4.5/5 - (2 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 27/01/2024

Đối với bất kỳ dân SEO hay những ai muốn tìm hiểu về SEO thì Technical SEO là một thuật ngữ cần quan tâm. Tuy nhiên, làm thế nào để có thể tối ưu hóa Website với các kỹ thuật SEO đạt tiêu chuẩn và đem lại hiệu quả lâu dài mới là điều quan trọng.

Vậy thực chất Technical SEO là gì và có những bước quan trọng nào cần thực hiện để tối ưu hóa Website? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Technical SEO là gì? 

Technical SEO là gì? 

Technical SEO là gì?

Technical SEO là tập hợp tất cả các kỹ thuật SEO nhằm tối ưu hóa Website chuẩn SEO và đạt thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm. 

Việc tối ưu kỹ thuật SEO giúp Googlebot có thể truy cập, thu thập thông tin và lập chỉ mục cho trang Web một cách thuận lợi.

Trong SEO, SEO Onpage(trong đó 1 phần cực kỳ quan trọng là technical SEO), SEO OffpageTraffic Website là 3 yếu tố không thể thiếu để cải thiện SEO Website. Trong đó, việc cải thiện SEO kỹ thuật sẽ liên quan đến các vấn đề như: Code HTML, JS, CSS, sitemap, robot.txtcác yếu tố index, tốc độ tải trang

Tại sao Technical SEO lại có vai trò quan trọng?

Tại sao Technical SEO lại có vai trò quan trọng?

Tại sao Technical SEO lại có vai trò quan trọng?

Thực tế, technical SEO có vai trò rất quan trọng đối với một Website. Sở dĩ chúng có tên là SEO kỹ thuật vì nó không liên quan đến nội dung thực tế trên trang Web.

Bạn thử tưởng tượng, Website giống như một cỗ máy khổng lồ. Nếu muốn cỗ máy hoạt động tốt và có hiệu suất cao thì tất cả các thành phần bên trong cỗ máy phải được kiểm tra và làm việc hiệu quả nhất. Chính vì thế, khi tối ưu tốt các technical SEO, bạn sẽ đảm bảo được trang không có bất cứ lỗi kỹ thuật nào. Chúng sẽ hoạt động hiệu quả hơn, đem đến trải nghiệm tốt cho người dùng. Khi đó thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm cũng sẽ cao hơn.

Tổng hợp 16 yếu tố kỹ thuật SEO quan trọng

Hiện nay, để nói đến các kỹ thuật SEO thì có tới hàng triệu kỹ thuật khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta cùng tìm hiểu 16 yếu tố technical SEO dưới đây. Đây là những kỹ thuật quan trọng nhất mà bạn không thể bỏ qua khi cải thiện chất lượng cho Website.

Tên miền

Để đặt tên cho tên miền, bạn có thể lựa chọn các kiểu tên miền ưa thích hoặc tên miền không ưa thích (Tên miền không ưa thích sẽ có chứa www trước tên miền, tên miền ưa thích sẽ không có www).

Việc tên miền có chứa www hay không sẽ không ảnh hưởng đến kết quả SEO. Tuy nhiên, bạn cần thông báo cho các công cụ tìm kiếm biết để tránh ảnh hưởng đến quá trình thu thập thông tin và lập chỉ mục. Tốt nhất bạn nên đăng ký cả 2 phiên bản có www và không có www, sau đó dùng redirect 301 để chuyển hướng sang tên miền ưa thích.

Internal link

Liên kết nội bộ là yếu tố vô cùng quan trọng giúp các trang tăng sức mạnh cho nhau cũng như điều hướng người dùng tốt hơn. Đây là cơ hội để người dùng ở lại lâu hơn trên Website của bạn, do đó hãy tối ưu các internal link thật hiệu quả.

