Bài viết được cập nhật ngày 27/01/2024
Screaming Frog được biết đến là công cụ SEO hữu ích, giúp kiểm tra và tối ưu website hiệu quả. Thế nhưng, không phải SEOer nào cũng biết cách khai thác, vận dụng tối đa ưu điểm của công cụ này trong quá trình SEO website. Vậy nên, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về tính năng hữu ích của Screaming Frog nhé!
Nội dung bài viết
- Screaming Frog là gì?
- Vai trò của Screaming Frog
- 10 Tính năng hữu ích của Screaming Frog
- 1. Response Codes (kiểm tra mã phản hồi)
- 2. Kiểm tra cấu trúc URL
- 3. Kiểm tra title
- 4. Kiểm tra Meta Description (thẻ mô tả)
- 5. Tối ưu image(hình ảnh)
- 6. Xem trước hiển thị trên SERP
- 7. Kiểm tra anchor text
- 8. Kiểm tra các thẻ Heading
- 9. Kiểm tra Response Time (thời gian phản hồi trang)
- 10. Tạo XML Sitemap (sơ đồ website)
- Hướng dẫn cài đặt Screaming Frog
- Sử dụng Screaming Frog Seo Spider có mất phí không?
Screaming Frog là gì?
Screaming Frog là một công cụ audit website tuyệt vời. Bạn chỉ cần nhập URL website vào Screaming Frog, sau đó enter và công cụ sẽ crawl dữ liệu, giúp bạn thu thập toàn bộ dữ liệu của một website, từ đó có chiến lực để audit website. Những dữ liệu được Screaming Frog thu thập bao gồm: liên kết, hình ảnh, CSS,…Hiểu một cách đơn giản, Screaming Frog là sẽ giúp cho SEOer biết BOT Google đã nhìn thấy và crawl nội dung gì trên website của bạn.
Những thông tin mà Screaming Frog thu thập được sẽ giúp SEOer phân tích, thống kê và đánh giá hiệu quả hoạt động của một website nhanh chóng hơn. Vậy nên, thay vì phải tự phân tích thủ công, tốn rất nhiều thời gian và công sức, Screaming Frog sẽ là giải pháp hữu hiệu cho SEOer. Mặc dù Screaming Frog là công cụ phải trả phí để sử dụng nhưng vẫn được các SEOer chuộng bởi những hiệu quả vượt trội là công cụ này mang lại.
Screaming Frog có thể cài đặt trên máy tính của nhiều hệ điều hành khác nhau như: Linux, ubuntu, Windows, Mac OS,…
Vai trò của Screaming Frog
Khả năng tìm kiếm và lọc các vấn đề liên quan đến SEO là thế mạnh chính của Screaming Frog. Đối với những SEOer mới vào nghề, chưa có nhiều kinh nghiệm, công cụ Screaming Frog sẽ giúp bạn lọc ra những vấn đề website đang gặp phải một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Dữ liệu được Screaming Frog thu thập bao gồm lỗi máy chủ, chuyển hướng và lỗi liên kết, URL bị robots.txt chặn, liên kết nội bộ và trạng thái của chúng, trạng thái bảo mật liên kết, siêu dữ liệu, vấn đề về URL, vấn đề về tiêu đề trang, thời gian phản hồi trang, số lượng từ, hình ảnh với URL, canonical, anchor text, kích thước, văn bản thay thế,…và nhiều hơn thế nữa.
10 Tính năng hữu ích của Screaming Frog
1. Response Codes (kiểm tra mã phản hồi)
Tìm chuyển hướng tạm thời và vĩnh viễn, xác định chuỗi và vòng chuyển hướng hoặc tải lên danh sách URL để kiểm tra trong quá trình chuyển hướng trang web.
Chi tiết về thông tin của một số mã phản hồi thường gặp như sau:
- 200 [OK]: URL đang hoạt động bình thường
- 301 [Permanent redirect]: URL của bạn đã được chuyển hướng vĩnh viễn.
- 302 [Temporary redirect]: URL của bạn đã được chuyển hướng tạm thời.
- 404 [Not found]: URL của bạn đang liên kết đến 1 trang không tồn tại.
- 503 [Unavailable]: Máy chủ của trang web tạm thời ngừng hoạt động.
