Bài viết được cập nhật ngày 27/01/2024
SEO là một lĩnh vực vô cùng rộng lớn, để có hiểu sâu sắc toàn bộ về kỹ thuật SEO, trước tiên bạn cần phải hiểu chi tiết từng thuật ngữ trong SEO. Trong đó, thẻ Hreflang là một trong những yếu tố không thể thiếu khi thực hiện SEO một Website.
Vậy Hreflang Tags là gì và cách chèn thẻ vào WordPress như thế nào cho hiệu quả? Cùng chúng tôi tìm hiểu sau đây!
Nội dung bài viết
Thẻ Hreflang là gì?
Thẻ Hreflang là một thuộc tính trong Website, đây là một đoạn mã được khai báo trên đầu Website giúp Google xác định được ngôn ngữ mà bạn đang cung cấp để trích xuất kết quả tìm kiếm đúng với người dùng.
Thông thường, thẻ Hreflang sẽ có cấu trúc như sau:
rel=”alternate” hreflang=”x”
Việc chèn thẻ vào trang Web giúp công cụ tìm kiếm có thể cung cấp được nội dung phù hợp cho những người dùng tìm kiếm bằng ngôn ngữ đó.
Hiện nay, thẻ Hreflang là một trong những kỹ thuật có vai trò rất quan trọng đối với SEO. Nếu bạn muốn tăng thứ hạng Website và nhận được nhiều lợi ích khác thì không nên bỏ qua yếu tố này.
- Tăng lượng traffic truy cập vào website: Khi xác định đúng ngôn ngữ người dùng tìm kiếm và ngôn ngữ bạn đang cung cấp, lượng tìm kiếm sẽ tăng cao. Khi đó người dùng sẽ ở trên Website bạn lâu hơn, lượng traffic tăng nhanh và kéo thứ hạng các từ khóa trên Website lên vị trí cao hơn. Lúc này khả năng website của bạn có thể tiếp cận được tệp khách hàng tiềm năng là vô cùng lớn.
- Tăng trải nghiệm người dùng trên website: Một trong những điểm khiến Google đánh giá cao Website của bạn đó chính là trải nghiệm người dùng tốt. Khi sử dụng thẻ Hreflang, bạn sẽ cung cấp đúng ngôn ngữ mà người dùng đang kỳ vọng, như vậy chắc chắn kết quả nhận về sẽ rất cao.
- Ngăn chặn tình trạng duplicate content: Khi dùng đúng thuộc tính của thẻ Hreflang, bạn có thể ngăn chặn được vấn đề trùng nội dung trên Website. Bởi vì nếu Website của bạn đang chứa các trang có cùng nội dung được viết bằng nhiều ngôn ngữ thì có thể Google sẽ cho đó là duplicate content, có thể phạt trang Web của bạn rất nặng.
Có thể đặt thẻ Hreflang ở các vị trí nào?
Có thể nói thẻ Hreflang là thuộc tính có ảnh hưởng rất lớn đến SEO, do đó bạn nên sử dụng yếu tố này càng sớm càng tốt để đem lại kết quả cao cho Website.
Thông thường, Hreflang tags sẽ được đặt ở các vị trí sau:
Dạng liên kết trong phần đầu HTML
Khi đặt Hreflang tag ở đây sẽ có cấu trúc như sau:
rel=”alternate” href =”(URL)” hreflang=”(ngôn ngữ và mã quốc gia)”
Trong đó:
- rel=”alternate”: Đây là dấu hiệu cho các công cụ tìm kiếm biết được Website của bạn có một phiên bản khác. Chẳng hạn như tiếng Việt và tiếng Anh.
- href =”(URL): Các URL ở đây chính là vị trí của trang trên Website mà bạn muốn chỉ định cho công cụ tìm kiếm
- hreflang=”(ngôn ngữ và mã quốc gia)”: Chỉ định ngôn ngữ và quốc gia nào sẽ được sử dụng ở trang thay thế.
Lưu ý: Mã ngôn ngữ cần tuân theo kiểu mã gồm 2 chữ cái của tiêu chuẩn ISO 639-1. Ví dụ: ja (Nhật Bản), vi (Tiếng Việt), en (Tiếng Anh).
Mã quốc gia cần tuân theo tiêu chuẩn ISO 3166-1 Alpha 2. Chẳng hạn: au(Úc)…
Trong HTTP Header
Nếu muốn đặt thẻ Hreflang ở mục HTTP Header thì nội dung phải được định dạng ở PDF. Có cấu trúc như sau:
Link: <http://en.example.com/document.pdf>; rel=”alternate”; hreflang=”en”,
<http://fr.example.com/document.pdf>; rel=”alternate”; hreflang=”fr”
Trên XML Sitemap
Ngoài 2 vị trí kể trên thì bạn cũng có thể đặt các Hreflang tag ở vị trí bản đồ Website.
