4.5/5 - (2 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 21/06/2024

Nếu đã tìm hiểu về SEO, ắt hẳn bạn sẽ biết về các thuật toán của Google. Chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đánh giá xếp hạng của website. Những thuật toán được nhiều người biết đến là Google Panda, Google Penguin, Google Pigeon, Google Fred,… Những cái tên này đều chứa từ Google dẫn đến nhiều người nghĩ rằng bất kỳ cụm từ nào chứa từ này đều là thuật toán. Tuy nhiên, Google Penalty là một ngoại lệ.

Google Penalty được hiểu ngắn gọn là một hình phạt của Google áp dụng với những website vi phạm nguyên tắc của Google

Google Penalty được hiểu ngắn gọn là một hình phạt của Google áp dụng với những website vi phạm nguyên tắc của Google

Google Penalty là gì?

Google Penalty được hiểu ngắn gọn là một hình phạt của Google áp dụng với những website vi phạm nguyên tắc của Google. Đây là tên gọi chung cho các kết quả tiêu cực do Google áp dụng lên website. Những hình phạt này có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, nổi bật nhất chính là hình phạt thuật toán và hình phạt thủ công.

Hình phạt thuật toán là kết quả gây ra bởi các thuật toán của Google. Như đã đề cập, Google có rất nhiều thuật toán để hỗ trợ truy xuất kết quả tìm kiếm tốt nhất cho người dùng. Mỗi thuật toán sẽ hướng đến những đối tượng nhất định với một quy tắc chấm điểm cụ thể. Nếu website không thể đáp ứng được những quy tắc này thì sẽ bị phạt Google Penalty.

Trong khi đó, hình phạt thủ công được thực hiện bởi một cá nhân hoặc một nhóm người. Họ là những nhân viên của Google có thẩm quyền trong việc đánh giá thủ công một website. Khi nhận hình phạt này, quản trị viên sẽ được thông báo thông qua công cụ Google console. Do đó, người quản lý website nên kiểm tra hộp thư thường xuyên để khắc phục sự cố (nếu có) trong thời gian sớm nhất.

Cách nhận biết khi bị Google Penalty

Google Penalty là tên gọi chung do các thuật toán gây ra nên ta có thể dễ dàng xác định được dấu hiệu khi bị phạt. Những dấu hiệu này thường là các thay đổi bất thường của website trong một khoảng thời gian. Sau đây là các dấu hiệu phổ biến nhất:

  • Traffic giảm nhanh
  • Pagerank tụt liên tục
  • Website không được hiển thị
  • Trang mới không được lập chỉ mục

Những lý do khiến website dính Google Penalty

Đây chỉ là những dấu hiệu nhận biết khi bị dính Google Penalty. Vì vậy, quản trị viên không thể biết được chính xác là nguồn gốc của hình phạt này. Khi đó, họ cần kiểm tra lại tổng thể trang web để tìm ra được lý do khiến web bị phạt. Từ đó, quản trị viên mới có thể đề ra được phương hướng giải quyết cho phù hợp. Sau đây là các lý do khiến website dính hình phạt Penalty:

Dính Google Penalty do các vấn đề liên quan đến content

Content là thành phần quan trọng nhất ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng của website. Content được đề cập ở đây không chỉ bao gồm nội dung dạng văn bản. Content được hiểu là mọi thứ có chứa đựng thông tin cho người dùng. Chúng có thể là văn bản, hình ảnh, video, gif, flash,… Theo đó, những vấn đề liên quan đến content có thể khiến website bị phạt bao gồm:

  • Nội dung mỏng
  • Nội dung copy hoặc farming
  • Spam nội dung
  • Sử dụng nội dung bản quyền
  • Nội dung không hữu ích 
  • Trùng lặp nội dung với web khác (có thể bị trùng với một trang có cùng tên miền)
  • Nội dung ẩn khỏi giao diện chính
  • Sử dụng kỹ thuật tạo nội dung tự động

