4.5/5 - (2 votes)

Sự cạnh tranh giữa các thương hiệu ngày càng diễn ra mạnh mẽ trên thị trường. Nhu cầu mua sắm của khách hàng cũng dần trở nên khó tính, chọn lọc kỹ lưỡng hơn. Vì thế, bắt buộc doanh nghiệp/cá nhân phải tạo ra giá trị độc đáo riêng cho mình. Đây cũng là cách định vị thương hiệu thành công cho doanh nghiệp/cá nhân. Cùng EZ Marketing tìm hiểu kinh nghiệm định vị giá trị thương hiệu trong bài viết sau.

Định vị thương hiệu là gì? Ví dụ về định vị thương hiệu

Thương hiệu hay Brand là tất cả những tên gọi, thuật ngữ, hình ảnh, biểu tượng của một cá nhân/doanh nghiệp. Chúng giúp phân biệt cá nhân/doanh nghiệp này với các cá nhân/doanh nghiệp khác trên thị trường. Để chiếm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, doanh nghiệp bạn phải mang một dấu ấn riêng, dễ đi vào tâm trí người dùng. Chính vì thế, khái niệm định vị thương hiệu được ra đời.

Định vị thương hiệu là gì?

Định vị thương hiệu là việc tạo ra những giá trị riêng, mang dấu ấn đặc biệt, một hình ảnh riêng dễ đi vào tâm trí khách hàng. Ngoài ra, brand positioning còn là giải pháp tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Giúp khách hàng có thể chọn bạn thay vì một đơn vị nào khác trên thị trường.

Những thương hiệu đã định vị tốt trong lòng khách hàng sẽ dễ chiếm được lòng tin của họ. Bạn cũng có thể được khách hàng tin tưởng khi mở rộng quy mô hoặc nhiều ngành hàng sản phẩm về sau.

Định vị thương hiệu là cần được thực hiện xuyên suốt kể từ khi thành lập doanh nghiệp cho đến lúc mở rộng, phát triển. Bởi mức độ cạnh tranh trên thương trường ngày càng gay gắt, số lượng thương hiệu xuất hiện ngày càng nhiều, nếu thương hiệu không có sự khác biệt sẽ dễ bị người dùng lãng quên.

Định vị thương hiệu là việc tạo ra những giá trị riêng, mang dấu ấn đặc biệt, một hình ảnh riêng dễ đi vào tâm trí khách hàng

Định vị thương hiệu là việc tạo ra những giá trị riêng, mang dấu ấn đặc biệt, một hình ảnh riêng dễ đi vào tâm trí khách hàng

Ví dụ về định vị thương hiệu

Cho đến nay, rất nhiều thương hiệu lớn đã thành công trong việc định vị thương hiệu. Để khi khách hàng có nhu cầu, họ sẽ nghĩ đến thương hiệu đó đầu tiên.

Ví dụ, khi nhắc đến xe ôm công nghệ, người ta sẽ nghĩ ngay đến đặt Grab. 

Hoặc khi nói về quả táo cắn dở, họ sẽ nghĩ đến Apple đầu tiên.

Cụ thể, Grab đã định vị trong tâm trí khách hàng đó là thương hiệu cung cấp dịch vụ đặt xe, đặt đồ ăn trực tuyến. Chỉ cần đặt online trên app và đợi vài phút sẽ có ngay tài xế đến tận nơi bạn. Grab luôn trở thành cái tên đầu tiên mỗi khi khách hàng có nhu cầu đặt xe hoặc đồ ăn. 

Người ta cũng dùng từ “đi Grab” thay vì dùng “đi xe ôm công nghệ”. Việc định vị thương hiệu sẽ tạo ra chỗ đứng vững chắc cho doanh nghiệp. Tạo đà phát triển mạnh mẽ trong chiến lược mở rộng kinh doanh trên thị trường.

