Bài viết được cập nhật ngày 16/09/2024
Viết content có khó không? Làm thế nào để viết content đột phá, thu hút sự chú ý của khách hàng? Tham khảo ngay 6 cách viết content hay cho người mới bắt đầu tại bài viết dưới đây để có tư duy, định hướng phù hợp khi triển khai content trên các nền tảng khác nhau nhé!
Nội dung bài viết
Thế nào là content hay?
Trước đây, content hay đơn thuần là bài viết “chạm” đến cảm xúc của khách hàng, cung cấp thông tin hữu ích, làm thỏa mãn người đọc. Tuy nhiên, trước những tác động mạnh mẽ của công nghệ, sự phủ sóng của các nền tảng social, content giờ đây ngoài phục vụ đối tượng khách hàng mục tiêu còn phải được tối ưu để phù hợp với thuật toán, chính sách của kênh đăng tải.
Nói một cách dễ hiểu, content hay thời đại 4.0 cần thỏa mãn 4 yếu tố:
- Angle (góc nhìn)
- Timing (thời điểm)
- Distribution (phân phối)
- Writing (cách diễn đạt)
Content là gì? Các kỹ năng để trở thành 1 người làm content giỏi
Giá trị cốt lõi của một content hay
Một content hay ngoài mang lại thông tin hữu ích cho người đọc thì content đó phải mang lại giá trị bán hàng, giá trị giải trí, giá trị mở rộng hiểu biết và giá trị cảm xúc:
1. Giá trị bán hàng
Một content hay là một nội dung sau khi mang lại thông tin cho người dùng thì phải kích thích người dùng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn. Nếu một nội dung có thể làm nổi bật giá trị của sản phẩm/dịch vụ của bạn so với các bên khác, thì đó là một nội dung hay.
2. Giá trị giải trí
Một content hay phải giúp người dùng thấy “thoải mái, vui vẻ” sau khi đọc nội dung đó. Một nội dung chỉ mang đến thông tin mà không có tính giải trí trong đó thì sẽ rất khô khan, khó đọc, và đôi khi khó hiểu cho người dùng. Một số lĩnh vực có những thuật ngữ rất khô khan, nhưng nếu một content hay sẽ đem đến “luồng gió mát” giúp người đọc “giải trí” khi đọc hiểu những thuật ngữ khô khan.
3. Giá trị mở rộng hiểu biết
Ngoài mang đến những thông tin giải đáp tìm kiếm của người dùng thì content hay còn phải giúp người đọc tìm ra những thứ “sâu xa” hơn những thứ người dùng đang tìm.
Ví dụ: Người dùng đang tìm kiếm kiến thức SEO. Nếu một content hay thì còn phải khơi gợi cho người dùng tìm hiểu về kiến thức Content(Bạn có thể viết: Ngoài kiến thức SEO, các SEOer nên tìm hiểu thêm về kiến thức content, nó là một phần hỗ trợ không thể thiếu cho việc SEO TOP Google). Từ đó, người dùng tìm hiểu về kiến thức SEO cũng sẽ muốn tìm hiểu thêm về kiến thức Content.
4. Giá trị cảm xúc
Một content hay mang lại cảm xúc dâng trào cho người đọc. Có những đoạn mang cảm xúc vui vẻ, tự hào, tin tưởng, hy vọng. Có những đoạn lại mang tới cảm xúc như cảm động, đồng cảm, quan tâm. Và đôi khi có những cảm xúc như sợ hãi, tức giận, buồn bã, ghê tởm, … Một content hay mang lại cho người đọc càng nhiều loại cảm xúc thì nội dung đó càng hay và càng được đánh giá cao.
Nếu bạn có thể viết content hay, thì bạn có thể trở thành một Content Freelancer, làm việc tự do, mà không cần đến công ty!
Hướng dẫn cách viết content hay cho người mới bắt đầu
Bước 1: Xây dựng ý tưởng
Xây dựng ý tưởng bài viết là công việc đầu tiên cần làm trước khi triển khai viết bài. Ý tưởng, chủ đề bài viết phải liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, đồng thời phải đáp ứng được nhu cầu thông tin của đối tượng khách hàng tiềm năng.
