4.5/5 - (2 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 21/06/2024

Quản trị Website là nhiệm vụ rất quan trọng để duy trì sự ổn định và phát triển Website. Để có thể quản trị tốt một Website yêu cầu người quản trị phải am hiểu nhiều kiến thức chuyên sâu. Một Website phát triển tốt sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp.

Dưới đây sẽ là 8 nhiệm vụ cơ bản khi bạn cần quản trị một Website. Cùng theo dõi nhé.

Quản trị Website là gì? Tại sao cần phải quản trị một Website?

Quản trị Website là gì?

Quản trị Website là tất cả các công việc liên quan đến quản lý, bảo trì, phát triển và tối ưu để cải thiện chỉ số trong Website

Quản trị Website là tất cả các công việc liên quan đến quản lý, bảo trì, phát triển và tối ưu để cải thiện chỉ số trong Website

Quản trị Website là tất cả các công việc liên quan đến quản lý, bảo trì, phát triển và tối ưu để cải thiện các chỉ số của Website. Đảm bảo Website được hoạt động ổn định và ít lỗi xảy ra nhất.

Hiện nay, đa số các doanh nghiệp đều đầu tư phát triển Website. Đây là nền tảng tiềm năng và quan trọng đối với bất kỳ đơn vị kinh doanh nào. Việc quản trị tốt một Website sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho công ty, doanh nghiệp.

Tại sao cần phải quản trị một Website?

Thực tế, Website được xem là ngôi nhà, là bộ mặt của cả doanh nghiệp trên nền tảng Internet. Đầu tư quản trị Website tốt sẽ giúp bạn tăng độ nhận diện với khách hàng, đối tác trên mạng xã hội.

Bên cạnh đó, quản trị tốt Website còn đem lại những lợi ích như:

  • Xử lý kịp thời những lỗi xảy ra: Cần có nhân viên chuyên quản trị Website để kiểm tra và khắc phục kịp thời những lỗi xảy ra nếu có. Khi đó Website sẽ hoạt động trơn tru và không để lại ấn tượng xấu đối với khách hàng.
  • Thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng: Chính vì là bộ mặt của doanh nghiệp trên nền tảng số nên quản trị Website giúp bạn thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng. Một giao diện đẹp mắt, hoạt động ổn định, truy cập dễ dàng sẽ tạo ấn tượng tốt hơn cho người dùng.
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi khi kinh doanh online: Bán hàng trên nền tảng Website là yêu cầu tất yếu của các doanh nghiệp hiện nay. Website càng ổn định và hiệu quả thì lượng khách hàng truy cập sẽ càng cao. Khi đó đem lại nhiều doanh thu cho doanh nghiệp.

Những công việc chính khi quản trị Website?

Những công việc chính khi quản trị Website

Những công việc chính khi quản trị Website

Quản trị Website là công việc khá phức tạp, bao gồm nhiều đầu việc khác nhau để đảm bảo Website được hoạt động ổn định nhất.

Thông thường, một nhân viên quản trị sẽ phải thực hiện những nhiệm vụ chính sau:

Quản lý và cập nhật giao diện Website

Giao diện là yếu tố đầu tiên khi người dùng truy cập vào một Website. Giao diện càng hấp dẫn và chuyên nghiệp thì sẽ tạo được nhiều ấn tượng hơn.

Quản lý, cập nhật và điều chỉnh giao diện là các công việc liên quan đến code, link hoặc các lỗi về hình ảnh đăng trên trang Web…

Tối ưu và xây dựng nội dung

Yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ Website nào đó chính là nội dung. Người dùng luôn quan tâm đến nội dung có giá trị trên trang Web. Nội dung Website bạn càng hấp dẫn, chính xác và đúng với mong muốn của người dùng thì vị trí xếp hạng trên công cụ tìm kiếm sẽ càng cao.

Ngoài ra, tối ưu bài viết chuẩn SEO cũng rất quan trọng. Nội dung phải đáp ứng tiêu chuẩn về SEO để được Google đánh giá cao và xếp hạng tốt.

Nếu bạn thấy việc xây dựng và tối ưu nội dung quá phức tạp, bạn có thể sử dụng dịch vụ viết bài chuẩn SEO với chi phí chỉ từ 150k/1 bài viết chuẩn SEO 1000 từ trở lên/có 3 hình ảnh được thiết kế bắt mắt.

Lập kế hoạch tối ưu Website

Vì các công việc trong quản trị Website khá nhiều nên bạn cần phải lập bảng kế hoạch chi tiết.

Đưa ra bảng kế hoạch tối ưu Website thật cụ thể và đầy đủ sẽ giúp quá trình thực hiện dễ dàng hơn rất nhiều. Nếu cần, bạn có thể phối hợp cùng những bộ phận khác liên quan để lập bảng kế hoạch quản trị hoàn chỉnh nhất.

Kiểm tra và sửa lỗi

Xảy ra lỗi và sự cố là vấn đề khó tránh khỏi khi quản lý một Website. Lúc này bạn cần kiểm tra và fix các lỗi kịp thời.

Khi sửa chữa xong, nhiệm vụ của bạn sẽ là báo cáo và cập nhật tình hình cho cấp trên và các bộ phận có liên quan nắm rõ.