Tầm quan trọng của định vị giá trị thương hiệu trên thị trường

Nếu không có thương hiệu, bạn sẽ rất khó cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trên thị trường. Khi đã tạo dựng Brand Name tốt, thương hiệu sẽ được nhiều khách hàng biết đến. Đặc biệt, chúng còn mang đến rất nhiều lợi ích vượt trội cho doanh nghiệp.

Cụ thể:

Tầm quan trọng của định vị giá trị thương hiệu trên thị thường

Tầm quan trọng của định vị giá trị thương hiệu trên thị trường

Tăng sự tin tưởng của khách hàng

Chắc chắn, khi thương hiệu có giá trị vững mạnh sẽ chiếm được lòng tin của khách hàng, nhanh chóng biến họ trở thành tệp khách hàng trung thành cho doanh nghiệp.

Đây còn là cơ hội bạn có thể để thu hút nhiều khách hàng mới, mở rộng quy mô tiếp thị cho các chiến lược Marketing của doanh nghiệp.

Đối với những ai chuyên dùng mỹ phẩm, họ sẽ ưu tiên chọn mua tại các thương hiệu chính hãng, thay vì mua thông qua những đại lý hay người bán lẻ khác. Bởi vì thương hiệu uy tín đã tạo dựng niềm tin và định vị 1 hình ảnh tốt trong tâm trí của khách hàng. 

Xác định xu hướng trên thị trường

Việc định vị thương hiệu giúp doanh nghiệp xác định xu hướng trên thị trường, nắm rõ hành vi, xu hướng mua hàng của người dùng. Từ đó, thay đổi và cải tiến sản phẩm cho phù hợp nhất với nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

Bởi vì xu hướng thị trường luôn không ngừng đổi mới mỗi ngày. Thương hiệu cần tạo ra giá trị riêng thì mới có cơ hội duy trì và phát triển.

Tạo chỗ đứng vững chắc cho thương hiệu

Thị trường vẫn vậy nhưng số lượng thương hiệu lại ra đời ngày càng nhiều. Đòi hỏi thương hiệu phải liên tục đổi mới, thích ứng kịp thời, nhanh chóng tạo chỗ đứng vững chắc trong tâm trí khách hàng và thị trường.

Khi định vị thành công, hình ảnh của thương hiệu sẽ trở nên phổ biến. Khi đó, bạn sẽ được khách hàng chú ý và lưu lại trong tâm trí của khách hàng.

Phát triển thương hiệu số

Brand Positioning là cơ hội để doanh nghiệp có thể định hướng rõ ràng trong các chiến lược tiếp thị, thúc đẩy sự phát triển của các thương hiệu số trên mạng xã hội để hình ảnh thương hiệu luôn được xuất hiện đầu tiên trong tâm trí khách hàng. 

Ngoài ra, khi khách hàng đã có ấn tượng và yêu thích thương hiệu của bạn thì dù khách hàng mua sắm qua nền tảng nào thì họ vẫn ưu tiên chọn thương hiệu của bạn.

Các bước xây dựng chiến lược định vị thương hiệu chi tiết

Để xây dựng chiến lược định vị thương hiệu thành công, bạn cần có quy trình rõ ràng. Sau đây, EZ Marketing sẽ bật mí đến bạn các bước thực hiện cơ bản sau:

Các bước xây dựng chiến lược định vị thương hiệu chi tiết

Các bước xây dựng chiến lược định vị thương hiệu chi tiết

Bước 1: Xác định phân khúc thị trường mục tiêu

Đầu tiên, bạn cần xác định chính xác phân khúc thị trường mục tiêu đang hướng tới. Sau đó tiến hành nghiên cứu, phân tích hành vi, nhu cầu người dùng, nắm bắt xu hướng của người dùng hiện tại để cải tiến sản phẩm phù hợp.

Bước 2: Phân tích đối thủ cạnh tranh

Tiếp theo, thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp. Tiến hành liệt kê danh sách đối thủ tiềm năng, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của họ. Có thể dựa vào mô hình SWOT để rút ra cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ so với doanh nghiệp của bạn.