Cách thêm thẻ Hreflang vào WordPress
Vậy làm thế nào để có thể chèn thẻ Hreflang vào WordPress để mang lại kết quả cao cho SEO? Thực sự, kỹ thuật chèn thẻ vào Website không hề phức tạp, bạn có thể tự thực hiện thủ công hoặc sử dụng Plugin. Cụ thể:
Sử dụng Plugin
Nếu bạn đang dùng Plugin đã có cài đặt sẵn chức năng multi-languages như Polylang hay WPML thì bạn không cần thực hiện thêm nữa. Trường hợp không sử dụng các plugin đó thì bạn cần cài đặt như sau:
Bước 1: Truy cập vào Hreflang, chọn “Dashboard”
Bước 2: Chọn các “Content types” mà bạn muốn đưa vào thẻ
Bước 3: Tiến hành chỉnh sửa các bài viết và chèn các link theo ngôn ngữ bạn cần. Bạn cũng có thể copy thẻ Hreflang để thực hiện trên nhiều bài viết và trang Web khác nhau.
Chèn thủ công
Nếu không sử dụng plugin thì bạn vẫn có thể thực hiện được bằng cách chèn thủ công như sau:
Bước 1: Tạo thẻ Hreflang trước khi thực hiện chèn vào WordPress
Bước 2: Thêm vào trước thẻ: </head> trong giao diện Website
Cụ thể:
- Đối với các theme thông thường: Vào mục “Appearance”, chọn “Editor”. Thêm thẻ hreflang vào file header.php. Sau đó chọn “Update file” để lưu.
- Đối với Genesis framework: Truy cập “Genesis”, chọn “Theme Settings”. Sau đó chọn “Header and Footer Scripts” và chọn tiếp “Enter scripts or code you would like output to wp_head()”. Cuối cùng, chèn thẻ hreflang vào và chọn “Save Changes” để lưu.
Khi nào nên sử dụng thẻ Hreflang cho Website?
Thẻ Hreflang có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong SEO, và chúng sẽ càng hiệu quả hơn nếu bạn sử dụng đúng cách. Thông thường, bạn sẽ cần sử dụng thẻ trong các trường hợp sau đây:
- Dùng cho các Website ở vị trí địa lý khác: Ngày nay việc mua sắm trên toàn cầu đang rất phổ biến. Nếu như Website của bạn có thể hỗ trợ khách hàng về mặt chuyển đổi tiền tệ hay giúp hoạt động mua sắm nhanh chóng hơn thông qua việc dùng một ngôn ngữ khác, thì khách hàng cũng sẽ dễ dàng tiếp cận với trang Web của bạn nhiều hơn.
- Dùng cho Website đa ngôn ngữ: Các trang Web đa ngôn ngữ thường cần sử dụng thẻ Hreflang để cung cấp thông tin đúng với nhu cầu tìm kiếm của người dùng nhất. Chẳng hạn, người dùng tìm kiếm các thông tin bằng tiếng Tây Ban Nha, nếu Website của bạn cũng sở hữu nội dung bằng tiếng Tây Ban Nha thì chắc chắn thông tin của bạn sẽ được trả về cho đúng đối tượng khách hàng đang tìm kiếm.
- Dùng khi SEO từ khóa: Việc gắn Hreflang tag vào trang Web có thể giúp ích cho quá trình SEO từ khóa của Website. Điều này cực kỳ có lợi khi dùng cho các khu vực nước ngoài. Ví dụ, đối với từ khóa bóng đá. Ở Anh thì họ sẽ dùng từ “football”, trong khi người Mỹ sẽ sử dụng từ “soccer”. Như vậy, thêm thẻ Hreflang giúp công cụ tìm kiếm có thể phân phối những từ khóa đồng nghĩa đến đúng đối tượng tìm kiếm nhất.
Một số lưu ý cần tránh khi sử dụng thẻ Hreflang?
Tương tự như những kỹ thuật SEO khác, việc sử dụng thẻ Hreflang cho Website cũng cần được thực hiện chính xác và đúng nguyên tắc. Cụ thể, bạn cần lưu ý một số lỗi dễ mắc phải sau đây:
- Kiểm tra, rà soát kỹ Website trước khi sử dụng thẻ
- Sử dụng đúng định dạng ISO 639-1 cho mã ngôn ngữ cần dùng
- Nội dung cần chuẩn xác và tránh trùng lặp giữa các trang
- Tuân thủ cấu trúc liên kết: Trang A liên kết với trang B thì trang B cũng phải liên kết với trang A
Cách khắc phục khi xuất hiện lỗi “Website không có thẻ Hreflang”
Quá trình gắn thẻ Hreflang lên Website khá đơn giản và không cần tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên, nếu gặp phải tình trạng “Website không có thẻ Hreflang” thì chúng ta nên xử lý như thế nào?
Lúc này bạn cần thực hiện các bước sau đây:
Bước 1: Truy cập vào Google Webmaster, chọn International Targeting
Bước 2: Nếu trang Web của bạn thiếu thẻ Hreflang thì Google sẽ báo lỗi cho bạn
Bước 3: Xử lý bằng các công cụ sau:
- Aleyda Solis: Đây là công cụ dùng để tạo thẻ
- Merkle SEO: Đây là công cụ dùng để kiểm tra thẻ
- Trình kiểm tra và xác thực Hreflang
Tóm lại, bài viết trên đây của EZ Marketing đã chia sẻ cho bạn một vài thông tin cơ bản về thẻ Hreflang cũng như cách chèn thẻ vào WordPress. Hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích và thực hiện thành công dự án SEO của mình nhé.
Hãy để lại bình luận