- 500 [Server error]: trang web đang gặp phải một vấn đề nào đó về server (file .htaccess lỗi, quá nhiều người truy cập hoặc server không xác định được vấn đề,…
2. Kiểm tra cấu trúc URL
Nếu URL của bạn chứa nhiều tham số và những ký tự bất thường, Bot Google sẽ khó để thu thập dữ liệu và xếp hạng bài viết của bạn trên trang kết quả tìm kiếm. Đồng thời, đặt URL không có ý nghĩa còn khiến trải nghiệm người dùng bị sụt giảm. Chính vì thế, để làm cho website của bạn dễ dàng được Bot Google dễ dàng thu thập thông tin, bạn nên sử dụng Screaming Frog để kiểm tra cấu trúc URL. Ngoài ra, thông qua Screaming Frog, bạn cũng có thể nhận được Status code (mã phản hồi) của URL để khắc phục, xử lý, từ đó mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
3. Kiểm tra title
Screaming Frog cũng giúp SEOer kiểm tra thẻ title nhanh chóng và thuận lợi hơn. Để kiểm tra những vấn đề có liên quan đến Title của các trang trên website, bạn sử dụng tab “page titles” trên Screaming Frog để xem chi tiết vấn đề như: title, số lượng từ, ký tự, pixel titles,…
4. Kiểm tra Meta Description (thẻ mô tả)
Dựa trên dữ liệu được thu thập bởi Screaming Frog, bạn có thể biết được những vấn đề liên quan đến phần mô tả thẻ meta description trên trang web của bạn. Một số vấn đề liên quan đến mô tả mà Screaming Frog có thể phát hiện như: Mô tả có bị thiếu, lặp lại, quá dài hoặc có nhiều hơn 1 mô tả,..Hãy nhớ rằng mô tả meta phù hợp và tốt nhất sẽ có độ dài từ 155-160 ký tự.
5. Tối ưu image(hình ảnh)
Nguyên tắc tối ưu hình ảnh là luôn giữ cho hình ảnh có dung lượng nhỏ hơn 100Kb khi tải lên website. Với Screaming Frog SEO Spider, bạn có thể kiểm tra những hình ảnh nào đang làm chậm tốc độ tải trang web của bạn.
Ngoài tính năng kiểm tra kích thước hình ảnh, tab Hình ảnh của Screaming Frog SEO Spider cung cấp cho bạn một thông tin khá quan trọng, đó là thẻ ALT cho hình ảnh. Thông qua báo cáo của Screaming Frog, bạn sẽ biết hình ảnh nào bị thiếu thẻ ALT hoặc những thẻ ALT nào có hơn 100 ký tự.
6. Xem trước hiển thị trên SERP
Công cụ Screaming Frog có thể giúp SEOer xem trước các trang khi chúng xuất hiện trên các SERP. Chọn bất kỳ URL nào bạn muốn xem, dữ liệu trang web của bạn về cách tiêu đề và mô tả xuất hiện trên trang tìm kiếm sẽ được hiển thị.
7. Kiểm tra anchor text
Một tính năng thực sự thú vị và thường được các SEOer sử dụng trong Screaming Frog, đó là tính năng kiểm tra Anchor Text từ các liên kết nội bộ điều hướng đến các trang khác trên website của bạn. Screaming Frog sẽ giúp bạn tối ưu hóa các từ khóa anchor text và cung cấp các nội dung khác nhau. Các từ khóa có tiềm năng tốt nhất được xem xét và được gắn link nội bộ theo cách thủ công.
8. Kiểm tra các thẻ Heading
Screaming Frog SEO Spider cũng sẽ giúp bạn kiểm tra tất cả các thẻ heading như H1, H2, H3… trên toàn bộ trang web của bạn. Thẻ Heading 1 (H1) được tối ưu hóa sẽ giúp trang web của bạn xếp hạng tốt hơn và thu hút sự chú ý của người dùng.
9. Kiểm tra Response Time (thời gian phản hồi trang)
Các trang tải quá chậm không chỉ khiến Bot Google mất nhiều thời gian hơn để thu thập dữ liệu mà còn có thể làm ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng khi lướt web. Để kiểm tra thời gian phản hồi của trang, hãy nhấp vào tab nội bộ, cuộn đến cột thời gian phản hồi. Nếu thời gian tải trang nhiều hơn 2 giây, bạn nên điều chỉnh lại để tối ưu hóa trang web tốt hơn.
10. Tạo XML Sitemap (sơ đồ website)
Sơ đồ trang web(XML Sitemap) là nơi lưu trữ các tệp văn bản chứa tất cả các liên kết đến trang chủ và các trang con của một trang web. Sơ đồ trang web được tối ưu hóa sẽ giúp cải thiện thứ hạng trang web của bạn trên các công cụ tìm kiếm
Hướng dẫn cài đặt Screaming Frog
Để sử dụng screaming frog, bạn cần tải xuống công cụ này và tiến hành cài đặt. Dưới đây là chi tiết về cách tải và cài đặt screaming frog.
