5/5 - (1 vote)

Bài viết được cập nhật ngày 27/01/2024

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều đầu tư cho việc tối ưu SEO để tăng thứ hạng Website. Ngươi thực hiện các nhiệm vụ này chính là bộ phận SEO. Tùy theo quy mô và định hướng thương hiệu mà mỗi công ty sẽ có các vị trí SEO khác nhau. Cùng EZ Marketing tìm hiểu chi tiết công việc của các vi trí trong một bộ phận SEO ngay sau đây.

SEO là gì? Vị trí SEO có vai trò gì trong doanh nghiệp?

SEO là gì?

SEO là quá trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm nhằm nâng cao thứ hạng Website. Đây là một trong những kỹ thuật quan trọng giúp đưa trang Web đến gần hơn với người dùng. 

SEO là gì

SEO là gì

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp SEO kèm nhiều công việc cần thực hiện. Do đó, bộ phận SEO trong một doanh nghiệp thường ít nhất 2 người để đảm nhiệm vị trí này.

Vị trí SEO có vai trò gì trong doanh nghiệp?

Có thể nói, các vị trí SEO trong doanh nghiệp giữ vai trò khá quan trọng. Đây sẽ là bộ phận trực tiếp thực hiện các kỹ thuật SEO. Họ có các vai trò như:

  • Tối ưu hóa nội dung trên trang Web: Thông thường, các công ty sẽ có vị trí Content chuyên sản xuất nội dung chuẩn SEO. Và SEOer là người tối ưu hóa nội dung đó. Kiểm tra nội dung xem chuẩn SEO hay chưa, thực hiện các kỹ thuật SEO Onpage, SEO Offpage.
  • Tăng thứ hạng Website trên công cụ tìm kiếm: Bộ phận SEO là người trực tiếp sử dụng các kỹ thuật SEO để tăng thứ hạng từ khóa. Đẩy từ khóa mục tiêu lên các vị trí Top đầu mà không cần đầu tư chạy quảng cáo. Giúp duy trì thứ hạng vững chắc, tăng sức mạnh cho Website.
  • Tăng nhận diện thương hiệu, thúc đẩy doanh thu cho doanh nghiệp: Khi quá trình SEO đạt kết quả, độ nhận diện thương hiệu sẽ tăng cao. Khi đó doanh thu của doanh nghiệp cũng có sự chuyển biến rõ rệt.
  • Đảm bảo Website hoạt động an toàn, bền vững: Vị trí SEO có vai trò bảo đảm cho trang Web được an toàn, bền vững. Kiểm tra, đánh giá trang để tránh các liên kết xấu trỏ đến trang. Từ đó giúp tăng sức mạnh và độ uy tín cho Website.

Có những vị trí SEO phổ biến nào trong một công ty?

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp ngày càng đầu tư nhiều tư cho bộ phận SEO. Đây là vị trí quan trọng, thực hiện số lượng công việc đồ sộ. Do đó, thông thường, trong một công ty sẽ có các vị trí SEO phổ biến như:

Có những vị trí SEO phổ biến nào trong một công ty

Có những vị trí SEO phổ biến nào trong một công ty

Thực tập sinh SEO

Thực tập sinh là những vị trí khá phổ biến trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Tùy vào quy mô công ty mà số lượng thực tập sinh SEO sẽ khác nhau. Nếu là một agency chuyên cung cấp dịch vụ SEO thì số lượng thực tập sinh sẽ khá lớn, có thể lên tới hàng trăm người.

Đối với thực tập sinh, các bạn cần có kiến thức cơ bản về kỹ thuật SEO. Công ty sẽ đào tạo thêm về các kỹ năng như content, tối ưu SEO Onpage, SEO Offpage…Đây là vị trí nền tảng để có thể đảm nhiệm các vị trí cao hơn trong bộ phận SEO.