Bước 2: Lên dàn ý bài viết
Sau khi đã xác định được keyword chủ đề bài viết, bạn cần xây dựng outline chi tiết để tránh lan man, lạc đề khi triển khai ý tưởng.
Bước 3: Triển khai viết bài
Với dàn ý chi tiết đã được lên từ trước đó, bạn cần sử dụng câu từ phù hợp để diễn giải, làm rõ từng vấn đề. Trong quá trình viết, hãy sử dụng văn phong của mình để tạo điểm nhấn khác biệt cho bài viết nhé!
Bước 4: Biên tập lại bài viết
Đây là khâu quan trọng, không nên bỏ qua trong quá trình thực hiện viết content. Sau khi đã hoàn thành bài viết, bạn cần đọc lại toàn bộ bài để rà soát lỗi liên quan đến chính tả, diễn đạt lủng củng, chưa thoát ý, chưa đúng trọng tâm. Việc này giúp cho bài viết được chỉn chu nhất trước khi công khai đăng tải.
Bước 5: Đăng tải
Hoàn tất bước biên tập, bài viết sẽ được xuất bản công khai trên các nền tảng.
Bước 6: Theo dõi, đánh giá bài viết
Cách tốt nhất để đánh giá chất lượng content của mình là theo dõi phản hồi của độc giả về bài viết. Chỉ số như lượt react, lượt comment, share (nền tảng social), lượt xem, tỷ lệ thoát trang, thời gian trên trang – Time On site…(website) sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc đánh giá.
6 định dạng content phổ biến hiện nay
1. Sale Content
Sale content hay content bán hàng là dạng bài viết thông dụng nhất hiện nay, xuất hiện trên mọi nền tảng từ online (Web, Blog, Email, Sale Page, Fanpage hoặc Profile Facebook Cá Nhân) đến offline (Quảng cáo toà nhà, tờ rơi, báo giấy, billboard,…).
Thuở sơ khai, content bán hàng đơn thuần là cách người bán cung cấp thông tin về sản phẩm, chương trình khuyến mãi. Sau này, content bán hàng ngày càng được cải tiến với những câu từ nhằm thuyết phục khách hàng chú ý đến sản phẩm, thúc đẩy hành vi mua của khách hàng.
2. Social Content
Social Content là các bài viết được đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội như: profile Cá chân, Group Facebook, Fanpage Facebook, Zalo, LinkedIn, Forum chuyên ngành,…Những content hay trên mạng xã hội có khả năng gây sự chú ý cho khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên, có thể khiến khách mua hàng một cách đơn giản nhất nên đây được xem là định dạng content hiệu quả, giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí quảng cáo.
Tuy nhiên, để sáng tạo một content social hay, người làm content cần hiểu insight khách hàng, từ đó sử dụng từ ngữ phù hợp để tạo ấn tượng cho độc giả.
Content Creator là ai? Làm sao để trở thành Content Creator?
3. Technical Content
Technical content là một dạng bài viết chuyên ngành cung cấp kiến thức về một ngành nghề, lĩnh vực nào đó. Technical content không sử dụng từ ngữ hoa mỹ, khuếch chương mà đi thẳng vào vấn đề cụ thể, cung cấp đầy đủ thông tin, dẫn chứng có liên quan đến vấn đề bài viết đang đề cập. Do đó, dạng Technical content đòi hỏi người viết phải am hiểu, có chuyên môn sâu về lĩnh vực đó.
4. Creative Content
Creative Content là một dạng content thú vị, yêu cầu người làm phải có khả năng năng sáng tạo cao, có thể nghĩ ra các ý tưởng, concept độc đáo, mới lạ. Dạng content này thường mang lại giá trị về mặt thương hiệu, thẩm mỹ, viral content. Một số dạng Creative Content thường thấy như: Slogan, Storyboard, biên kịch video, TVC viral, video viral…
5. Content SEO
Content SEO là dạng nội dung được xây dựng trên website nhằm tối ưu thứ hạng trang trên công cụ tìm kiếm. Nội dung bài viết chuẩn SEO xoay quanh một từ khoá nhất định để google dễ dàng nhận diện và xếp hạng. Bên cạnh đó, bài viết SEO cũng cung cấp cho người dùng thông tin bổ ích về các vấn đề xoay quanh lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhằm điều hướng, kích thích sự quan tâm của khách hàng đến sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đang quảng bá trên website.
