5/5 - (2 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 11/03/2023

Google Rankbrain là một trong những thuật toán của Google làm thay đổi lớn thứ hạng các trang web trên Google. Đối với SEOer thì thuật ngữ Google Rankbrain không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, với những người mới tiếp xúc với website thì thuật toán này còn tương đối mới. Hiểu được tâm lý đó, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn thông tin chi tiết về thuật toán của Google này qua bài viết hôm nay.

Google Rankbrain sử dụng hệ thống học máy AI để sắp xếp thứ hạng các kết quả trên Google tìm kiếm

Google Rankbrain sử dụng hệ thống học máy AI để sắp xếp thứ hạng các kết quả trên Google tìm kiếm

Giới thiệu chung về Google Rankbrain

Trước tiên, bạn cần hiểu thế nào là Google Rankbrain? Đây là một thuật toán của Google sử dụng để phân tích và hiểu được nhu cầu của người sử dụng. Từ kết quả này, Google Rankbrain sẽ đánh giá và xếp hạng các kết quả tìm kiếm trên SERP. 

Từ khi Google Rankbrain xuất hiện đã ảnh hưởng tới nhiều yếu tố của một bài viết như số lượng chữ, các backlink, domain,… Việc này có tác động trực tiếp tới thứ hạng và mức độ phổ biến của từ khóa. 

Nói dễ hiểu hơn là Google Rankbrain sẽ ghi nhớ xu hướng và thói quen tìm kiếm của người dùng. Ví dụ, khi bạn gõ từ khóa “Diễn viên Vương Hạc Đệ” thì 3 kết quả trả về đầu tiên thường là những bài viết được nhiều người tìm nhất và chứa toàn bộ thông tin hữu ích mà bạn cần. 

Hai yếu tố quan trọng giúp Google Rankbrain xếp hạng kết quả tìm kiếm

Muốn đánh giá thứ hạng của kết quả tìm kiếm, Google Rankbrain phải dựa vào 2 yếu tố là Dwell time và CTR. Để tìm hiểu nội dung cụ thể, mời bạn đọc phần thông tin dưới đây:

Dwell Time

Dwell Time là thời gian mà người dùng dành cho website của bạn. Đây chính là một trong hai yếu tố quan trọng nhất Google dùng để đánh giá và xếp hạng nội dung của trang. Những nội dung nằm trong top 10 tìm kiếm thường có Dwell Time tối thiểu là khoảng 3 phút 10 giây. Nếu những trang web có lượng thời gian người dùng ở lại dưới thời gian này thì khả năng lọt vào top 10 trên SERP là rất thấp. 

Tuy nhiên, bạn tránh nhầm lẫn là nếu có Dwell Time càng thấp thì thứ hạng của trang web sẽ càng cao. Để đánh giá xếp hạng trên bảng kết quả tìm kiếm, Google cần phải dựa vào rất nhiều yếu tố khác có liên quan và Dwell Time chỉ là một trong số đó.

CTR

CTR được định nghĩa là tỷ lệ nhấp chuột không mất phí vào một trang web bất kỳ. Tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ người dùng quan tâm tới nội dung của bài viết. Với những website có CTR trên trung bình và duy trì trong một thời gian dài thì thứ hạng sẽ được Google Rankbrain nâng lên trên bảng kết quả tìm kiếm.

Thuật toán Google Rankbrain hoạt động thế nào?

Ở phần nội dung bên trên, bạn sẽ hiểu được thế nào là Google Rankbrain và các yếu tố ảnh hưởng tới xếp hạng web của thuật toán này. Còn ở phần này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu kỹ hơn về cách hoạt động của thuật toán Google này.

Thuật toán Google Rankbrain hiểu các truy vấn tìm kiếm của người dùng

Trước khi thuật toán Google Rankbrain ra đời, toàn bộ các tìm kiếm của người dùng đều được các kỹ sư của Google xử lý bằng tay. Điều này gặp một vấn đề là khoảng 15% lượng từ khóa người dùng tìm kiếm chưa từng xuất hiện trước đó. Đồng thời, tổng số lượng từ khóa người dùng tìm một ngày có thể lên tới 450 triệu từ. Điều này gây khó khăn cho Google khi phải xử lý và đưa ra kết quả phù hợp nhất với mong muốn của người dùng.

Với trường hợp này, Google sẽ phải tìm từng khóa một để đưa ra kết quả khả thi nhất. Giả sử, bạn muốn tìm kiếm từ khóa “Phim cổ trang Trung Quốc hot nhất 2022”. Google sẽ tìm hết tất cả các trang chứa các từ khóa “Phim” “cổ trang” “Trung Quốc” “hot nhất 2022” rồi sàng lọc và trả về kết quả. Sự phân tích riêng lẻ này sẽ dẫn tới tình trạng là kết quả được trả về không như ý muốn của người dùng.

Nhưng từ khi Google Rankbrain xuất hiện đã tạo ra một sự thay đổi lớn, giúp kết quả tìm kiếm trả về trùng khớp với mong muốn của bạn tới 100%. Nguyên nhân là vì thuật toán này có thể ghi nhớ tất cả các truy xuất trước đó, dù bạn có tìm từ khóa mới thì nó cũng sẽ liên kết với những dữ liệu trước đó và bối cảnh hiện tại để trả về kết quả chính xác nhất.

Google Rankbrain đo lường mức độ hài lòng của người dùng

Như đã nói ở trên, thuật toán Google này sẽ phân tích và đưa ra những kết quả chính xác nhất. Điều này giúp người dùng không cần đọc nhiều bài viết mà vẫn có thể tìm được lượng thông tin như mong muốn.