Bước 3: So sánh doanh nghiệp mình so với các đối thủ cạnh tranh

Ở bước này, bạn cần so sánh vị trí của doanh nghiệp bạn với các đối thủ trên thị trường mục tiêu. Bạn có thể dùng phương pháp định tính và định lượng để thực hiện.

Ngoài ra, bạn có thể dựa vào vị trí của bạn so với đối thủ để mở rộng quy mô cho doanh nghiệp, đề xuất các phương án tiếp thị sản phẩm, dịch vụ.

Bước 4: Xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Tiếp theo, doanh nghiệp cần xác định rõ mình đang có những lợi thế cạnh tranh nào. Thương hiệu có những điểm mạnh nào làm tiền đề thu hút nhiều khách hàng mục tiêu. Bạn có thể dựa vào các yếu tố như: chất lượng sản phẩm, giá cả, hậu mãi, vận chuyển, chính sách bán hàng…

Doanh nghiệp cần có ít nhất 1 lợi thế cạnh tranh để tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Bước 5: Xây dựng chiến lược Marketing Mix

Marketing Mix là chiến lược tiếp thị quan trọng của hầu hết các doanh nghiệp. Dựa theo chiến lược Marketing 7P, mô hình Marketing Mix bao gồm: Product, Place, Price, Promotion, People, Physical Environment, Process.

Bước 6: Đo lường, thống kê, báo cáo kết quả

Cuối cùng, việc đo lường, báo cáo kết quả là bước không thể thiếu. Trong thời gian định vị thương hiệu, bạn phải liên tục theo dõi, thống kê hiệu quả. Từ đó có thể đề xuất các phương án thay đổi, cải tiến nếu phù hợp.

Các phương pháp Branding Positioning hiệu quả cho doanh nghiệp

Hiện nay, doanh nghiệp có thể định vị thương hiệu thông qua nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng, phù hợp với từng mục tiêu, đặc điểm riêng của từng thương hiệu.

Thông thường, các doanh nghiệp có thể định vị bằng các cách sau đây:

Các phương pháp Branding Positioning hiệu quả cho doanh nghiệp

Các phương pháp Branding Positioning hiệu quả cho doanh nghiệp

Định vị theo chất lượng

Với tâm lý người dùng, chất lượng sản phẩm luôn là tiêu chí hàng đầu. Chỉ khi có chất lượng sản phẩm tốt, thương hiệu đó mới đủ uy tín và đáng tin cậy.

Việc định vị theo chất lượng sẽ mất khá nhiều thời gian để thành công. Bởi vì bạn cần trải qua nhiều giai đoạn, cải tiến sản phẩm để chất lượng đạt đến hiệu quả cao. Một khi được khách hàng lựa chọn vì chất lượng, thương hiệu sẽ có chỗ đứng vững chắc.

Chẳng hạn, thương hiệu xe máy Honda tại Việt Nam. Dù trải qua thời gian dài nhưng Honda vẫn luôn được nhiều khách hàng tin tưởng. Bởi chất lượng sản phẩm mang đến vô cùng bền bỉ và lâu dài.

Định vị theo giá trị

Giá trị tức là những yếu tố khác(sự sang trọng, đẳng cấp) mà khách hàng có thể nhận được khi chọn mua sản phẩm. Các thương hiệu định vị theo cách này thường giải quyết các nhu cầu khác của khách hàng.

Ví dụ, thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới Gucci, Chanel. Bên cạnh mang đến sản phẩm chất lượng, họ còn tạo cho khách hàng sự sang trọng và đẳng cấp, tôn lên vẻ đẹp sa hoa, cuộc sống quyền quý cho những ai sử dụng sản phẩm của Gucci, Chanel.

Định vị theo tính năng

Hiện nay, rất nhiều thương hiệu chọn cách định vị này trên thị trường. Đặc biệt là các thương hiệu về công nghệ, phương tiện di chuyển…

Bạn sẽ khẳng định sản phẩm có những tính năng vượt trội, khác xa so với đối thủ. Tuy nhiên, yếu tố này dễ bị cạnh tranh và có mức độ rủi ro cao khi đối thủ sẽ cải tiến sản phẩm và cho ra mắt các tính năng ưu việt hơn.

