4.5/5 - (2 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 30/11/2023

Một trong những cách giúp doanh nghiệp tăng nhận diện về thương hiệu của họ chính là Technical Content. Cùng khám phá bài viết sau để hiểu rõ hơn!

Với sự phát triển công nghệ hiện nay, mạng xã hội và những công cụ tìm kiếm dần trở nên cần thiết hơn. Do đó, khi người dùng tìm kiếm những thông tin liên quan, đòi hỏi Technical Content phải có những tips giúp khách hàng tìm đến doanh nghiệp. Vậy Technical Content là? Các newbie muốn học nghề thì sao? Hãy cùng EZ Marketing tìm hiểu ngay nhé!

Technical Content là gì?

Technical Content là gì?

Technical Content là gì?

Technical Content là: dạng bài cung cấp về kiến thức chuyên môn trong một lĩnh vực nhất định nên đối tượng tiếp cận thường là những người trong ngành đó.

Viết nội dung kỹ thuật yêu cầu người viết: phải có kinh nghiệm thực tế và chuyên môn sâu về lĩnh vực cần viết, am hiểu về sản phẩm, kỹ thuật tạo ra sản phẩm.

Họ có thể viết nội dung về: tài liệu, hướng dẫn sử dụng sản phẩm/dịch vụ sao cho người đọc dễ hiểu nhất có thể.

Thông thường những số liệu hóa trong những biểu đồ, bảng và sơ đồ rất hay xuất hiện trong các nội dung của Technical Content. Điều này sẽ cung cấp thông tin cụ thể, cũng như số liệu để người đọc có thể áp dụng hoặc dẫn chứng vào những tình huống nhất định.

Ví dụ: khi một khách hàng muốn biết về ngành kỹ thuật điện tại Thụy Điển thì họ thường tìm kiếm lung tung trên Google về những bài báo cáo và nghiên cứu trước đó. Do đó, khách hàng sẽ tốn rất nhiều thời gian, nhưng đối với Technical Content thì họ sẽ cung cấp đầy đủ và chi tiết về các thông tin khách hàng cần.

Vai trò quan trọng của Technical Content

Vai trò quan trọng của Technical Content

Vai trò quan trọng của Technical Content

  1. Làm thông tin khô khan trở lên dễ hiểu: Thu hẹp khoảng cách giữa kiến thức và sự hiểu biết thực tế là ưu điểm đầu tiên của Technical Content. Do đặc tính “khô khan” của thông tin kỹ thuật, nên khi được viết lại bằng cách chia thành các đoạn nhỏ sẽ giúp người đọc tiếp thu dễ hơn, để họ có được câu trả lời chính xác mà không phải tốn nhiều thời gian.
  2. Tạo ra khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp: Sự hài lòng tức thời trong trải nghiệm sẽ là động lực giúp người đọc trở thành khách hàng tiềm năng của bạn. Khi đã tin tưởng với thông tin bạn cung cấp, khách hàng sẽ cân nhắc lựa chọn doanh nghiệp bạn trong những lần truy vấn tiếp theo.
  3. Tiết kiệm được nhiều chi phí marketing online: Trang web có lưu lượng truy cập nhiều sẽ làm tăng độ uy tín và khả năng chuyển đổi của thương hiệu.  Nếu làm tốt về mặt website còn giúp tiết kiệm nhiều chi phí marketing cũng như ghi dấu ấn trong lòng khách hàng.

Phân biệt giữa Non – Technical và Technical Content Writing

Phân biệt giữa Non - Technical và Technical Content Writing

Phân biệt giữa Non – Technical và Technical Content Writing

Có 2 khái niệm cần nắm rõ trước khi chuyên sâu vào kỹ năng viết nội dung kỹ thuật:

Viết nội dung phi kỹ thuật(Non – Technical):

  • Đề cập đến việc tạo nội dung đơn giản dễ đọc, trình bày một cách dễ hiểu
  • Không yêu cầu có kiến thức về chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể.
  • Mục đích của người viết nội dung phi kỹ thuật nhằm giúp đối tượng chung là tất cả người đọc, đặc biệt khi người viết rất ít hoặc không sử dụng các thuật ngữ kỹ thuật phức tạp để giúp bạn đọc hiểu chúng một cách dễ dàng.

