanh nghiệp của bạn đang cần.