Dính Google Penalty do lỗi Structured Data

Structured Data được hiểu là dữ liệu có cấu trúc và là một thành phần của website. Dữ liệu có cấu trúc giúp Google dễ dàng thu thập dữ liệu về website đó hơn. Cụ thể, nhờ có Structured Data, con bot sẽ biết được:

  • Vị trí của trang trong hệ thống sơ đồ web: Bot Google chủ yếu dựa vào breadcrumb để nhận diện vị trí website.
  • Nội dung của từng thành phần có trong trang: Ví dụ, sau khi đã cấu trúc hóa trang web, con bot sẽ biết được hình ảnh đó hiển thị nội dung gì (đó có thể là sản phẩm, hình mô tả sản phẩm, hình giới thiệu về website,…) dù chưa thu thập dữ liệu về nó.
  • Trang thuộc kiểu dữ liệu nào: Các kiểu dữ liệu hiện có bao gồm bài viết, sách, khóa học, sản phẩm, công thức nấu ăn,…
  • Những trang không thiết lập dữ liệu có cấu trúc thì con bot không thể nhận diện website. Khi đó, xếp hạng của trang sẽ kém hơn so với các đối thủ SEO. Nếu không khắc phục vấn đề này thì website có thể không còn được hiển thị trên các SERP nữa. Điều này cũng xảy ra với website bị khai báo sai kiểu dữ liệu hoặc khai báo bị lỗi.

Các vấn đề liên quan đến backlink

Nếu quản trị viên đặt quá nhiều backlink tại những trang có chủ đề không liên quan tới Website của mình thì sẽ bị Google đánh dấu là spam. Đồng thời, người dùng vào website từ những backlink đó cũng sẽ thoát ra ngay vì không phải nội dung họ quan tâm. Không chỉ vậy, việc đặt link không đúng ngữ cảnh trong content thì cũng có nguy cơ dẫn đến tình trạng bị Google Penalty.

Ngoài ra, khi những backlink được đặt tại các trang kém chất lượng, Google sẽ nghi ngờ về chất lượng của website mà link đó trỏ đến. Chúng được nhiều người gọi là là những backlink bẩn. Nếu số lượng backlink bẩn quá nhiều thì sẽ khiến website nhận Google Penalty. Hình phạt này thường do thuật toán Google Penguin thi hành.

Sử dụng kỹ thuật cloaking

Cloaking được hiểu là một kỹ thuật đánh lừa công cụ tìm kiếm. Cụ thể hơn, quản trị viên sẽ thiết kế website để hiển thị một trang với hai nội dung khác nhau với hai đối tượng khác nhau. Ví dụ, với một trang web bất kỳ, nếu người dùng nhấp vào thì nội dung của nó sẽ hiển thị xoay quanh chủ đề “áo thun”. Còn nếu search engine truy cập để crawl dữ liệu thì sẽ nhận được thông tin xoay quanh chủ đề “laptop”. 

Các quản trị viên sẽ sử dụng kỹ thuật này đánh lừa công cụ tìm kiếm để che đậy thông tin thật của website. Chúng thường chứa nội dung nhạy cảm, mã độc, mã theo dõi hoặc các truy vấn cho người dùng. Hiện nay, Google đã phát triển ra nhiều cách để phát hiện triệt để những website sử dụng cloaking. Những web đó thường nhận Google Penalty nặng nề và gần như không thể được lập chỉ mục lại.

Dính Google Penalty do lạm dụng kỹ thuật SEO

Kỹ thuật SEO là thứ giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập dữ liệu hơn. Chúng cũng sẽ giúp tăng trải nghiệm người dùng hiệu quả. Khi đó, con bot Google sẽ đánh giá cao website và tăng hạng cho web. Do vậy, kỹ thuật này thường được dùng để cải thiện thứ hạng của trang web trên SERPs. 