Nếu bạn đang cần một content SEO, bạn có thể tham khảo Dịch vụ viết bài chuẩn SEO của EZ Marketing, với chi phí 150k/bài viết 1000 từ/3 ảnh thiết kế bắt mắt.
6. Press Content
Press Content là dạng bài viết thông cáo báo chí, thường được viết nhằm mục đích kêu gọi công chúng quan tâm đến vấn đề, sự việc nào đó của doanh nghiệp. Thông cáo báo chí thường chỉ giới hạn trong một trang giấy, sau khi hoàn thiện sẽ được gửi đến các cơ quan thông tấn báo chí như một dạng thư mời đưa tin về sự kiện.
5 Công thức viết content hay đỉnh cao dễ vận dụng
1. Công Thức AIDA
- A – Attention: Gây sự chú ý với người đọc.
- I – Interest: Tạo sự thích thú cho người đọc
- D – Desire: Khơi gợi nỗi đau hoặc tạo ra nhu cầu
- A – Action: Kêu gọi mua hàng.
Đây là công thức viết content kinh điển, hiệu quả cao, được áp dụng trong trong cả marketing online lẫn offline.
Bạn nên đọc bài viết “AIDA là gì? Mô hình AIDA giúp tăng trải nghiệm khách hàng” để hiểu sâu sắc về AIDA.
2. Công Thức 4P
- P1 – Picture: Sử dụng hình ảnh thu hút sự chú ý, tò mò
- P2 – Promise: Đưa ra lời cam kết về sản phẩm/dịch vụ
- P3 – Prove: Dẫn chứng cụ thể để chứng minh cho lời cam kết đó.
- P – Push: Kêu gọi mua hàng.
Công thức viết content 4P thường áp dụng cho content Facebook nhằm kéo tương tác, gây sự chú ý và điều hướng đến hành vi mua hàng.
3. Công Thức PAS
- P – Problem: Vấn đề khách hàng đang gặp phải
- A – Agitate: Xoáy sâu vào tính nghiêm trọng của vấn đề
- S- Solve: Đưa giải pháp để giải quyết vấn đề
Content theo công thức FAS được áp dụng rộng rãi trên mọi nền tảng. Dạng content này xoáy sâu vào “nỗi đau” của khách hàng, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp, đó chính là mua sản phẩm, dịch vụ đang được quảng cáo.
4. Công Thức BAB
- B – Before: Trước khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
- A – After: Sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
- B – Bridge: Cầu nối Before – After là sản phẩm/dịch vụ.
Đây là công thức viết content đỉnh cao, được ứng dụng rộng rãi, đặc biệt là trên nền tảng social. Content theo công thức BAB thường là dạng hình ảnh để khách hàng dễ nhìn thấy, hình dung vấn đề từ đó nhấn mạnh lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ mang lại cho khách hàng.
5. Công Thức 4C
- C1 – Clear: Nội dung rõ ràng.
- C2 – Concise: Thông điệp ngắn gọn.
- C3 – Compelling: Nội dung có sức thuyết phục.
- C4 – Credible: Có dẫn chứng cụ thể.
4C là công thức đơn giản nhất mà người mới làm content có thể dễ dàng áp dụng cho bài viết của mình. Đây được xem là những tiêu chí cơ bản cho một bài content hay. Chính vì thế, trong trường hợp bí ý tưởng, 4C là giải pháp hiệu quả giúp bạn sáng tạo nội dung dễ dàng nhưng vẫn chuyên nghiệp và thu hút người đọc.
Trên đây là 6 cách viết content hay đột phá, kèm theo đó là các thông tin hữu ích về content dành cho người mới bắt đầu. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về content và tự tin sáng tạo nội dung chất lượng, hữu ích cho độc giả.
Hãy để lại bình luận