  • Cấu trúc trang Web không nên quá sâu: Nghĩa là khi người dùng tìm kiếm thông tin ở trang chủ và nhấp vào các liên kết nội bộ thì quá trình đến các trang đó không nên quá 3 lần nhấp chuột.
  • Xử lý các liên kết bị hỏng: Những liên kết này sẽ ảnh hưởng rất xấu đến chất lượng của cả Website. 
  • Trang mồ côi: Chính là những trang không có liên kết nào đến từ các trang khác. Do đó, người dùng và công cụ tìm kiếm sẽ khó khăn hơn trong việc tìm thấy chúng.

Robots.txt

Đây là 1 tệp văn bản trong thư mục gốc của trang Web, có vai trò hướng dẫn công cụ tìm kiếm biết được những trang nào được truy cập để thu thập thông tin và lập chỉ mục.

Bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng để tránh chặn sai những trang quan trọng, khi đó chúng sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng của Website.

Cấu trúc đường dẫn tĩnh URL

URL cũng là yếu tố hết sức quan trọng trong technical SEO. Một URL tốt cần đảm bảo các nội dung sau:

  • Sử dụng các ký tự thường
  • Nên có dấu “-” giữa các từ
  • URL cần ngắn gọn, súc tích
  • Chứa từ khóa mục tiêu

Bạn cần tối ưu đường dẫn URL sao cho thật ngắn gọn và dễ nhớ để nhắm đúng mục tiêu hơn. 

Chằng hạn, với tiêu đề bài viết: “ Technical SEO là gì? Tổng hợp 16 checklist kỹ thuật SEO chi tiết nhất”, thay vì dùng URL: “http://www.example.com/technical-seo-la-gi-tong-hop-16-checklist-ky-thuat-seo-chi-tiet-nhat”

thì bạn nên tối ưu thành URL sau: “http://www.example.com/technical-seo”

Cấu trúc Website

Cấu trúc của một Website có ảnh hưởng rất quan trọng đến các technical SEO. Nếu bạn tạo ra một trang Web có cấu trúc không chặt chẽ và không tuân theo chuẩn mực sẽ ảnh hưởng đến quá trình crawl và index của công cụ tìm kiếm.

Ngoài ra, nếu cấu trúc Website không tốt cũng sẽ tạo ra nhiều “trang mồ côi”, ảnh hưởng đến thứ hạng của trang. Chính vì thế, bạn cần thiết kế cấu trúc Website thật ổn định để người dùng có thể dễ dàng tìm thấy thứ họ cần và ở lại trên trang Web lâu hơn.

Dữ liệu cấu trúc

Dữ liệu cấu trúc là đoạn mã CODE mà bạn có thể thêm vào trang Web để hiển thị cho công cụ tìm kiếm và giúp trình công cụ tìm kiếm hiểu được ngữ cảnh nội dung của bạn.

Breadcrumb

Breadcrumb cho người dùng biết họ đang ở đâu trên website. Breadcrumb là 1 tập hợp các liên kết nằm ở đầu trang hoặc cuối trang, có vai trò điều hướng người dùng đến các trang trước hoặc trang chủ mà không cần bấm nút quay lại trên trình duyệt máy tính.

XML Sitemap

Tối ưu hóa sơ đồ trang Web có vai trò quan trọng trong technical SEO. Đây là tập hợp một tệp XML liệt kê tất cả các trang hoặc bài đăng có trên trang Web của bạn.

Để tối ưu XML Sitemap, bạn có thể kiểm tra trong sitemap đã chứa tất cả các trang quan trọng của Website. Đồng thời, cần đảm bảo sơ đồ trang Web được cập nhật tự động khi đăng bài hoặc cập nhật bài viết.

Thẻ Hreflang

Đối với trang Web đa quốc gia hoặc muốn nhắm tới một ngôn ngữ khác thì thẻ Hreflang là yếu tố không thể thiếu cho website của bạn.  Đây cũng là một trong 16 checklist technical SEO mà bất cứ dân SEO nào cũng không nên bỏ qua.