Nhân viên SEO

Nhân viên SEO là vị trí phổ biến nhất trong các doanh nghiệp hiện nay. Đây là người sẽ đảm nhiệm trực tiếp các công việc trong bộ phận SEO. Bao gồm cả việc quản lý chất lượng nội dung, SEO Onpage, SEO Offpage, tối ưu liên kết, backlink, ảnh…

Ngoài ra, đây là vị trí SEO thực hiện việc nghiên cứu từ khóa, lên chiến lược SEO phù hợp cho doanh nghiệp. Bạn sẽ cần có kiến thức vững về SEO, xu hướng SEO cũng như các thuật toán của Google

Bên cạnh đó, nhân viên SEO còn phải có kiến thức về các công cụ như Google Analytics, Google Search Console, SEMrush, Ahrefs

SEO Leader

SEO Leader cũng là một trong những vị trí SEO phổ biến ở các công ty. Đây sẽ là người quản lý các bộ phận như SEO, Content, thực tập sinh SEO, cộng tác viên SEO…

Một người SEO leader cần có kiến thức về SEO, marketing. Có khả năng phân tích, nghiên cứu, quản lý tốt. Thông thường, vị trí này cần có ít nhất 2 năm kinh nghiệm ở vị trí nhân viên SEO. 

SEO Manager

SEO Manager gần như là vị trí quản lý toàn bộ các công việc trong bộ phận SEO của doanh nghiệp. Thông thường, SEO Manager sẽ không trực tiếp thực hiện công việc mà sẽ tập trung hơn vào việc quản lý.

Đây sẽ là người đưa ra các chiến lược SEO mới, phù hợp với định hướng thương hiệu. Đồng thời, quản lý SEO còn là vị trí quan trọng trình bày trực tiếp với cấp trên. Để đảm nhiệm vị trí SEO manager, bạn cần có kiến chức chuyên sâu về SEO và Marketing. Am hiểu các kỹ thuật, xu hướng SEO cũng như phân tích đối thủ cạnh tranh.Thông thường, bạn cần ít nhất 3 – 5 năm để có thể đảm nhiệm công việc quản lý SEO ở các doanh nghiệp.

Những kỹ năng cần có để có thể nắm giữ các vị trí SEO trong doanh nghiệp

Thực tế, tùy vào quy mô và định hướng SEO của mỗi doanh nghiệp mà yêu cầu cho bộ phận SEO sẽ khác nhau. 

Thông thường, bạn cần có các kỹ năng quan trọng sau:

Những kỹ năng cần có để có thể nắm giữ các vị trí SEO trong doanh nghiệp

Những kỹ năng cần có để có thể nắm giữ các vị trí SEO trong doanh nghiệp

  • Kiến thức chuyên môn SEO: Chắc chắn, bạn phải là người nắm vững các kiến thức chuyên môn SEO. Am hiểu chuyên sâu về các thuật ngữ, khái niệm SEO. Từ đó mới có thể biến kiến thức nền tảng thành thực tiễn. Áp dụng chúng vào quá trình tối ưu SEO cho Website của doanh nghiệp.
  • Kỹ năng nghiên cứu: Bạn cần có kỹ năng nghiên cứu từ khóa SEO, phân tích đối thủ SEO và tìm hiểu sản phẩm – ngành hàng. Đồng thời, SEOer cần phải nghiên cứu về người dùng. Thấu hiểu insight của họ để sáng tạo nội dung đúng search intent nhất. Từ đó lên kế hoạch hoàn thiện cho chiến lược SEO của thương hiệu.
  • Kỹ năng phân tích: Bạn cần có kỹ năng phân tích chuyên sâu khi thực hiện công việc SEO. Tiến hành phân tích bộ từ khóa mục tiêu, phân tích backlink, các chức năng của website…Ngoài ra, cần phải phân tích số liệu, các chỉ số đo lường hiệu quả được sau mỗi chiến dịch SEO.
  • Kỹ năng viết: Các vị trí SEO không nhất thiết phải có kỹ năng viết chuyên sâu như Content. Thế nhưng, bạn cần nắm vững kỹ năng viết chuẩn SEO. Biết cách triển khai nội dung đúng mong muốn khách hàng mục tiêu. Từ đó tăng trải nghiệm tốt cho người dùng, thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi cho thương hiệu.
  • Kỹ năng quản lý dự án: Thông thường, các doanh nghiệp thường có nhiều dự án SEO khác nhau. Đặc biệt, nếu làm trong một agency thì kỹ năng quản lý dự án vô cùng quan trọng. Bạn cần biết cách sắp xếp công việc, quản lý dự án, quản lý con người. Như vậy mới có thể hoàn thành tốt những công việc được giao.

