4.7/5 - (3 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 22/08/2023

Hiện nay, SEO đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong Digital Marketing, vì lượng người truy cập Google để tìm kiếm ngày càng đông đảo. Để chạy một chiến dịch Marketing Online đạt được hiệu quả như mong muốn, phân tích SEO là bước không thể bỏ qua. Dưới đây, EZ Marketing chia sẻ cho bạn tất tần tật những thông tin giúp phân tích SEO nhanh chóng và cực kỳ hiệu quả. Bạn nhớ theo dõi nhé!  

Phân tích SEO dưới góc nhìn kinh doanh 

Phân tích SEO dưới góc nhìn kinh doanh 

Phân tích SEO dưới góc nhìn kinh doanh

SEO (Search Engine Optimization) có nghĩa là tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm. Cụ thể hơn, SEO là quá trình cải thiện trang web của với mục đích tăng khả năng hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm. Tại Việt Nam, các công cụ tìm kiếm phổ biến có thể kể đến như là Google, Bing, Yahoo.

Phân tích SEO dưới góc nhìn kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch Digital Marketing. Nó giúp sản phẩm, thương hiệu tiếp cận gần tới khách hàng tiềm năng bằng kênh tìm kiếm tự nhiên và đồng thời gián tiếp thực hiện remarketing. 

Lợi ích của việc Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) đối với doanh nghiệp 

Lợi ích của việc Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) đối với doanh nghiệp 

Lợi ích của việc Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) đối với doanh nghiệp

Tăng tỷ suất lợi nhuận 

Tỷ suất lợi nhuận (ROI – Return On Investment) là chỉ số được các nhà quản trị quan tâm hàng đầu. Thông qua việc phân tích SEO, có thể giúp website của bạn tốn ít chi phí hơn để đạt được mức lợi nhuận cao hơn. Bên cạnh đó, việc làm này còn mang đến nhiều tác dụng như: 

  • Giúp SEOer tính toán tương đối lợi nhuận đạt được so với lượng traffic đổ về từ những kênh tìm kiếm tự nhiên. 
  • Phân tích SEO làm tăng tỷ lệ chuyển đổi hành vi mua hàng của khách hàng, tăng số lượng đơn và điểm đến cuối cùng là tăng doanh thu. 
  • Hỗ trợ SEOer đánh giá được hiệu suất hoạt động của website. Từ đó nhà quản trị sẽ có được những phương án cải thiện vấn đề đang kìm hãm hành vi mua của người dùng, cũng như phát triển các yếu tố chuyển đổi trên trang web.

Tiết kiệm chi phí 

Chắc chắn rằng, phân tích SEO sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí khi quyết định thực hiện chiến dịch SEO dài hạn. Với những nội dung cung cấp chất lượng, người xem dễ dàng có thiện cảm và bị thu hút bởi thương hiệu. Đây là bước đệm để họ đưa ra quyết định mua dễ dàng hơn trong tương lai. 

Hấp dẫn khách hàng tiềm năng 

Hiệu quả rõ rệt nhất mà SEO mang đến cho website là thu hút được lượng truy cập khổng lồ đến từ bộ máy tìm kiếm. Khi phân tích SEO, bạn sẽ hiểu rõ hành vi của người dùng khi vào website, biết được những trang nào khách hàng thoát nhanh, thời gian ở lại trên trang hay trang nào mang lại tỉ lệ chuyển đổi mua hàng cao. Từ đó, dễ dàng tối ưu website để tăng trải nghiệm người dùng, thu hút được khách hàng tiềm năng mua hàng. 

Cải thiện trải nghiệm người dùng 

Mục đích cuối cùng của SEO luôn là phục vụ cho người dùng. Thế nên, cải thiện UI/cải thiện UX là đầu mục quan trọng không thể thiếu khi phân tích SEO. Người dùng có thể dễ dàng chuyển đến bước mua cuối cùng phụ thuộc rất lớn vào trải nghiệm của họ trên trang web. 

Xây dựng và phát triển thương hiệu 

Thương hiệu được nhận diện phổ biến chỉ sau khi quá trình thực hiện dự án SEO mang lại hiệu quả. Hãy nhìn cách Thế giới di động đang phủ đầy các chi nhánh và băng rôn khắp mọi nẻo đường. Đây là ví dụ minh họa cho cách bạn tăng độ phủ của thương hiệu mình với nhiều keyword truy vấn trên Google. Và tất nhiên, việc này chỉ có thể bắt đầu bằng việc phân tích SEO kỹ lưỡng. 

6 bước phân tích SEO chi tiết và đầy đủ

6 bước phân tích SEO chi tiết và đầy đủ

6 bước phân tích SEO chi tiết và đầy đủ

Bước 1: Nghiên cứu và lựa chọn từ khóa

Bước đầu tiên trong quy trình phân tích SEO, nhà quản trị cần thực hiện nghiên cứu về bộ từ khóa SEO sẽ triển khai, đây là những từ khóa mà người dùng sẽ tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm.