Thực hiện sao lưu và backup dữ liệu

Nội dung và dữ liệu trên Website là tài sản vô cùng quý giá. Nếu không may những dữ liệu này bị xóa hay mất đi thì sẽ gây hậu quả rất lớn.

Do đó, nhiệm vụ quan trọng khi quản trị Website sẽ là sao lưu và backup dữ liệu thường xuyên. Đảm bảo thông tin luôn được bảo mật và an toàn nhất.

Thường xuyên kiểm tra đường truyền hosting

Luôn luôn kiểm tra và bảo trì đường truyền hosting để Website được hoạt động ổn định nhất có thể.

Chú ý, trước khi khắc phục lỗi do đường truyền hosting, bạn cần sao lưu dữ liệu thật cẩn thận. Tránh để xảy ra những hệ quả không mong muốn cho Website của mình.

Báo cáo, theo dõi tình hình hoạt động của Website

Đây cũng là nhiệm vụ khá quan trọng của một người quản trị Website. Để biết Website có hoạt động hiệu quả hay không thì bạn cần theo dõi tình hình hoạt động thường xuyên. 

Đánh giá những kết quả đạt được của Website, báo cáo với cấp trên và đề ra phương án cải tiến phù hợp nhất.

Thực hiện hoạt động quảng bá Website

Một Website hoạt động bình thường không thể nào tiếp cận đến lượng khách hàng lớn được. Khi đó, nhiệm vụ của bạn sẽ là quảng bá cho Website để thu hút được nhiều người dùng hơn.

Lên các chiến dịch quảng cáo Website, thực hiện kế hoạch SEO hoặc quảng cáo trên Google Ads. Ngoài ra, thực hiện quảng bá trên các nền tảng mạng xã hội hay email cũng là phương án tối ưu của nhiều doanh nghiệp.

Có thể bạn đang tìm: Nên SEO hay quảng cáo Google Ads?

Người quản trị Website cần có những kỹ năng nào?

Người quản trị Website cần có những kỹ năng nào

Người quản trị Website cần có những kỹ năng nào

Để làm tốt công việc quản trị Website, bên cạnh nắm vững kiến thức chuyên môn thì bạn cũng cần có những kỹ năng cần thiết.

Đó có thể là các kỹ năng cơ bản như:

  • Am hiểu chuyên sâu về cơ chế vận hành của Website: Chắc chắn để có thể tối ưu và quản trị hiệu quả Website thì bạn cần có kỹ năng chuyên sâu về cơ chế vận hành của nó. Khi hiểu được cơ chế hoạt động và các thuật ngữ cần thiết thì công việc sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn.
  • Kỹ năng quản trị nội dung Website: “Content is King”, bạn cần có kỹ năng xây dựng, tối ưu và quản trị nội dung thật tốt. Đảm bảo nội dung chuẩn SEO, đúng Search Intent người dùng và hợp xu hướng.
  • Hiểu biết cơ bản về các ngôn ngữ lập trình: HTML, CSS: Nếu biết thêm về các ngôn ngữ lập trình cơ bản thì quá trình quản trị Website sẽ hiệu quả đơn. Đó có thể là các cách sử dụng HTML hay CSS cơ bản.
  • Sử dụng các công cụ quản trị Website: Google Analytics, Google Webmaster Tools: Đây là những công cụ đắc lực phục vụ cho quá trình SEO và quản lý một Website. Bạn cần có kiến thức và nắm vững cách dùng của các công cụ cơ bản này. Ngoài ra, bạn nên sử dụng Heatmap để phân tích hành vi người dùng trên website.
  • Kỹ năng về SEODigital Marketing: Khi nắm được cơ bản các kỹ năng trong SEO và Digital Marketing, bạn sẽ hiểu rõ xu hướng thị trường và cải thiện Website tốt hơn.
  • Kỹ năng thiết kế cơ bản: Xử lý đồ họa và thiết kế tốt sẽ giúp bạn cải tiến giao diện Website hấp dẫn và thu hút hơn rất nhiều.

Một số công việc cơ bản cho quản lý Website hàng tháng và hàng quý

Một số công việc cơ bản cho quản lý Website hàng tháng và hàng quý

Một số công việc cơ bản cho quản lý Website hàng tháng và hàng quý

Bên cạnh quản trị Website theo ngày hay theo tuần, bạn cũng cần thực hiện các nhiệm vụ khác theo từng tháng hoặc từng quý. Đây là các công việc cần thời gian dài để nắm được các chỉ số chính xác nhất. Chẳng hạn như:

  • Đánh giá thời gian onsite và thoát trang của người dùng
  • Kiểm tra thời lượng loading của Website
  • Kiểm tra và xóa các Plugin không cần thiết
  • Check các chỉ số quan trọng sau mỗi dự án SEO để đề ra giải pháp
  • Tối ưu hệ thống cơ sở dữ liệu của Website sau mỗi tháng hoặc quý

Trên đây là tổng hợp 8 nhiệm vụ cơ bản nhất của một người quản trị Website phải thực hiện. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn và giúp bạn thực hiện tốt công việc. Nếu có gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đến Ez Marketing nhé.