5/5 - (2 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 27/01/2024

Ngày nay, người dùng có xu hướng tìm kiếm mọi thông tin trên Internet bằng điện thoại nhiều hơn so với các thiết bị khác(laptop, máy tính bàn). Chính vì thế, Google cũng đã đưa ra nhiều biện pháp thay đổi để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng khi truy cập website. Một trong số đó chính là Mobile-First Indexing

Vậy thực chất Mobile-First Indexing là gì và có ảnh hưởng như thế nào đến SEO? Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau đây.

Mobile-First Indexing là gì? Mobile-First Index ra mắt thời gian nào?

Mobile-First Indexing là gì? Mobile-First Index ra mắt thời gian nào?

Mobile-First Indexing là gì? Mobile-First Index ra mắt thời gian nào?

Mobile-First Indexing là gì?

Mobile-First Indexing là một cơ chế của Google, Google sẽ sử dụng phiên bản nội dung trang web dành cho thiết bị di động để lập chỉ mục và xếp hạng các trang web trên SERP.

Nếu như trước đây, Google thường xếp hạng các trang Web dựa vào đánh giá của nội dung trên phiên bản máy tính, thì nay quá trình này sẽ được thực hiện trên phiên bản điện thoại di động trước tiên.

Sở dĩ chúng được gọi là “Mobile-First” chứ không phải “Mobile-Only” là bởi vì đây chỉ là phiên bản được lập chỉ mục ưu tiên chứ không phải là duy nhất. Chẳng hạn, bạn đang sở hữu một Website không có phiên bản thân thiện với thiết bị di động. Khi Google lập chỉ mục cho các trang thì Website của bạn vẫn được đưa vào danh sách lập chỉ mục, nhưng thứ hạng thì sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Mobile-First Index ra mắt thời gian nào?

Cơ chế Mobile-First Indexing được Google ra mắt vào ngày 01/07/2019, áp dụng cho những Website mới. Đối với những trang Web đã được lập chỉ mục trước đó thì Google vẫn sẽ tiếp tục theo dõi và đánh giá.

Những yếu tố cần thay đổi để phù hợp với cơ chế Mobile-First Indexing

Những yếu tố cần thay đổi để phù hợp với cơ chế Mobile-First Indexing

Những yếu tố cần thay đổi để phù hợp với cơ chế Mobile-First Indexing

Nếu bạn đang sở hữu một Website chưa có phiên bản thân thiện với thiết bị di động hoặc đã có trang Web hiển thị tốt trên nhiều thiết bị thì cần làm gì với cơ chế Mobile-First Indexing?

Dù Website của bạn đang ở tình trạng nào thì cũng đừng bỏ qua các yếu tố quan trọng sau:

  • Nội dung hữu ích, sáng tạo: Nội dung cung cấp đến người dùng vẫn luôn là yếu tố cần quan tâm hàng đầu. Bạn cần đảm bảo nội dung trên trang chính xác, được cập nhật thường xuyên và thú vị. Nên sáng tạo nội dung ở đa dạng hình thức như văn bản, ảnh, video hoặc âm thanh. Đặc biệt, nội dung trên thiết bị di động cần đảm bảo có thể quét và lập chỉ mục được.
  • Dữ liệu cấu trúc ở phiên bản máy tính và di động đồng nhất: Bạn cần đảm bảo các dữ liệu cấu trúc ở phiên bản máy tính và di động được đồng nhất với nhau. Những URL nào được hiển thị trên phiên bản di động phải là URL dành riêng cho di động. 
  • Tiêu đề và mô tả tương đương nhau ở 2 phiên bản: Lưu ý rằng các tiêu đề và mô tả của nội dung trên cả 2 phiên bản nên tương đương với nhau. Đối với phiên bản di động, bạn có thể tối ưu lại tiêu đề sao cho ngắn hơn và phù hợp với nhu cầu của người dùng khi sử dụng điện thoại di động để tìm kiếm thông tin.
  • Sử dụng thẻ Hreflang: Khi sử dụng thẻ Hreflang, tại mục chú thích của URL trên thiết bị di động bạn phải trỏ tới phiên bản di động của các ngôn ngữ mà Website nhắm tới. Tương tự, URL trên máy tính cũng phải được trỏ tới phiên bản máy tính của ngôn ngữ đó.
  • Tất cả Url trong XML Sitemap có thể truy cập từ điện thoại: Đối với sơ đồ trên trang Web, bạn cần đảm bảo tất cả các liên kết trên Website của bạn đều có thể được truy cập từ thiết bị điện thoại di động. Ngoài ra, file robots.txt và thẻ meta robot cũng cần được thực hiện tương tự.
  • Xây dựng website thân thiện với thiết bị di động: nếu website của bạn chưa thân thiện với thiết bị di động, hãy tối ưu ngay để website thân thiện với thiết bị di động, nó không chỉ giúp website của bạn được Google sử dụng cơ chế Mobile-First Indexing mà nó còn giúp tăng trải nghiệm người dùng khi truy cập website bằng thiết bị di động.
  • Thiết lập chỉ mục app Indexing phiên bản di động: Nếu Website của bạn đã có thiết lập chỉ mục ứng dụng cho thiết bị máy tính thì bạn cũng nên xác minh phiên bản di động tương tự. Cụ thể, bạn cần kiểm tra xem phiên bản mobile đã được kết nối với các tệp ứng dụng liên kết(đây là những tệp liên kết một Website với một ứng dụng trên thiết bị) hay chưa.
  • Máy chủ có tốc độ thu thập thông tin nhanh chóng: Để có thể thích nghi với Mobile-First Indexing, bạn cần đảm bảo rằng máy chủ có thể xử lý tốc độ thu thập thông tin một cách nhanh chóng. (Chỉ áp dụng cho những trang Web có phiên bản di động nằm trên một máy chủ riêng biệt, chẳng hạn tên miền m.domain.com).
  • Thẻ Switchboard cho phiên bản di động: Theo các chuyên gia, nếu Website của bạn đã triển khai thẻ Switchboard cho phiên bản di động thì bạn không cần thực hiện thêm các thao tác nào khác.

