5/5 - (2 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 27/01/2024

Là một trong những phần không thể thiếu đối với website khi tối ưu trong công cụ tìm kiếm, SEO Audit đang phát huy tầm quan trọng vô cùng lớn nâng cao thứ hạng từ khóa. Trong bài viết dưới đây hãy cùng EZ Marketing tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ SEO này nhé!

Có thể bạn quan tâm: SEO là gì? Những việc cần làm khi SEO một website

Audit là quá trình kiểm tra, đánh giá “sức khỏe tổng quan” của website tính đến thời điểm hiện tại.

Audit là quá trình kiểm tra, đánh giá “sức khỏe tổng quan” của website tính đến thời điểm hiện tại.

Thuật ngữ SEO Audit là gì?

Audit là quá trình kiểm tra, đánh giá “sức khỏe tổng quan” của website tính đến thời điểm hiện tại. Từ đó, SEOer có thể đưa ra các phương pháp phù hợp để kịp thời cải thiện những vấn đề mà bạn cần khắc phục. Thông thường, các tình trạng cần được chú tâm như:  Lượng truy cập của website, phân tích thứ hạng từ khóa, cải thiện các phần kỹ thuật SEO,…

Một số các công cụ hỗ trợ SEO Audit mà bạn có thể tham khảo: Screaming Frog, Google Analytics, Webmaster Tool, Copyscape, SERP Simulator, Google’s Structured Data Testing Tool, Web Page Word Counter,… Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm những công cụ khác để phục vụ cho quá trình Audit lại website diễn ra đạt hiệu quả nhất.

3 thời điểm thích hợp để SEO Audit

Sẽ có những khoảng thời gian mà bạn cần phải kiểm tra lại các vấn đề của website để thực hiện SEO Audit. Thông thường, quá trình này sẽ thực hiện phổ biến nhất tại 3 thời điểm bao gồm:

Khởi đầu một dự án mới

Xây dựng hệ thống SEO Audit hoàn chỉnh đối với một website mới là vô cùng có lợi. Từ khâu sắp xếp cấu trúc trang, tốc độ load và đến việc nghiên cứu bộ từ khóa cùng với bộ công cụ phân tích giúp website của bạn sẽ nhanh chóng có được thứ hạng cao trong trang tìm kiếm.

3-6 tháng một lần

Tùy vào cách nhìn nhận mức độ quan trọng của công việc này trong quá trình tối ưu trang web. Trong những khoảng thời gian này khi Audit, giúp bạn hệ thống hóa được website của mình đang trong mức phát triển như thế nào về hiệu suất tìm kiếm tự nhiên. Qua đó cải thiện quá trình tối ưu hóa tốt hơn.

Khi website gặp trục trặc

Với các thuật toán Google liên tục được cập nhật và nâng cấp thì không ai có thể khẳng định được trang web bạn sẽ vẫn hoạt động bình thường. Rất có thể những vấn đề này sẽ thường xuyên xảy ra nếu bạn bỏ quên quá trình Audit.

Checklist các phần cần Audit cho website

Hầu hết các website đều có 3 phần thường xuyên cần phải kiểm tra và Audit lại phù hợp với nhu cầu tìm kiếm, tăng thứ hạng từ khóa, bao gồm:

Technical SEO Audit

Với technical SEO, bạn sẽ cần phải quan tâm đến 2 khía cạnh dưới đây:

  • Khả năng tiếp cận khách hàng: Bạn sẽ cần kiểm tra robot.txt và các thẻ meta – đây là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyền truy cập vào một số vùng nhất định trên website. Bên cạnh đó là là các sơ đồ XML – bản chỉ đồ dẫn lối giúp Googlebot truy cập và thu thập thông tin trên trang web. Như vậy, bạn cần chắc rằng sơ đồ này đã được định dạng chính xác cũng như đã khai báo với Google Search Console. Ngoài ra, tốc độ load trang cần đảm bảo và thân thiện với thiết bị di động bởi số lượng người sử dụng thiết bị này càng ngày càng cao trong việc truy cập Internet.
  • Khả năng index(khai báo): Index là việc Google thu thập thông tin trên trang của bạn nhằm hiển thị thông tin kết quả tìm kiếm. Nếu website bạn không may dính thuật toán của Google hoặc website của bạn là một blog thì nội dung được index sẽ chậm hơn so với các website khác.