Viết nội dung kỹ thuật(Technical Content Writing):

  • Liên quan đến việc tạo nội dung kỹ thuật chuyên môn
  • Loại văn bản này đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về các khái niệm kỹ thuật và các thuật ngữ chuyên ngành. Người viết nội dung kỹ thuật phải là người trong nghề và có khả năng truyền đạt những thông tin phức tạp đến người đọc một cách hiệu quả.
  • Hướng tới đối tượng cụ thể là những người có kiến thức chuyên môn hoặc về một  lĩnh vực cụ thể.

Trong khi nội dung phi kỹ thuật tập trung vào sự đơn giản và dễ đọc, thì nội dung kỹ thuật nhằm mục đích giáo dục hoặc cung cấp thông tin đến với một nhóm đối tượng cụ thể.

Nội dung kỹ thuật thiên về hướng nghiên cứu và tìm hiểu sâu rộng để đảm bảo thông tin cung cấp có giá trị và hiệu quả với nhóm khách hàng cụ thể.

Về những đối tượng chung bao gồm mọi người, doanh nghiệp sẽ ưu tiên về Non – Technical hơn để tiếp cận với khách hàng dễ dàng.

3 cách giúp bạn chuyên nghiệp khi làm Technical Content

3 cách giúp bạn chuyên nghiệp khi làm Technical Content

3 cách giúp bạn chuyên nghiệp khi làm Technical Content

Để trở thành một nhà Technical Content chuyên nghiệp, bạn cần rèn luyện 3 kỹ năng sau:

Kỹ năng Rock – Solid Writing (Viết vững vàng)

Như với tên Technical, kỹ năng đầu tiên bạn cần rèn luyện chính là viết.

Việc viết về các thông tin kỹ thuật khô khan và nhàm chán, đòi hỏi bạn phải am hiểu về kiến thức chuyên ngành và khả năng truyền đạt dễ hiểu.

Mục đích then chốt nhất là cho nhóm đối tượng bài viết hướng đến dễ dàng tiếp thu kiến thức.

Muốn giỏi hơn về kỹ năng Rock – Solid Writing thì bạn cần nắm vững cấu trúc ngữ pháp, học thêm về những kiến thức chuyên môn và đặc biệt chính là một số tips giúp thu hút người đọc hơn, chẳng hạn: kỹ thuật SEO, lối văn thuyết phục, sử dụng Call To Action,…

Biết cách nghiên cứu chuyên sâu

Điểm nổi bật nhất trong nội dung kỹ thuật là kiến thức chuyên sâu.

Những bài viết về kỹ thuật hoặc một lĩnh vực nào đó, thông thường họ chỉ đề cập những kiến thức căn bản. Nhưng nếu bạn biết cách nghiên cứu và am hiểu sâu sắc về một lĩnh vực cụ thể thì bài viết của bạn sẽ nằm trong top tìm kiếm, thu hút hàng loạt những người dùng khác truy cập và tăng khả năng chuyên môn cho chính bản thân bạn.

Tương tác với các chuyên gia trong nghề

Nếu bạn khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin hoặc chưa hiểu rõ về lĩnh vực kỹ thuật cần viết. Đừng lo, bạn có thể tương tác với các chuyên gia có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề để giải đáp thắc mắc.

Tuy nhiên, việc tương tác với các chuyên gia đòi hỏi bạn phải có nhiều mối quan hệ và cách giao tiếp khôn khéo. Để làm được việc đó, bạn nên tham gia các diễn đàn chuyên môn trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Twitter,… để tìm kiếm các chuyên gia và tạo mối quan hệ với họ.

Với 3 kỹ năng cơ bản trên, bạn có thể trở thành một newbie chuyên nghiệp trong lĩnh vực viết nội dung kỹ thuật. Tuy nhiên để phát triển hơn về sự nghiệp sau này, các newbie nên không ngừng học hỏi, trau dồi, nghiên cứu các lĩnh vực yêu thích và rèn luyện thêm nhiều kỹ năng khác. Có như thế, bạn mới khẳng định được vị thế và chỗ đứng vững chắc trong ngành.