5/5 - (1 vote)

Bài viết được cập nhật ngày 27/01/2024

Thuật ngữ Ranking Google được đề cập khá nhiều trong hoạt động SEO và được xem là thước đo hiệu quả hoạt động SEO website. Hiện nay, Google đã công bố với hơn 200 nhân tố dùng để đánh giá một trang web. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa bất kỳ website nào cũng phải tuân thủ đủ 200 yêu cầu đó mới được lên TOP. Trong bài viết ngày hôm nay, EZ Marketing sẽ tổng hợp cho bạn 6 yếu tố cốt yếu ảnh hưởng đến Ranking Google. Các SEOer đừng bỏ lỡ nhé! 

Tìm hiểu về Ranking Google

Tìm hiểu về Ranking Google

Tìm hiểu về Ranking Google

Ranking Google là gì? 

Ranking có nghĩa là thứ hạng, còn Google là công cụ tìm kiếm. Có thể hiểu Ranking Google một cách đơn giản là xếp hạng website của bạn trên trang tìm kiếm Google. Khi nói về xếp hạng Google, người ta thường quan tâm đến lượng từ khóa đứng vị trí đầu trên trang kết quả tìm kiếm. 

Với Google, thứ hạng từ khóa được xác định bắt đầu từ trang kết quả đầu tiên khi gõ từ khóa, trang kết quả đầu tiên có vị trí từ TOP 1 đến TOP 10.

Mẹo để cải thiện chỉ số website SEO Ranking?  

Muốn chỉ số xếp hạng ở mức cao, website của bạn phải thực sự mạnh, từ mảng xây dựng liên kết đến phát triển nội dung. Điều này tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất khó để thực hiện. Bởi nếu muốn tăng chỉ số website SEO Ranking, bạn cần phải có kỹ thuật SEO tốt, nắm chắc cả hai mảng là SEO OffpageSEO Onpage

6 nhân tố cốt yếu ảnh hưởng đến Ranking Google

6 nhân tố cốt yếu ảnh hưởng đến Ranking Google

6 nhân tố cốt yếu ảnh hưởng đến Ranking Google

Accessibility – Mức độ khả dụng để Google thu thập dữ liệu từ website của bạn

Trong danh sách công bố Google Ranking Factor, Accessibility được đo lường dựa trên khả năng truy cập và thu thập dữ liệu của Google. Do đó, dù bạn có xây dựng nội dung chất lượng như thế nào đi nữa mà không được robot của Google tìm thấy thì cũng trở nên vô nghĩa. Theo quy trình thông thường, khi website bắt đầu có content SEO, thì sau một khoảng thời gian X, robot của Google sẽ đến và thu thập dữ liệu. Thời gian X ở đây phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Cấu trúc website của bạn đã ổn định chưa?
  • Nội dung hữu ích có được cập nhật liên tục hay không?
  • Website có được người dùng đánh giá là hữu ích hay không (Nguyên tắc đánh giá dựa trên trải nghiệm người dùng trên trang và một số yếu tố Onpage)

Khi được bộ máy của Google thu thập dữ liệu liên tục và nhanh chóng, sẽ giúp website của bạn có cơ hội được lên top tìm kiếm theo xu hướng. Từ đó, tránh được tình trạng ăn cắp chất xám và phát hiện sớm nhiều vấn đề từ 101 lý do khác để có hướng giải quyết. 

Security – Khả năng bảo mật thông tin khách hàng 

Google có thể tồn tại và phát triển thành công cụ tìm kiếm hàng đầu thế giới như hiện nay là nhờ đáp ứng được sự thỏa mãn cho người dùng. Chính vì thế, các phiên bản cập nhật cũng như những yếu tố xếp hạng cũng chỉ xoay quanh tối ưu trải nghiệm cho người dùng. Đây cũng là lý do tại sao khả năng bảo mật thông tin người dùng luôn được Google đánh giá cao. 

Để đảm bảo tính năng Security, bạn có thể bổ sung chứng chỉ bảo mật SSL(https) cho website của mình, đặc biệt nếu trang có dùng chức năng thanh toán online.

Page speed –  Ranking Google cũng dựa trên tốc độ tải trang 

Page speed(tốc độ tải trang) luôn là yếu tố cần quan tâm khi tiến hành SEO cho mọi website. Đặc biệt với những doanh nghiệp muốn tìm kiếm cơ hội ở thị trường có mức cạnh tranh cao hơn, thì Pagespeed là điều không được bỏ qua. 

Với sự phát triển của các thiết bị di động như ngày nay, người dùng đang dần mất kiên nhẫn bởi thói quen hoạt động liên tục của tay và mắt. 

Có đến 76% user sẽ thoát khỏi trang web nếu thời gian tải trang trên 3s. Vì lý do đó, nếu không được tối ưu tốc độ tải trang, website của bạn dễ đánh mất lượng khách hàng tiềm năng lớn trước khi họ đọc bất cứ thông tin gì trên trang web

Ngoài ra, những thuật toán mới của Google ngày càng chú trọng tới trải nghiệm người dùng như: Time on site(Thời gian ở trên website), Bounce Rate (Tỷ lệ thoát trang), Số trang/phiên, pageview

Data structure – Cấu trúc dữ liệu 

Data structure hay còn gọi là cấu trúc dữ liệu SChema, tính năng này hỗ trợ Google phân loại thành phần trên website một cách nhanh chóng. Thay vì “xếp hàng” chờ đợi Google phân loại thì việc chủ động khai báo thông tin sẽ làm tăng cơ hội leo Rank và mang đến hiệu quả tìm kiếm cho người dùng.