SEO Audit Onpage

SEO Onpage là yếu tố cốt lõi đánh giá bài viết của bạn có thật sự giá trị với những mong muốn mà khách hàng đang tìm kiếm. Đừng bỏ qua bước kiểm tra các vấn đề này nhé!

  • Kiểm tra URL: Là chuỗi các ký tự được xuất hiện trên ô địa chỉ trong trình duyệt web và mỗi trang con đều có một URL riêng. Bạn cần đảm bảo URL thân thiện với người dùng. Và quan trọng Bot của Google sẽ hiểu về sơ đồ website mà bạn đang hướng tới.
  • Kiểm tra menus Breadcrumb: Đây chính là menu hướng dẫn bao gồm các đường link thể hiện được sự phân cấp từ trang chủ cho đến trang hiện tại, Nhờ đó, người dùng có thể định vị được đang truy cập vào vị trí nào trong cấu trúc website và điều hướng chuyển tới các link tương ứng dễ dàng. Menu này rất được Google đánh giá cao và làm tăng thứ hạng tìm kiếm.
  • Kiểm tra SEO nội dung: Sử dụng Google Analytics để xác định trang có lượng truy cập lớn, nội dung chất lượng, không có lỗi chính tả, định dạng phù hợp, liên kết với các trang mạng xã hội hợp lý, độ dài phù hợp và được cập nhật định kỳ. Việc kiểm tra này sẽ giúp bạn đánh giá lại và thêm kinh nghiệm quá trình tối ưu bài viết.
  • Kiểm tra SEO hình ảnh: Bạn cần kiểm tra hình ảnh phù hợp với nội dung và chất lượng hình ảnh dựa trên các tiêu chuẩn thường hay mắc lỗi. Tên file cần mô tả nội dung ảnh rõ ràng và nên đưa từ khóa vào. Lưu ý tất cả các ảnh cần có AIt Text và mô tả ảnh. Và quan trọng là kích thước file ảnh không quá lớn để tốc độ tải trang cao.
  • Kiểm tra cấu trúc liên kết nội bộ: Những đường link nội bộ rất quan trọng trong việc đảm bảo người dùng tiếp nhận nội dung, công cụ tìm kiếm và lập chỉ mục tại Google Search Console . Do đó, bạn cần kiểm tra các trang liên quan đã được liên kết với nhau hợp lý. Chúng sẽ tạo nên dòng chảy sức mạnh chia sẻ với các bài viết mang nội dung tương đương và sự kết nối cho toàn bộ website của bạn. Trong quá trình Audit bạn cũng có thể bổ sung thêm các đường link phù hợp để tăng lượng thông tin giá trị cho bài viết.

Audit SEO Offpage

SEO Offpage làm tăng lượng truy cập đến với website thông qua kênh uy tín, chất lượng. Vì thế trong quá trình Audit bạn cần kiểm tra các vấn đề sau:

  • Kiểm tra backlink: Việc loại bỏ những backlink xấu và có hại sẽ là điểm cộng vô cùng lớn mà Google đánh giá cao website của bạn. Tạo thêm lượng link trỏ về chất lượng tăng sự uy tín cần thiết cho website là phương pháp Audit hiệu quả.
  • Kiểm tra tương tác trên các trang mạng xã hội: Liên kết mạng xã hội là cầu nối hiện đại kéo khách hàng đến gần hơn với website của bạn. Hãy thường xuyên cập nhật lượng tương tác để thấy rằng chúng đang là phương tiện hiệu quả làm tăng lượng truy cập cho website.

Một số lưu ý quan trọng khi triển khai SEO Audit

  • Audit website nên có một cuộc đánh giá toàn diện bao gồm thành phần cấu trúc và nội dung ảnh hưởng đến khả năng SEO.
  • Các đề xuất Audit website phải thực hiện được và truyền tải chính xác một lộ trình dễ nhìn được kết quả.
  • Quá trình SEO Audit cần có thời gian và sự chuẩn bị chu đáo không nên quá vội vàng sẽ ảnh hưởng đến website.
  • Không nên áp đặt tất cả các vấn đề để kiểm tra, thay vào đó hãy đặt chúng vào bối cảnh hoạt động của website.

Cuối cùng, sau khi SEO Audit hoàn thành bạn cần tổng kết lại những vấn đề mà bạn đã phát hiện đi kèm các đề xuất khắc phục. Điều này sẽ có cái nhìn bao quát về tình hình website hiện tại, cũng như có định hướng đường lâu dài cho việc phát triển website. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ thực sự hữu ích với website của bạn.