4.5/5 - (2 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 10/10/2023

Đối với những ai làm SEO hoặc quản trị Website thì heatmap là thuật ngữ không còn quá xa lạ. Đây là công cụ trực quan đem lại nhiều hiệu quả vượt trội cho Website và cả người quản trị.

Vậy heatmap là gì và cách sử dụng công cụ này như thế nào để thực sự hiệu quả? Cùng tham khảo chi tiết bài viết sau đây nhé!

Heatmap là gì? Lợi ích cơ bản của heatmap

Heatmap là gì? 

Heatmap còn được gọi là bản đồ nhiệt, là một công cụ trực quan hóa các dữ liệu giúp chúng ta phân tích được hành vi của người dùng trên Website

Heatmap còn được gọi là bản đồ nhiệt, là một công cụ trực quan hóa các dữ liệu giúp chúng ta phân tích được hành vi của người dùng trên Website

Heatmap còn được gọi là bản đồ nhiệt, là một công cụ SEO tuyệt vời, nó giúp chúng ta phân tích được hành vi của người dùng trên Website, thông qua màu sắc và hình ảnh.

Hiện nay, heatmap được xem là một thành phần không thể thiếu để người quản trị Website có thể nắm rõ được tất cả hành động của người dùng đang diễn ra như thế nào trên Website của mình.

Heatmap thường có 2 màu sắc cơ bản, đó là màu lạnh và màu nóng. Tone màu nóng sẽ thể hiện vùng người dùng tương tác nhiều nhất. Ngược lại, màu lạnh là khu vực kém tương tác nhất.

Lợi ích cơ bản của heatmap

Cùng với nhiều công cụ phân tích website khác, heatmap mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích vượt trội.

Khi sử dụng bản đồ nhiệt, bạn có thể biết được những hành động của người dùng như:

  • Họ đang tìm kiếm những thông tin gì trên Website
  • Người dùng click vào những bài viết, liên kết nào
  • Những nội dung nào họ cảm thấy yêu thích và ở lại lâu hơn
  • Biết được lý do người dùng thoát trang là gì, vấn đề của người dùng nằm ở đâu
  • Họ thường nhấp vào những CTA như thế nào?

Khi phân tích rõ các thông tin trên, chúng ta sẽ làm cơ sở dữ liệu cho việc tối ưu các chỉ số UI, UX. Từ đó đề ra các phương án triển khai CTA, lời kêu gọi hành động phù hợp cũng như sáng tạo nội dung đúng với mong muốn của người dùng nhất.

Có những loại heatmap phổ biến nào?

Có những loại heatmap phổ biến

Có những loại heatmap phổ biến

Bản đồ nhiệt là công cụ phân tích đang được rất nhiều người lựa chọn. Để sử dụng tốt, bạn cần nắm rõ 3 loại heatmap phổ biến sau:

Click heatmap

Đây là loại bản đồ nhiệt cho chúng ta biết được vùng nào trên Website nhận được nhiều lượt click chuột nhất. Bao gồm cả phần nhấp chuột khi người dùng sử dụng máy tính và khi người dùng chạm tay lên màn hình điện thoại.

Click heatmap hiển thị mức độ tùy theo mã màu. Cụ thể, cột màu nóng như đỏ, vàng, cam sẽ hiển thị vùng có click nhiều nhất. Ngược lại, cột màu lạnh như xanh dương, xanh lá biểu thị vùng có ít lượt click nhất.

Move map

Loại heatmap này cho chúng ta biết nơi nào người dùng rê chuột nhiều nhất. Nghĩa là những vùng nào người dùng hay rê chuột vào thì sẽ có mức độ quan tâm đến nội dung ở đó cao hơn.

Tương tự như cách hiển thị màu ở trên, vùng nào có lượng rê chuột vào nhiều thì sẽ có màu càng nóng.

Scroll map

Dạng biểu đồ nhiệt này hiển thị mức độ cuộn trang theo chiều dọc của người dùng khi truy cập vào Website. Những nội dung nào gây nhiều hứng thú thì người dùng sẽ ở lại lâu hơn. Khi đó gam màu hiển thị cũng sẽ nóng hơn.

Người quản trị Website cũng sẽ biết được người dùng cuộn đến trang nào thì sẽ thoát.

Ưu điểm và nhược điểm của heatmap là gì?

Ưu điểm và nhược điểm của heatmap

Ưu điểm và nhược điểm của heatmap

Heatmap là công cụ khá hữu ích cho người quản trị Website và doanh nghiệp để có thể hiểu sâu hơn về hành vi của người dùng. Bản đồ nhiệt có một số ưu điểm và hạn chế như sau:

Ưu điểm

  • Đưa ra kết quả phân tích trực quan thông qua màu sắc hiển thị rõ ràng
  • Giúp doanh nghiệp nắm rõ nội dung nào người dùng đang quan tâm để xây dựng nội dung phù hợp
  • Xác định rõ những nội dung nào người dùng không quan tâm, đưa ra hướng giải quyết chính xác
  • Thấu hiểu sâu hơn về hành vi của người dùng

Nhược điểm

  • Đôi khi dữ liệu sẽ không chính xác, chẳng hạn khi thay đổi về kích thước hay trình duyệt của thiết bị sử dụng
  • Cần một số lượng lớn truy cập mới có thể phân tích chính xác với bản đồ nhiệt do AI tạo ra

Có thể sử dụng heatmap phân tích cho những trang Web nào?