Ví dụ, thương hiệu công nghệ Apple và Samsung. Apple định vị sản phẩm với nhiều tính năng thông minh như camera, airdrop, tách nền… thì Samsung cũng liên tục cho ra mắt các sản phẩm với nhiều tính năng vượt trội.

Định vị theo đối thủ

Đây là cách bạn sẽ dựa vào đối thủ để khẳng định giá trị của thương hiệu. Có thể đánh vào điểm yếu của họ để nâng tầm sản phẩm của thương hiệu lên. Tuy nhiên, cách này có thể sẽ không mang lại nhiều hiệu quả, vì bạn đang hạ thấp đối thủ để nâng mình lên.

Ví dụ, sự cạnh tranh giữa thương hiệu sữa Milo và Ovaltine. Milo đã có quảng cáo với thông điệp “Nhà vô địch rực rỡ”. Ngay lập tức, Ovaltine cũng treo quảng cáo với tiêu đề “Chẳng cần vô địch, chỉ cần con thích”.

Định vị theo mong muốn của khách hàng

Đây là cách định vị thương hiệu dựa theo nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Thương hiệu luôn sẵn sàng có mặt để đáp ứng đúng mong ước của họ.

Ví dụ, thương hiệu Everon có slogan “Nâng giấc say nồng”. Bên cạnh mang đến sản phẩm nệm chất lượng, thương hiệu còn mang lại cho khách hàng cảm giác thư giãn, dễ chịu. Mỗi khi khách hàng có nhu cầu nghỉ ngơi sẽ có Everon là lựa chọn đầu tiên.

Định vị theo cảm xúc

Đánh vào yếu tố cảm xúc của người dùng sẽ mang lại nhiều hiệu quả vượt trội. Định vị thương hiệu theo cách này sẽ tạo ra điểm khác biệt trong tâm trí khách hàng.

Bạn có thể lựa chọn cảm xúc vui vẻ, hài hước, ấm áp hoặc thấu hiểu, tùy vào định hướng và giá trị mà thương hiệu có thể mang đến cho khách hàng.

Ví dụ, thương hiệu kem đánh răng Colgate chọn “Cười lên Việt Nam ơi”. Hoặc chiến dịch “Đi để trở về” của thương hiệu Biti’s đánh vào cảm xúc của những người con xa quê khi mùa Tết đến xuân về.

Định vị theo công dụng

Công dụng chính là tất cả những lợi ích mà sản phẩm có thể mang đến cho người dùng. Chúng sẽ khác với phương pháp định vị dựa theo giá trị.

Bạn nên tập trung vào tính ứng dụng mà sản phẩm/dịch vụ có thể mang lại cho khách hàng, đặc biệt phù hợp với những sản phẩm thông minh, có tính ứng dụng cao.

Đây là cách định vị mang đến hiệu quả lâu dài cho thương hiệu. Chúng có thể giải quyết được vấn đề của khách hàng và chiếm được lòng tin của họ. 

Ví dụ: thương hiệu Điện Quang có slogan “Ở đâu có điện, ở đó có Điện Quang”. Hoặc thương hiệu Nippon có slogan “Sơn đâu cũng đẹp”.

Định vị theo vấn đề/giải pháp

Cách định vị này tập trung vào việc giải quyết các vấn đề của khách hàng. Giúp người dùng tin tưởng rằng sản phẩm là giải pháp phù hợp nhất cho họ.

Ví dụ: thương hiệu Unilever đã giải quyết được nỗi lo khi giặt các vết bẩn khó khăn của khách hàng. Họ tung ra nhiều sản phẩm có chức năng đánh bay vết bẩn cứng đầu như Omo, Sunlight, Clear…

Một số kinh nghiệm tạo dựng giá trị thương hiệu hiệu quả

Brand Positioning là quá trình thực hiện lâu dài, xuyên suốt của thương hiệu nhằm chiếm được lòng tin mạnh mẽ trong lòng khách hàng. Đồng thời, còn tạo ra chỗ đứng vững chắc trên thị trường cạnh tranh.