Thẻ Canonical

Thẻ Canonical có vai trò khai báo với Google biết rằng: đâu là URL gốc của website mà bạn muốn Google hiển thị. Thẻ canonical chính là giải pháp cho các trang có nội dung trùng lặp hoặc tương tự nhau trên cùng 1 website. 

Để kiểm tra xem trang Web đã được cung cấp Canonical URL hay chưa thì bạn cần thực hiện như sau:

Nhấp vào một trang bất kỳ trên trang Web, nhấp chuột phải chọn “View page source” và chọn Kiểm tra. Sau đó tìm kiếm rel=canonical để kiểm tra.

Việc thiết lập thẻ canonical còn giúp bạn có thể phân trang và tránh trùng lặp nội dung khi đăng các bài viết tương tự trên Website.

Trang 404

Việc tối ưu trang 404 thực ra không quá quan trọng, tất cả điều bạn cần làm là điều chỉnh các yếu tố sau:

  • Trang 404 có cùng cấu trúc menu và giao diện như Website chính
  • Sử dụng từ ngữ thân thiện để người dùng thấy trang Web của bạn không tồn tại
  • Điều hướng người dùng về trang chủ hoặc đến các trang tương tự

Ví dụ về một trang 404

HTTPS/SSL

Chứng chỉ bảo mật SSL là yếu tố quan trọng với bất kỳ trang Web nào hiện nay. Đây là công nghệ bảo mật tạo ra một liên kết được mã hóa bởi trang Web và trình duyệt máy chủ.

Khi Website được cài đặt SSL, có nghĩa rằng bất cứ thông tin nào được chuyển giữa trang Web và máy chủ đều được mã hóa và bảo mật. Đó là các thông tin về tên người dùng, mật khẩu hoặc dữ liệu cá nhân…

Tốc độ tải trang

Tốc độ tải trang là một trong những tiêu chí quan trọng mà Google luôn quan tâm để xếp hạng trang Web. Các Website load nhanh hơn sẽ được ưu tiên và hoạt động tốt hơn các trang Web chậm hơn.

Để tối ưu tốc độ tải trang, bạn có thể cải thiện những yếu tố sau:

  • Sử dụng hosting nhanh, nâng cấp máy chủ
  • Tối ưu hóa kích thước ảnh, dùng file ảnh có dung lượng càng nhỏ càng tốt
  • Sử dụng ít plugin
  • Thu nhỏ các tệp CSS và JS
  • Làm gọn code HTML

Mobile – Friendly

Với sự ra đời của cơ chế “Mobile-First Indexing” để lập chỉ mục nội dung, những trang Web thân thiện với thiết bị di động luôn được đánh giá cao hơn rất nhiều.

Bạn cần đảm bảo Website của mình thân thiện với thiết bị di động, website trên phiên bản di động có đầy đủ nội dung như trên phiên bản máy tính và tốc độ tải trang trên di động chưa tới 6 giây. Việc thiết kế một Website responsive giúp trang Web được tự động điều chỉnh kích cỡ phù hợp với từng màn hình, để giúp người dùng có thể đọc dễ dàng trên mọi thiết bị.

AMP

AMP giúp các trang Web có tốc độ tải trang cực kỳ nhanh trên thiết bị di động. Khi bạn sử dụng AMP cho Website, lượng truy cập của người dùng sẽ cao hơn. Đồng thời, do tốc độ tải trang nhanh nên thời gian ở lại trang cũng lâu hơn, đem lại nhiều hiệu quả cho technical SEO và Website.

Phân trang(pagination)

Website cần phải phân trang(pagination) khi 1 trang quá dài, cần phân thành các trang ngắn hơn hoặc phân trang trong danh mục của website.

Trên đây là các thông tin cơ bản về technical SEO cũng như 16 checklist quan trọng nhất khi thực hiện kỹ thuật SEO cho Website. Đây là những kỹ thuật cực kỳ quan trọng mà bạn không nên bỏ lỡ. Chúng tôi hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích và thú vị.