Nếu người đọc yêu thích nội dung ở trang đích này thì thứ hạng của trang sẽ được nâng lên. Ngược lại nếu người dùng không hài lòng thì thứ hạng của website sẽ bị hạ xuống. Vậy làm thế nào mà Google Rankbrain biết được mức độ hài lòng của bạn? Đó là nhờ vào các chỉ số như:

  • CTR (đã được giải thích ở phần trên)
  • Dwell Time (đã được giải thích ở phần trên)
  • Bounce Rate: Tỷ lệ người dùng truy cập và rời khỏi trang web ngay sau đó. Nếu tỷ lệ này cao thì đồng nghĩa với lượng người dùng thoát trang cao. Điều này chứng tỏ mức độ hài lòng mà người dùng dành cho trang web thấp nên thứ hạng website sẽ bị tụt xuống.

Làm thế nào để tối ưu hóa Google Rankbrain?

Thuật toán Rankbrain giúp cho Google tối ưu hóa từ khóa và thứ hạng trên SERP tốt hơn. Việc này sẽ giúp người dùng tiết kiệm thời gian tìm kiếm thông tin hơn nên mức độ hài lòng cũng sẽ tăng lên. Nhờ đó, bạn sẽ có được một lượng độc giả trung thành và gia tăng cơ hội tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Bởi vậy, muốn tối ưu hóa thuật toán này, các SEOer cần thực hiện những việc sau:  

Nghiên cứu từ khóa theo xu hướng của Google Rankbrain

Kể từ khi Google Rankbrain xuất đã ảnh hưởng rất nhiều tới từ khóa tìm kiếm. Vì vậy, nếu muốn tối ưu công cụ này, bạn cần:

Hạn chế dùng các từ khóa dài

Google Rankbrain có khả năng phân loại và đánh giá các từ khóa. Vì vậy, dù bạn có tìm kiếm từ khóa “Độ nổi tiếng của Tiêu Chiến” hay “Tiêu Chiến nổi tiếng như thế nào trong giới điện ảnh” thì Google Rankbrain đều coi hai từ khóa này là một. Do đó, kết quả tìm kiếm trả về không khác nhau. Chính vì thế, việc dùng từ khóa dài trong trường hợp này là không cần thiết và cũng khó đạt được mục đích leo Top của người làm web.

Tập trung tối ưu từ khóa trung bình

Những từ khóa trung bình thường có lượng tìm kiếm cao mà lại có mức độ cạnh tranh thấp hơn so với những từ khóa ngắn. Điều này sẽ góp phần tăng trải nghiệm của người dùng vì họ không cần tốn công sức nhớ từ khóa dài mà vẫn có được kết quả tìm kiếm như mong đợi. Chính vì thế, Google Rankbrain sẽ đánh giá và tăng hạng cho website của bạn trên SERP.

Sử dụng các từ khóa liên quan một cách hợp lý

Việc sử dụng từ khóa liên quan giúp Google hiểu hơn về nội dung bài viết. Nhờ đó giúp cho việc phân tích và trả về kết quả cho người dùng nhanh và chính xác hơn. Lấy một ví dụ dễ hiểu thế này, bạn muốn viết bài về “Giảm cân” thì cần dùng những từ khóa liên quan như “tập thể dục” “ăn kiêng” “công nghệ giảm béo”,… 

Tối ưu tiêu đề và thẻ mô tả để tăng CTR 

Nếu bạn muốn thu hút sự quan tâm của người dùng để họ click vào bài viết của mình thì cần đặt một tiêu đề hấp dẫn. Muốn làm được điều này, bạn cần thêm một số từ ngữ chỉ cảm xúc như “Đảm bảo” “Bật mí” “Nhanh chóng” “Bí mật”,… vào tiêu đề. Ngoài ra, bạn cũng nên thêm số, ký tự hoặc dấu ngoặc trong phần tiêu đề như sau để tạo ấn tượng với người đọc:

  • 2022
  • (Giải đáp)
  • “Hot trend”

Cùng với việc tối ưu tiêu đề, bạn cũng cần tối ưu thẻ mô tả để tăng CTR cho trang. Việc bạn nên làm là hãy đặt từ khóa chính và thêm yếu tố gây tò mò ở thẻ này. Bạn cũng nên lý giải tại sao người dùng nên click vào kết quả của bạn chứ không phải kết quả khác để tăng thêm tính thuyết phục.

Giảm tỷ lệ thoát trang 

Yếu tố cuối cùng để tối ưu hóa Google Rankbrain là quản trị viên cần giảm tỷ lệ thoát trang. Muốn làm được điều này, SEOer cần tăng chất lượng của bài viết lên bằng cách:

  • Từ khóa nằm trong top tìm kiếm 
  • Tránh nhồi nhét và spam từ khóa(Keyword Stuffing)
  • Viết những nội dung chất lượng để cung cấp thông tin cho người đọc
  • Dùng ngôn ngữ phù hợp với chủ đề bài viết và nhóm người đọc trang web hướng tới

Tóm lại, Google Rankbrain là thuật toán giúp cải thiện thứ hạng của website dựa trên mức độ hài lòng của người dùng. Chính vì thế, nếu bạn muốn trang của mình lên top và duy trì được vị trí dẫn đầu thì cần đầu thư thời gian và công sức để cải thiện chất lượng nội dung và hình thức website của mình.