Đi cùng với sự phát triển của Digital Marketing, hàng loạt các công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí ra đời mà bạn có thể sử dụng như Google Keyword Planner, Google Suggest. Hoặc để mang đến hiệu quả cao hơn, các SEOer thường được khuyến khích sử dụng những công cụ trả phí như Ahrefs, Explorer, Keyword IO… 

Những nội dung khi phân tích từ khóa bạn cần quan tâm là ý định tìm kiếm của người dùng, keyword này có ngữ nghĩa gì…

Bước 2: Phân tích đối thủ

Phân tích đối thủ cạnh tranh

Phân tích đối thủ cạnh tranh

Phân tích đối thủ trong SEO là bước quan trọng góp phần làm nên sự thành công của chiến dịch. Đây là nền tảng để các SEOer dễ dàng xây dựng kế hoạch SEO Website, xác định tỷ lệ thành công và rủi ro của kế hoạch SEO. Những điều mà nhà quản trị cần lưu ý tìm hiểu về đối thủ khi phân tích SEO: 

  • Tên miền của đối thủ cạnh tranh trực tiếp 
  • Hoạt động Marketing Online của họ 
  • Phân tích định hướng xây dựng và phát triển nội dung 
  • Đánh giá hoạt động Onpage của đối thủ 
  • Phân tích hoạt động Offpage, Social Network 

Bước 3: Phân tích SEO Onpage

Nếu như content là huyết mạch thì SEO Onpage chính là cơ thể của website. Cơ thể ở đây bao gồm: sức khỏe, tính cách và khí chất. Theo đó, phân tích và tối ưu Onpage là quá trình thực hiện nhiều phương pháp tối ưu cho các yếu tố SEO trên trang web của bạn. 

Checklist 6 yếu tố cơ bản trong quá trình Onpage mà SEOer nên nắm rõ: 

Bước 4: Phân tích SEO Offpage

SEO Offpage là tất cả các yếu tố nằm bên ngoài website. Trong quá trình phân tích SEO bạn sẽ nhận thấy rằng, hoạt động Onpage và xây dựng Content chỉ phát huy nội lực ở những thị trường ít cạnh tranh. Tuy nhiên với những thị trường khó, mức độ cạnh tranh cao thì tối ưu Offpage là điều bắt buộc nếu muốn SEO hiệu quả. Công việc chính là SEOer cần làm khi tối ưu Offpage là backlink và xây dựng hệ thống liên kết bên ngoài. 

Bước 5: Tìm kiếm traffic

Trong phân tích SEO, việc tìm kiếm traffic cho website bao gồm cả những lượt truy cập di chuyển từ trang này sang trang khác cả trong và ngoài website. Những nguồn truy cập tự nhiên còn có thể đến từ PPC, Social hoặc Direct… Ở bước này, bạn có thể nhìn thấy mối quan hệ giữa quảng cáo và SEO rồi đấy! 

Bước 6: Rà soát và tối ưu lại 

Bạn có thể theo dõi để rà soát tổng thể chiến dịch SEO bằng nhiều công cụ SEO khác nhau, những đừng quên Google cũng cấp 2 công cụ miễn phí là Google Search Console và Google Analytics. Đây là những công cụ được Google khuyến khích những nhà quản trị sử dụng để theo dõi hành vi trên website và trả về những báo cáo chính xác nhất. 

Từ những phân tích SEO của Google, bạn có thể biết được cách cỗ máy tìm kiếm này hiểu về website của mình như thế nào, đồng thời thể hiện rõ chân dung của người dùng trên trang. Với những dữ liệu thu thập được, SEOer có thể kiểm soát chiến dịch đang chạy một cách chặt chẽ và có sự điều chỉnh phù hợp. 

Những thuật toán cơ bản cần biết khi phân tích SEO

Những thuật toán cơ bản cần biết khi phân tích SEO

Những thuật toán cơ bản cần biết khi phân tích SEO

Một số thuật toán SEO Website phổ biến được Google áp dụng hiện nay như: 

  • Google Panda (gấu trúc): dùng để xử lý những trang web có chất lượng nội dung kém chất lượng, copy, spam, không hữu ích cho người dùng.
  • Thuật toán Penguin (chim cánh cụt): dùng để xử lý những trang web có liên kết không chất lượng, thao túng backlink, mua bán backlink…
  • Thuật toán Hummingbird (chim ruồi): phạt những website xây dựng nội dung lan man hoặc nhồi nhét quá nhiều từ khóa. 
  • Pigeon (chim bồ câu): thuật toán dùng xử lý những website thiết lập Google My Business không đúng cách, kém chuyên nghiệp và có sự sai lệch các thông tin liên hệ của doanh nghiệp 
  • RankBrain: xử lý những website có cùng thương hiệu nhưng dùng thủ thuật chiếm nhiều vị trí trên trang kết quả tìm kiếm
  • Mobile Friendly: ảnh hưởng cho những trang có chữ quá nhỏ, các dòng quá sát nhau, không có phiên bản di động, chế độ xem không chất lượng, sử dụng nhiều plugin ảnh hưởng đến việc tiếp cận thông tin của user. 
  • Thuật toán Fred: sàng lọc các website không hướng tới người dùng, chứa nhiều quảng cáo… 
  • Pirate: thuật toán chuyên xử lý những vi phạm về bản quyền nội dung hay bị báo cáo. 
  • Possum: những trang web có địa chỉ giống nhau hoặc cung cấp các dịch vụ tương tự nhau là đối tượng bị thuật toán này xử lý. 

Hy vọng với những thông tin chia sẻ về chủ đề phân tích SEO, EZ Marketing đã gửi đến bạn cái nhìn tổng quan về lĩnh vực này. Cảm ơn bạn đã đến với chúng tôi giữa vô vàn những nội dung khác. Trong những bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết hơn những thông tin về lĩnh vực SEO để bạn tìm hiểu cặn kẽ. Đón theo dõi để không bỏ lỡ bạn nhé!