5/5 - (2 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 26/01/2024

Nếu bạn đang là 1 SEOer, Leader SEO, SEO Manager thì bài viết này dành cho bạn! Bài viết này sẽ giúp bạn cách đánh giá độ khó dễ của 1 dự án SEO, từ đó đưa ra các quyết định quan trọng trước khi nhận dự án SEO.

Vì sao cần đánh giá độ khó dễ của 1 dự án SEO?

Vì sao cần đánh giá độ khó dễ của 1 dự án SEO?

Vì sao cần đánh giá độ khó dễ của 1 dự án SEO?

Trước khi nhận 1 dự án SEO hoặc bạn cần báo giá SEO cho khách hàng hay bạn cần ước tính thời gian lên TOP của các từ khóa trong dự án SEO thì việc đầu tiên bạn cần làm là đánh giá độ khó dễ của 1 dự án SEO.

Chỉ khi đánh giá được độ khó dễ của 1 dự án SEO thì bạn mới có thể biết được bạn có thể thực hiện dự án SEO đó thành công và đưa các từ khóa trong dự án SEO đó lên TOP hay không. Ngoài ra, bạn có thể ước tính được thời gian lên TOP của các từ khóa trong dự án SEO đó và có thể ước tính chi phí SEO để báo giá SEO cho khách hàng.

Những ai cần đánh giá độ khó dễ của 1 dự án SEO?

Dưới đây là những người cần đánh giá độ khó dễ của 1 dự án SEO:

  1. SEO Freelancer: những người làm SEO Freelancer cần đánh giá độ khó dễ của dự án SEO để quyết định có nhận dự án SEO đó hay không và báo giá SEO chính xác cho khách hàng.
  2. SEOer inhouse: các người làm SEO trong công ty thì phải đánh giá độ khó dễ của dự án SEO để ước tính thời gian đẩy các từ khóa SEO trong dự án SEO đó lên TOP.
  3. Affiliater/dropshipping: những người làm Affiliater/dropshipping cần đánh giá độ khó dễ của 1 dự án SEO để xem họ có thể tự SEO website của mình lên TOP hay phải thuê dịch vụ SEO bên ngoài.
  4. Leader SEO/SEO Manager: những người quản lý dự án SEO cần đánh giá độ khó dễ của dự án SEO để tính toán số nhân sự/thời gian/chi phí/mục tiêu cho dự án SEO mà họ quản lý.
  5. Doanh nhân/người bán hàng Online: những người doanh nhân/người bán hàng online cần đánh giá độ khó dễ của 1 dự án SEO để xem họ có thể tự làm SEO hay phải thuê SEO bên ngoài(SEO Freelancer hay SEOer inhouse?).

Các tiêu chí đánh giá độ khó dễ của 1 dự án SEO

Theo các chuyên gia SEO của EZ Marketing thì để đánh giá đọ khó dễ của 1 dự án SEO thì bạn cần sử dụng 16 tiêu chí sau:

  1. Website cần SEO có thuộc nhóm YMYL hay không? Tất cả các website YMYL(Your Money Your Life) đều được Google đánh giá rất cẩn thận, do vậy rất khó để bạn SEO lên TOP trong thời gian ngắn. Và bạn phải tuân thủ EEAT mới có cơ hội lọt TOP 10 Google.
  2. Các đối thủ SEO có mạnh không: nếu đối thủ SEO trong TOP 10 đều là đối thủ mạnh, có nhiều ngân sách thì bạn rất khó để đánh bại họ. Ví dụ: nếu bạn SEO website bán quần áo, mà trong TOP 10 đều là Tiki, Shopee, Lazada…thì bạn rất khó để lọt vào TOP 10 Google. Bạn có thể xem chi tiết: Hướng dẫn phân tích đối thủ SEO chi tiết từng bước.
  3. Vị trí các từ khóa hiện tại so với mục tiêu SEO: để đánh giá độ khó dễ của dự án SEO thì bạn cần xem vị trí hiện tại của các từ khóa cần SEO so với mục tiêu cần đạt của dự án SEO. Ví dụ nếu các từ khóa cần SEO nằm từ top 11 – 20 mà mục tiêu cần SEO vào TOP 10 thì không quá khó. Nhưng nếu các từ khóa cần SEO nằm ngoài top 100 mà để đẩy các từ đó vào TOP 10 thì khá khó khăn.
  4. Độ khó của từ khóa cần SEO: trong những lĩnh vực khó SEO, có những đối thủ SEO mạnh thì cũng có những từ khóa dễ SEO(Từ khóa dài, ít đối thủ viết về từ khóa đó). Nếu bạn cần SEO các từ khóa dễ thì cơ hội bạn lọt TOP 10 dễ hơn.
  5. Website của bạn được Google index từ năm nào? Các website được Google index từ càng nhiều năm về trước thì càng được Google đánh giá cao.
  6. Website của bạn có chạy quảng cáo không? Yếu tố traffic website là một trong 3 trụ cột chính của SEO. Do vậy, nếu bạn chạy quảng cáo sẽ tăng lượng traffic đáng kể cho website, từ đó lên TOP Google chỉ là chuyện sớm muộn.
  7. Website của bạn có nhiều backlink chất lượng không? Một website được nhiều backlink báo, các backlink có cùng chủ đề, các backlink có nhiều traffic trỏ tới thì website đó càng dễ lên TOP Google.
  8. Các bài viết trên website của bạn có chất lượng không? Để đánh giá 1 bài viết chất lượng thì chúng tôi thường sử dụng cấc tiêu chí đánh giá traffic như time on site, page/visit, bounce rate(tỷ lệ thoát).
  9. Số bài viết trên Website của bạn: một website có càng nhiều bài viết chất lượng thì càng dễ lọt TOP Google.
  10. Các kênh truyền thông lớn có nhắc nhiều tới thương hiệu của bạn không? Nếu một website/thương hiệu được cả các kênh truyền thông Offline(như tivi, radio, biển quảng cáo…) và các kênh truyền thông Online(như Facebook, Podcast, Youtube, MXH…) nhắc tới thì các từ khóa trong website đó sẽ lên TOP trong thời gian ngắn.
  11. Nguồn lực cho dự án SEO: để đánh giá 1 dự án SEO khó hay dễ còn phụ thuộc vào nguồn lực cho dự án SEO. Bạn có bao giờ gặp trường hợp khách bảo: “Anh có 3 triệu, em SEO lên TOP cho anh mấy từ khóa này” không? Nguồn lực quá ít thì không thể làm SEO nổi. Nguồn lực cho dự án SEO có thể bao gồm tiền, con người, backlink, công cụ SEO
  12. Thời gian: đây là 1 yếu tố cực kỳ quan trọng để đánh giá độ khó dễ của 1 dự án SEO. SEO Google hiện nay không dễ như trước đây, đối với những website mới cho Google index thì dù từ khóa dễ đến đâu thì Google cũng không cho từ khóa đó lên top ngay được, ít nhất phải từ 3 tháng trở lên.
  13. Mục tiêu của dự án SEO: một dự án SEO khó hay dễ phụ thuộc rất nhiều vào mục tiêu của dự án SEO đó. Ví dụ: một dự án SEO có 100 từ khóa và mục tiêu là cả 100 từ khóa đó phải lọt vào TOP 10 thì đó là mục tiêu bất khả thi, không một SEOer chuyên nghiệp nào dám cam kết mục tiêu này.
  14. Website đã từng bị Google phạt chưa: nếu một website đã bị Google phạt rồi thì trước tiên phải gỡ án phạt của Google trước khi SEO. Tỷ lệ SEO thành công các website đã từng bị Google phạt rất thấp.
  15. Website đã từng SEO chưa? Nếu bạn nhận 1 website đã từng SEO thì bạn cần phải đánh giá lại tất tần tật cả Onpage và Offpage của website đó. Nếu cách làm SEO trước đó của website khác hoàn toàn so với cách làm SEO của bạn thì bạn cần 1 thời gian để tối ưu lại toàn bộ, đôi khi không thể sửa lại.
  16. Nội dung trên website có ngắn, sơ sài hay có copy, tối ưu SEO quá liều không? EZ Marketing sợ nhất là các website chứa toàn bài viết copy, vì rất mất công sức sửa lại các bài đó. Khi nhận được các dự án như vậy, chúng tôi thường đề xuất với khách hàng là viết lại toàn bộ các bài copy thay vì sửa lại. Nếu nội dung các bài viết ngắn, sơ sài thì sửa lại sẽ dễ dàng hơn. Còn về tối ưu SEO quá liều, ví dụ như là đặt mật độ từ khóa chính quá dày thì cũng mất nhiều thời gian để sửa lại.

Các bước đánh giá độ khó dễ của 1 dự án SEO

Dưới đây là các bước đánh giá độ khó dễ của 1 dự án SEO mà các chuyên gia SEO của EZ Marketing đang áp dụng:

Bước 1: Đánh giá các từ khóa cần SEO

Khi nhận 1 dự án SEO thì cần đánh giá sơ qua về bộ từ khóa cần SEO, ví dụ như các từ khóa cần SEO là từ khóa ngắn hay dài, lượng tìm kiếm các từ khóa nhiều hay ít, từ bộ từ khóa cũng biết được lĩnh vực SEO là gì…

Bước 2: Phân tích tình trạng website cần SEO

Đây là 1 bước rất quan trọng để phân tích độ khó dễ của dự án SEO. Tình trạng website bao gồm:

  1. Tên miền và website đã xây dựng và cho Google index lâu chưa?
  2. Có nhiều bài viết chất lượng trên website không?
  3. Website đã được tối ưu tốt cho SEO chưa?
  4. Thiết kế website đã tối ưu tốt cho trải nghiệm người dùng chưa?
  5. Nếu website đã cho Google index từ lâu rồi thì các chỉ số người dùng(time on site, page/visit, bounce rate – tỷ lệ thoát) có tốt không?
  6. Website có đang bị nhiễm virut hay bị hack tiếng Nhật không?
  7. Website đã từng bị Google phạt chưa?
  8. Có nhiều bài viết ngắn, sơ sài, copy hay tối ưu SEO quá liều trên website không?
  9. Website có bị các backlink spam, baclink xấu trỏ về không?