Chính vì lợi ích mà kỹ thuật này mang lại, nhiều người đã lợi dụng SEO nhằm mục đích rút ngắn thời gian lên top. Theo đó, họ sẽ nhồi nhét từ khóa vào bài viết, thao túng link, khai báo sai những thành phần của web,… Hiện nay, những người thực hiện hành động này được gọi là các SEOer mũ đen. Những website có dấu hiệu lạm dụng SEO mũ đen sẽ nhận Google Penalty từ thuật toán Google.

Cách khôi phục website sau khi bị Google Penalty

Google mong muốn tạo ra môi trường nội dung lành mạnh cho người dùng. Do đó, họ luôn khuyến khích các quản trị viên cải thiện những thiếu sót của website. Nếu khắc phục được lỗi thì website hoàn toàn có thể khôi phục lại sau khi bị dính Google Penalty. Sau đây là những cách khôi phục lại website nhanh chóng nhất:

Điều chỉnh content để khôi phục website sau khi bị Google Penalty

Việc điều chỉnh lại content để khắc phục Google Penalty nên bắt đầu từ ngoài vào trong. Cụ thể, quản trị viên nên cải thiện những trang lớn của website đầu tiên. Chúng bao gồm trang chủ, trang category, sub-category,… Những yếu tố cần cải thiện là các tính năng và nội dung của từng mục trong trang. 

Sau khi đã điều chỉnh những trang lớn thì quản trị viên tiếp tục cải thiện chất lượng của những trang nhỏ hơn. Công việc đầu tiên cần làm là loại bỏ toàn bộ nội dung kém chất lượng. Chúng bao gồm nội dung copy, nội dung không hữu ích, nội dung không liên quan đến chủ đề bài viết, nội dung được tạo tự động và nội dung trùng lặp. Tiếp theo, quản trị viên sẽ kiểm tra lại tính chính xác của các thông tin còn lại. Công việc cuối cùng là hoàn thiện lại bài viết một lần nữa.

Lọc lại các link của website

Theo thông tin đã đề cập, quản trị viên cần lọc lại link của website. Bạn cần điều chỉnh lại mật độ của link để tránh spam. Đồng thời, trong trường hợp đặt anchor text cho loại link này thì cụm từ được gán link cần phải phù hợp với nội dung của trang mà link hướng đến. 

Bên cạnh đó, quản trị viên cần kiểm tra lại toàn bộ link trỏ về website của mình. Những công cụ có thể hỗ trợ thực hiện công việc này là SEMrush, Ahrefs, Backlink Watch,… Đối với những link bị đánh giá kém chất lượng thì quản trị viên nên loại bỏ ngay và thay thế chúng nếu cần. Còn đối với những backlink cũ thì có thể giữ lại và theo dõi định kỳ để tránh trường hợp bị Google Penalty.

Thiết lập lại cấu trúc website

Đầu tiên, quản trị viên cần phải loại bỏ mã code hỗ trợ cloaking cho website. Nếu thực hiện điều này sớm thì có xác suất giúp những bài viết tiếp theo của web vẫn được index trên Google và phòng ngừa Google Penalty. 

Sau đó, nhà quản trị cần điều chỉnh lại các dữ liệu có cấu trúc. Cụ thể, ta cần khai báo chính xác thông tin của trang để bot Google dễ crawl dữ liệu hơn. Đồng thời, quản trị viên cũng nên thêm nhiều dữ liệu bổ sung khác cho website như:

  • Đánh giá dựa trên số sao
  • Bình luận cho bài viết
  • Breadcrumb cho đường dẫn

Điều chỉnh kỹ thuật SEO để khắc phục Google Penalty

Khi đó, quản trị viên cần xem xét lại những công việc của SEO rồi điều chỉnh lại những yếu tố có liên quan như mật độ từ khóa, thẻ mô tả, tốc độ tải, nội dung ẩn,… Chúng sẽ hỗ trợ giảm mức độ hình phạt từ các thuật toán của Google.

Thông qua bài viết, chúng tôi đã giới thiệu chi tiết về Google Penalty và những vấn đề liên quan. Mong nội dung trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về từ khóa này và cung cấp nhiều thông tin hữu ích về chủ đề SEO.