Có thể sử dụng heatmap phân tích cho những trang Web nào

Có thể sử dụng heatmap phân tích cho những trang Web nào

Heatmap là công cụ được tạo ra giúp người quản trị Website phân tích sâu hơn về những gì người dùng đang hành động trên trang của họ. Tuy nhiên, bạn nên ưu tiên sử dụng bản đồ nhiệt cho các trang quan trọng sau đây:

Homepage và Landing Page

Trang chủ và trang đích(landing page) luôn là những trang quan trọng quyết định người dùng có ở lại trên Website hay không. 

Việc sử dụng heatmap ở các trang này giúp bạn đánh giá được mức độ tương tác của người dùng như thế nào, họ thường click vào trang nào nhiều nhất và thường thoát trang vì lý do gì… Từ đó đưa ra hướng khắc phục phù hợp để níu giữ người dùng tốt hơn.

Các trang Web mới

Tất nhiên, các trang Web mới xây dựng sẽ không có nhiều lượng truy cập và dữ liệu. Tuy nhiên, đầu tư sử dụng bản đồ nhiệt sẽ giúp bạn đánh giá tổng quan được mức độ người dùng quan tâm đến Website của bạn như thế nào.

Qua kết quả của các thông tin ban đầu, bạn sẽ có thêm nhiều kết quả hữu ích để đưa ra hướng xây dựng Website tốt hơn.

Những trang chưa hiệu quả

Đối với những trang Web hoạt động chưa đúng như mong muốn, bạn cũng cần sử dụng bản đồ nhiệt cho chúng.

Heatmap sẽ giúp bạn hiểu rõ vùng nào trên Website khiến họ không hứng thú hoặc khó tương tác. Lúc này bạn sẽ biết cách giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.

Các trang đang có hiệu suất tốt

Không chỉ là những trang Web hoạt động kém, ngay cả các trang đang có hiệu suất tốt cũng nên dùng bản đồ nhiệt cho chúng.

Bản đồ nhiệt sẽ giúp bạn phân tích rõ những khu vực nào người dùng quan tâm nhiều nhất, những nội dung nào khiến họ cảm thấy hứng thú và dành thời gian nhiều hơn. Nhờ vậy bạn có thể tham khảo và áp dụng cho những trang khác còn lại trên Website.

Mẹo tăng hiệu quả khi sử dụng heatmap  

Mẹo tăng hiệu quả khi sử dụng heatmap

Mẹo tăng hiệu quả khi sử dụng heatmap

Heatmap được xem là công cụ không khó để sử dụng. Tuy nhiên để có thể ứng dụng thực sự hiệu quả cho Website thì bạn có thể tham khảo một số mẹo sau:

  • Thiết kế nội dung CTA phù hợp: Các lời mời gọi luôn là yếu tố quan trọng quyết định người dùng có nhấp chuột hay không. Bạn cần xây dựng nội dung CTA thật phù hợp và hấp dẫn để tăng khả năng truy cập của khách hàng.
  • Thêm quảng cáo media hấp dẫn, ngắn gọn: Những nội dung quảng cáo media ngắn gọn, ít chữ và hấp dẫn sẽ khiến người dùng hứng thú hơn so với các đoạn quảng cáo quá dài và nhiều chữ.
  • Thiết kế trang Web mượt mà: Dựa vào heatmap, bạn có thể biết được những khu vực hay nội dung nào người dùng ít quan tâm nhất. Bạn có thể bỏ những nội dung này và xây dựng lại Website mượt màu hơn, đáp ứng đúng trải nghiệm của người dùng.
  • Theo dõi nội dung người dùng thích: Thường xuyên kiểm tra heatmap để biết được những nội dung nào khiến người đọc hứng thú nhất. Đôi khi họ chỉ vào đọc chứ không tương tác hay like, share.

Một số phần mềm Heatmap phổ biến hiện nay

Một số phần mềm Heatmap phổ biến hiện nay

Một số phần mềm Heatmap phổ biến hiện nay

Sau đây, Ez Marketing xin giới thiệu đến bạn một số phần mềm Heatmap được nhiều người sử dụng nhất hiện nay.

ClickTale

Đây là phần mềm được rất nhiều khách hàng sử dụng khi có nhu cầu phân tích Heatmap. Phần mềm này đưa ra những phân tích chính xác nhất về các thông số trong Website. Đồng thời, chúng cũng tích hợp với một số công cụ phân tích khác như Google Analytics, Google Tag Manager…

Hotjar

Hotjar là một trong những phần mềm bản đồ nhiệt mạnh mẽ nhất hiện nay. Cung cấp cho người dùng nhiều kết quả phân tích chính xác về số lần nhấp chuột của người dùng, số lần chạm hay những di chuyển của chuột trên thiết bị. Đây là phần mềm khá dễ sử dụng, trực quan và hữu ích đối với người quản trị Website.

Heatmap.me

Phần mềm rất dễ sử dụng và đưa ra những kết quả phân tích khá hữu ích cho người dùng. Để tải Heatmap.me, bạn chỉ cần thực hiện một vài thao tác đơn giản, dùng mật mã Javascript và quá trình xử lý khá dễ dàng.

Inspectlet

Phần mềm heatmap Inspectlet có tất cả các loại chức năng để bạn có thể phân tích bản đồ nhiệt một cách đơn giản và chính xác nhất. Bao gồm tỷ lệ nhấp chuột, rê chuột, chạm tay và di chuyển chuột trên thiết bị sử dụng.

Qua công cụ này bạn có thể đưa ra những phân tích hữu ích để tăng trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.

Như vậy, heatmap là công cụ khá hữu ích đối với những ai quản trị Website và cả doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong công việc của mình. Liên hệ Ez Marketing nếu muốn được tư vấn chi tiết hơn nhé.