Bước 3: Phân tích đối thủ SEO

Sau khi có bộ từ khóa thì EZ Marketing sẽ lấy từ khóa chính và tìm kiếm từ khóa đó trên Google để tìm ra TOP 10 đối thủ SEO. Sau đó, phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ SEO so với website cần SEO.

Bước 4: đánh giá nguồn lực, thời gian cho dự án và mục tiêu dự án SEO

Nguồn lực dự án SEO có thể là số tiền mà khách hàng sẵn sàng chi cho dự án SEO, số nhân sự hiện có, backlink hiện có, các bài viết hiện có, các công cụ SEO…Nếu 1 dự án SEO có quá ít nguồn lực để đẩy các từ khóa lên TOP thì đây là một dự án SEO khó.

Ngoài nguồn lực thì bạn phải xem thời gian SEO dự án đó có đủ không, mục tiêu dự án SEO có bất khả thi không.

Bước 5: đánh giá độ khó dễ của dự án SEO

Sau khi thực hiện 4 bước ở trên, thì EZ Marketing sẽ đánh giá độ khó dễ của dự án SEO dựa vào “Các tiêu chí đánh giá độ khó dễ của 1 dự án SEO” đã trình bày ở phần trước! Từ đó, đánh giá độ khó dễ của dự án SEO đó.

Cần làm gì sau khi đánh giá độ khó dễ của 1 dự án SEO?

Sau khi đánh giá độ khó dễ của 1 dự án SEO thì bạn sẽ:

  1. Đưa ra thời gian cần thiết để SEO dự án SEO đó lên TOP: bạn cần 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng hay 12 tháng.
  2. Yêu cầu nguồn lực cần thiết để SEO dự án đó: bạn cần bao nhiêu tiền, cần những công cụ SEO nào, bao nhiêu người viết nội dung,…
  3. Mục tiêu của dự án SEO: nếu mục tiêu của dự án SEO quá cao thì bạn có thể thương lượng với khách hàng/sếp để đưa ra 1 mục tiêu SEO mà bạn thấy phù hợp và khả thi.
  4. Quyết định có nhận SEO dự án đó hay không: nếu bạn thấy khả năng của mình không thể SEO dự án đó lên TOP hoặc khách hàng/sếp không đáp ứng nguồn lực, thời gian thì bạn cũng không nên nhận dự án SEO đó.

Có nên sử dụng các chỉ số của các công cụ SEO để đánh giá độ khó dễ của 1 dự án SEO?

Một số SEOer thường phân tích các chỉ số Domain authority(DA), Page authority(PA), Trust Flow, Citiation Flow, Domain Rating(DR), URL Rating(UR), Ahrefs Rank,…của các đối thủ TOP 10 để đánh giá độ khó dễ của dự án SEO mà họ đảm nhận!

Vậy các chỉ số này có đánh giá được độ khó dễ của một dự án SEO? Theo các chuyên gia SEO của EZ Marketing thì các chỉ số này không thể sử dụng để đánh giá độ khó dễ của 1 dự án SEO, vì:

  1. Các tiêu chí đánh giá website của các công cụ không giống các tiêu chí đánh giá của Google: ví dụ các công cụ như công cụ Ahrefs, Majestic, Moz đánh giá cao 1 số backlink nhưng Google lại đánh giá thấp số backlink đó.
  2. Các chỉ số này ghi nhận backlink khác cách ghi nhận của Google: một số backlink đã được ghi nhận trong các công cụ Ahrefs, Majestic, Moz, từ đó, làm cho các chỉ số của các công cụ đó tăng mạnh. Nhưng trong Google Search Console lại không ghi nhận những backlink đó, do vậy thứ hạng các từ khóa của bạn không bị tác động(tăng/giảm).
  3. Google liên tục cập nhật: Google liên tục cập nhật thuật toán, do vậy các trọng số của các chỉ số đánh giá SEO sẽ thay đổi. Do vậy, các công cụ khác sẽ không thể kịp nắm bắt để thay đổi các chỉ số của họ giống với Google.

Bạn có thể tham khảo các chiến lược SEO CHẤP tất cả mọi thuật toán của Google

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về chủ đề “đánh giá độ khó dễ của 1 dự án SEO”, hãy chat trực tiếp với chúng tôi, các chuyên gia SEO của EZ Marketing sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn trong thời gian sớm nhất! Nếu thấy bài viết về chủ đề này hữu ích đối với bạn, hãy chia sẻ tới các hội nhóm SEO mà bạn tham gia nhé, sẽ có nhiều người cần kiến thức này đó bạn!