Một vài cấu trúc phổ biến hiện nay là: 

Data structure - Cấu trúc dữ liệu 

Data structure – Cấu trúc dữ liệu

  • Article(Bài viết)
  • Recipe(Công thức)
  • Review(Đánh giá)
  • Event(Sự kiện)
  • Product(Sản phẩm)

Content – Nội dung mà website đang theo đuổi

Nguyên tắc “Content is King” luôn đúng đối với quy trình SEO nói riêng và toàn hệ thống Digital Marketing nói chung. 

Trong khi tự động hóa tối ưu đang dần trở thành xu hướng, thì người làm Marketing không phải hao tốn nhiều thời gian và nhân lực vào kỹ thuật. Thay vào đó, sáng tạo ra nội dung chất lượng, thu hút người xem sẽ là yếu tố giúp thương hiệu của bạn ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng và vượt xa đối thủ khác. 

Một nội dung bài viết chuẩn SEO đầu tiên phải thực sự mang lại giá trị hữu ích cho người đọc. Chắc chắn rằng trong tương lai, yếu tố này sẽ là duy nhất khi muốn leo TOP Google vì Google ngày càng muốn thỏa mãn nhu cầu người dùng. 

Có thể bạn quan tâm: Bảng giá dịch vụ viết bài chuẩn SEO

Mobile Friendly – Mức độ thân thiện đối với giao diện điện thoại 

Xu hướng sử dụng thiết bị di động tăng lên, đồng nghĩa với việc người dùng tìm kiếm và truy cập website bằng mobile trở nên bùng nổ theo. Vì thế, mức độ thân thiện của website với giao diện điện thoại cũng trở thành một trong những yếu tố quan trọng khi Ranking Google. 

Thông thường Mobile Friendly sẽ được đánh giá dựa trên: 

  • Tốc độ tải trang trên thiết bị di động có tốt không?
  • Khả năng robot Google thu thập được dữ liệu dành cho phiên bản di động ở mức nào? 
  • Điểm tối ưu UI/tối ưu UX trên thiết bị di động

Không phải ngẫu nhiên mà cỗ máy Google ra mắt phiên bản Google Mobile First Indexing. Hãy kiểm tra xem website của bạn đã được tối ưu cho thiết bị di động hay chưa trước khi thực hiện Google Ranking nhé!     

Những yếu tố tác động đến xếp hạng của Google khác mà SEOer nên biết 

Những yếu tố tác động đến xếp hạng của Google khác mà SEOer nên biết 

Những yếu tố tác động đến xếp hạng của Google khác mà SEOer nên biết

  • Từ khóa phù hợp với truy vấn của người dùng: Dù chỉ là một yếu tố đơn giản, nhưng đây là cách Google xác định xem thông tin website có phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của người dùng hay không? Dĩ nhiên khi một trang web chứa từ khóa giống với từ được tìm kiếm, Ranking Google sẽ được đánh giá cao hơn. 
  • Dùng các thuật ngữ có liên quan: Xếp hạng Google cũng đánh giá cao những trang web có từ khóa liên quan đến truy vấn. Ví dụ, nếu người dùng search “cách làm bánh gato”, Google sẽ tự động đề xuất những trang web có nội dung như “cách làm bánh gato bằng lò nướng” hay “cách làm bánh gato bằng nồi cơm điện”… 
  • Các liên kết trỏ đến website: Khi website liên kết đến một trang khác bằng cách sử dụng keyword đồng nghĩa với từ được tìm kiếm, thì trang web đó có thể liên quan đến truy vấn của người dùng. Đây là chỉ dẫn hữu ích cho người làm sáng tạo nội dung đánh giá xem nội dung có hữu ích với chủ đề đó hay không. 
  • Mức độ liên quan đến địa phương của người dùng: Ranking Google cũng dựa trên yếu tố ngôn ngữ mà website sử dụng có phù hợp với ngôn ngữ của người dùng không. Mục đích của việc này là có sự phân bổ nội dung phù hợp với người dùng trong khu vực gần đó. 

Ngoài các yếu tố xếp hạng trên, Google cũng cung cấp cho user các chỉ dẫn về cách cải thiện kết quả truy vấn khi họ di chuyển con trỏ chuột qua các vị trí gạch chân. Có thể là sử dụng đối sánh phủ định hoặc thay đổi vị trí đến các vùng khác nhau…

Vừa rồi, chúng tôi đã trình bày cho bạn 6 nhân tố ảnh hưởng đến Google Ranking hàng đầu. Ngoài những Google Ranking Factors trên, bạn cũng nên kiểm tra và tối ưu audit website của bạn trước khi bắt đầu chiến dịch SEO tổng thể. Tương tự như xây nhà, 6 yếu tố được gợi ý trên đây sẽ là nền móng vững chắc cho bạn xây dựng được trang web uy tín, hữu ích đối với người dùng. Dù mất khá nhiều thời gian để đưa thứ hạng lên top đầu, thế nhưng đây là sự đầu tư về lâu dài mà doanh nghiệp nên cân nhắc.