Cách tải công cụ screaming frog
- Bước 1: Bạn truy cập vào trang web http://www.screamingfrog.co.uk/seo-spider/
- Bước 2: Tiến hành tải screaming frog seo tool bằng cách click vào download. Khi tải xuống, trang web sẽ tự động nhận diện hệ điều hành trên máy tính của bạn và cho phép tải xuống tệp cài đặt phù hợp. Một số hiệu điều hành tương thích như: Windows, Mac OS, Ubuntu, Linux,…
Cách cài đặt Screaming Frog
Cài đặt trên Windows
Khi nhấn đúp chuột vào tệp tải xuống, bạn sẽ thấy màn hình hiển thị câu hỏi: “Do you want to allow this app to make changes to your device?”. Lúc này, bạn click “yes” để tiếp tục.
Tiếp theo, bạn tiếp tục chọn vị trí muốn cài đặt, Nếu muốn cài đặt tại ổ C, bạn chọn Default. Nếu muốn lưu ở vị trí khác, chọn custom, sau đó tuỳ chọn vị trí lưu trữ.
Cuối cùng, bấm Install để hoàn tất cài đặt.
Cài đặt trên MacOS
Khi click đúp vào tệp tin vừa tải xuống, màn hình sẽ hiển thị biểu tượng screaming frog seo tool bên trái và biểu tượng folder phía bên phải. Lúc này, bạn click chuột vào biểu tượng screaming frog seo tool và kéo qua folder bên phải. Tiếp theo, bấm X để đóng cửa sổ, sau đó mở Finder, tìm Devices. Tại đây, bạn tìm Screaming Frog SEO Spider, sau đó nhấn vào biểu tượng đẩy ra bên cạnh.
Sử dụng Screaming Frog Seo Spider có mất phí không?
Hiện tại, Screaming Frog SEO Spider có 2 phiên phản, một phiên bản free và một phiên bản nâng cao, cần phải trả phí để sử dụng. Dưới đây là thông tin chi tiết về 2 phiên bản này.
Screaming frog free
Với phiên bản miễn phí của Screaming Frog SEO Spider, bạn có thể sử dụng được các tính năng như sau:
- Tìm liên kết bị hỏng, lỗi hoặc liên kết điều hướng.
- Phân tích tiêu đề trang và thẻ Meta.
- Kiểm tra lập chỉ mục và Meta Robot
- Kiểm tra thẻ hreflang
- Kiểm tra các trang trùng lặp
- Tạo sơ đồ trang web XML
Tuy nhiên, các tính năng trên của công cụ chỉ quét được giới hạn ở 500 URL. Do đó, thay vì sử dụng bản miễn phí, SEOer có thể tham khảo và nâng cấp lên phiên bản trả phí cao cấp hơn với nhiều tính năng hơn.
Screaming frogs có phí
Với phiên bản này, người dùng cần chi trả £149.00/năm (tương đương khoảng 3.843.400đ/năm) để sử dụng Screaming Frog SEO Spider. Phiên bản này cho phép người dùng thực hiện nhiều thao tác hơn, khai thác nhiều tính năng hơn. Ngoài những tính năng như đã liệt kê ở trên, Screaming Frog SEO Spider cho phép bạn truy cập và sử dụng thêm các tính năng sau:
Ngoài các tính năng của bản miễn phí ở trên, bạn sẽ nhận thêm các tính năng sau:
- Lập kế hoạch
- Thu thập thông tin cấu hình
- Kết xuất JavaScript
- txt tùy chỉnh
- Thu thập và xác thực AMP
- Dữ liệu có cấu trúc và xác thực
- Tìm kiếm mã nguồn tùy chỉnh
- Khai thác tùy chỉnh
- Tích hợp Google Analytics
- Bảng tìm kiếm tích hợp
- Tích hợp PageSpeed Insights
- Liên kết chỉ báo tích hợp
- Xác thực dựa trên biểu mẫu
- Lưu trữ và xem HTML thô và được kết xuất
- Hỗ trợ kỹ thuật miễn phí
Đặc biệt, các tính năng trên của Screaming Frog SEO Spider sẽ không giới hạn số lượng URL quét. Điều này giúp SEOer có thể nghiên cứu website kỹ hơn, từ đó có những giải pháp SEO website phù hợp.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về công cụ Screaming Frog SEO Spider. Ngoài những tính năng đã liệt kê, Screaming Frog SEO Spider còn sở hữu rất nhiều tính năng nổi bật khác giúp ích cho SEOer trong quá trình SEO website. Vậy nên, nếu bạn thực sự muốn SEO Website bền vững, đừng bỏ qua công cụ hữu ích này nhé!
Hãy để lại bình luận