Nên làm gì để có Mobile-First Indexing?

Nên làm gì để có Mobile-First Indexing?

Nên làm gì để có Mobile-First Indexing?

Hiện nay, cơ chế Mobile-First Indexing có ảnh hưởng rất lớn đến thứ hạng của Website trên các công cụ tìm kiếm. Vì Google đang tập trung mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Bởi số lượng truy cập vào các trang Web bằng thiết bị di động đang tăng cao.

Vậy nếu đang sở hữu một trang Web, bạn cần làm gì để có Mobile-First Indexing? Dưới đây là 5 yêu cầu cơ bản nhất:

Website có tính “responsive”:  tương thích với thiết bị di động

Responsive” được hiểu là tính tương đương giữa phiên bản máy tính và di động. Nghĩa là tất cả các nội dung, hình ảnh, thông tin trên máy tính ở cả phiên bản điện thoại di động và máy tính phải tương đương với nhau. Bạn không được tạo ra sự khác biệt ở 2 phiên bản vì điều này sẽ mang đến trải nghiệm không tốt cho người dùng.

Ngoài ra, Website phải có sự tương thích với mọi kích thước trình duyệt hay thiết bị khác nhau.

Website thân thiện với thiết bị di động (Mobile Friendly)

Đây là yêu cầu tối thiểu để thích nghi với cơ chế Mobile-First Indexing. Điều này có nghĩa là Website của bạn phải thân thiện với thiết bị điện thoại di động khi người dùng tìm kiếm thông tin. Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin trên điện thoại, chắc chắn bạn sẽ không muốn phải xoay ngang màn hình hoặc phóng to để đọc nội dung đúng chứ?

Vì vậy, hãy làm cho trang Web thân thiện với các thiết bị di động của người dùng. Như vậy, Google sẽ đánh giá tốt trang Web của bạn, đồng thời biết được rằng bạn đang mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng.

Có sử dụng URL riêng biệt giữa máy tính và di động

Giao diện giữa máy tính và di động có thể sẽ khác nhau, tùy thuộc vào ý định của chủ Website. Tuy nhiên, với URL thì bạn cần có 2 URL riêng biệt cho máy tính và điện thoại di động.

Chẳng hạn, khi người dùng tìm kiếm trên máy tính thì website sẽ có tên miền là abc.com. Nhưng khi chuyển sang tìm kiếm trên di động thì người dùng sẽ được redirect sang tên miền m.abc.com hoặc sử dụng phiên bản AMP trên di động với URL abc.com/amp để tốc độ load trang web nhanh hơn.

Website sử dụng AMP

AMP(Accelerated Mobile Pages) là trang dùng cho thiết bị di động được tăng tốc. Nghĩa là khi sử dụng AMP, Website của bạn sẽ có tốc độ tải trang nhanh hơn ngay cả khi mạng yếu. Khi đó, thứ hạng của trang Web trên các công cụ tìm kiếm sẽ cao hơn, tốc độ tải trang nhanh và giao diện đẹp nên số lượng người dùng truy cập vào Website cũng lớn hơn rất nhiều.

Website cài Dynamic Serving

Dynamic Serving là một thiết lập của Google tạo nên sự khác nhau giữa các phiên bản trong cùng một URL. Để giúp Website thích nghi với Mobile-First Indexing thì trang Web cần cài đặt Dynamic Serving.

Một số lưu ý của Google về Mobile-First Indexing

Một số lưu ý của Google về Mobile-First Indexing

Một số lưu ý của Google về Mobile-First Indexing

Bên cạnh các điều kiện để Website thích nghi với Mobile-First Indexing ở trên, Google cũng đưa ra một số lưu ý cho các chủ Website như sau:

  1. Đảm bảo Googlebot có thể truy cập và thu thập thông tin từ Website
  2. Cung cấp nội dung có giá trị đến người dùng ở cả 2 phiên bản thiết bị di động và máy tính
  3. Tối ưu hóa Website cho người dùng chứ không chỉ cho mỗi công cụ tìm kiếm
  4. Cần khắc phục các lỗi xảy ra trên phiên bản di động

Cách kiểm tra xem Website đã được tối ưu Mobile-First Indexing hay chưa?

Làm thế nào để có thể xác định được Website của mình đã được tối ưu Mobile-First Indexing hay chưa là vấn đề rất cần thiết. Vì chúng ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng của Google cũng như những trải nghiệm của người dùng.

Bạn có thể dùng Google Search Console để kiểm tra như sau:

Đầu tiên, bạn cần truy cập vào Search Console, sau đó nhập URL của trang vào phần tìm kiếm. Nếu Website đã được chuyển sang Mobile-First Indexing thì sẽ có dòng chữ “Googlebot smartphone”.

Như vậy, Mobile-First Indexing là một cơ chế không quá khó để chúng ta có thể cải thiện cho Website của mình. Chúng tôi hy vọng bạn sẽ mang đến phiên bản di động thật đẹp và hữu ích cho người dùng khi truy cập vào trang Web. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ về các dịch vụ Marketing cho doanh nghiệp, đừng quên liên hệ cho EZ Marketing theo các thông tin dưới đây nhé.