Mô tả chi tiết công việc SEO

Bạn có bao giờ thắc mắc, một nhân viên SEO thường làm những công việc gì không? Mô tả công việc chi tiết của vị trí SEO sẽ bao gồm những gì?

Mô tả chi tiết công việc SEO

Mô tả chi tiết công việc SEO

Khám phá chi tiết cùng EZ Marketing nhé:

  • Nghiên cứu, phân tích từ khóa: Công việc đầu tiên của bất kỳ SEOer nào đó là nghiên cứu từ khóa. Bạn tiến hành nghiên cứu, phân tích, tạo bảng từ khóa mục tiêu. Có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như KeywordTool, Google Trends, Google Keyword Planner
  • Phân tích đối thủ, sản phẩm, người dùng: Đây là công việc bắt buộc của một nhân viên SEO. Bạn cần nghiên cứu và phân tích đối thủ, sản phẩm/dịch vụ. Ngoài ra còn phải phân tích người dùng, thấu hiểu những mong muốn của họ. Từ đó đề ra các phương án SEO đáp ứng đúng search intent người dùng.
  • Lập kế hoạch SEO: Trước khi tiến hành SEO Website, bạn cần lập kế hoạch SEO chi tiết. Nội dung bao gồm kế hoạch content, từ khóa, backlink, ngày thực hiện, mục tiêu…Bảng kế hoạch càng chi tiết sẽ giúp quá trình triển khai càng dễ dàng.
  • Tối ưu SEO Onpage, SEO Offpage: Tối ưu SEO Onpage, SEO Offpage là công việc của các vị trí SEO. Tiến hành tối ưu các chỉ số như content, title, meta description, URL, internal link, tối ưu ảnh chuẩn SEO, backlink…
  • Xử lý các vấn đề phát sinh của Website: Bạn là người trực tiếp quản lý Website nên cần xử lý khi có vấn đề xảy ra. Nếu trang Web có các dấu hiệu bất thường thì SEOer sẽ là người trực tiếp xử lý.
  • Theo dõi, đánh giá hiệu quả SEO: Sau mỗi chiến dịch SEO, bạn cần phân tích, đánh giá hiệu quả SEO. Theo dõi các chỉ số để xem chiến dịch SEO có hiệu quả hay không. Từ đó đề ra các phương án triển khai tốt hơn ở lần sau.
  • Báo cáo, làm việc với cấp trên: Bộ phận SEO cũng cần làm các báo cáo hằng tuần, hằng tháng. Trực tiếp làm việc, tham mưu với cấp trên về công việc. Có thể đề xuất các phương án hiệu quả cho SEO với cấp trên.

Lộ trình thăng tiến của vị trí SEO như thế nào?

Có rất nhiều người thắc mắc liệu làm SEO có khả năng thăng tiến hay không? Công việc này có nhiều cơ hội nghề nghiệp trong tương lai hay không?…

Thực tế, câu trả lời là chắc chắn có. Không chỉ riêng SEO, bất kỳ vị trí nào cũng đều có khả năng thăng tiến tốt. Miễn là bạn cố gắng trau dồi kiến thức cũng như kỹ năng mỗi ngày.

Lộ trình thăng tiến của vị trí SEO như thế nào

Lộ trình thăng tiến của vị trí SEO như thế nào

Đối với vị trí SEO, từ thực tập sinh SEO có thể thăng tiến lên nhân viên SEO, SEO Leader đến SEO Manager…Tùy vào quy mô và định hướng của mỗi doanh nghiệp.

Cơ hội nghề nghiệp của nghề SEO cũng rất rộng mở. Xu hướng thời đại số ngày càng phát triển, khi đó nhu cầu sử dụng mạng xã hội, truy cập Web của con người sẽ ngày càng tăng cao.

Như vậy, trên đây là những thông tin cơ bản về các vị trí SEO trong bộ phận SEO. EZ Marketing hy vọng chúng sẽ thực sự hữu ích với bạn. Chúc bạn sẽ luôn thăng tiến trong công việc, tìm ra định hướng phù hợp với mục tiêu của mình. Nếu có bất kỳ vấn đề nào cần được giải đáp, bạn liên hệ ngay cho chúng tôi nhé.