Để tạo dựng giá trị thương hiệu thành công, EZ Marketing bật mí đến bạn các kinh nghiệm sau:

Một số kinh nghiệm tạo dựng giá trị thương hiệu hiệu quả

Một số kinh nghiệm tạo dựng giá trị thương hiệu hiệu quả

  • Hướng đến sự đơn giản, ngắn gọn, dễ nhớ: Khách hàng luôn có rất nhiều sự lựa chọn trên thị trường. Để họ có thể dễ dàng ghi nhớ, bạn cần hướng đến sự đơn giản, ngắn gọn, tập trung truyền tải những nội dung dễ hiểu, dễ nhớ, dễ ứng dụng. Tuy nhiên, chúng vẫn cần có sự độc đáo, ấn tượng theo cách riêng.
  • Cập nhật xu hướng thị trường: Luôn cập nhật liên tục xu hướng của thị trường để bắt kịp thói quen mua sắm của khách hàng. Đây là cách giúp bạn bắt kịp các xu hướng mới nhất, dễ dàng thu hút sự chú ý và tạo được ấn tượng mạnh mẽ với thương hiệu của mình.
  • Không nên đặt ra giới hạn cho sản phẩm: Mỗi sản phẩm đều có những công dụng nhất định. Tuy nhiên, khách hàng sử dụng như thế nào đó là quyền của họ. Do đó, bạn không nên đặt ra giới hạn công dụng cho sản phẩm của mình. Hãy để khách hàng tự sáng tạo những công dụng của sản phẩm mà họ đã mua.

Những Case Study định vị thương hiệu thành công trên thị trường

Trên thị trường, có rất nhiều thương hiệu đã thành công trong việc định vị thương hiệu. Họ đã tạo dựng được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, nhận được nhiều sự tin tưởng của khách hàng suốt thời gian qua.

Những Case Study định vị thương hiệu thành công trên thị trường

Những Case Study định vị thương hiệu thành công trên thị trường

  • Thương hiệu Cocacola: Thương hiệu luôn được biết đến với sản phẩm nước có ga Cocacola. Sản phẩm luôn đồng hành cùng khách hàng trong mọi dịp ăn uống. Như thổi bùng cảm xúc của mọi người, giúp không khí trở nên vui vẻ, bình dị và thoải mái hơn.
  • Thương hiệu Vinamilk: Đây là thương hiệu sữa tươi hàng đầu tại Việt Nam. Thương hiệu luôn đảm bảo sự cam kết về chất lượng, quy trình sản xuất, bảo quản. Liên tục cung cấp hình ảnh đàn bò, nông trại, nhà máy sản xuất nhằm củng cố thêm niềm tin của khách hàng khi sử dụng sản phẩm.

Một số lưu ý quan trọng cần nhớ khi triển khai định vị giá trị thương hiệu

Để có chiến lược Brand Positioning thành công, bạn cần lưu ý như sau:

Một số lưu ý quan trọng cần nhớ khi triển khai định vị giá trị thương hiệu

Một số lưu ý quan trọng cần nhớ khi triển khai định vị giá trị thương hiệu

  • Tập trung cải tiến chất lượng sản phẩm lên hàng đầu
  • Luôn hướng đến sự trung thực, uy tín với khách hàng
  • Có kế hoạch định vị thương hiệu chi tiết, rõ ràng
  • Đầu tư nhiều thời gian để nghiên cứu đối tượng khách hàng mục tiêu, nghiên cứu đối thủ và thị trường trong ngành hàng.
  • Nên kết hợp nhiều phương pháp định vị với nhau

Như vậy, định vị thương hiệu là yêu cầu tất yếu của bất cứ doanh nghiệp nào. Chỉ khi xây dựng hình ảnh thương hiệu thành công, bạn mới có thể dễ dàng có được chỗ đứng vững chắc. EZ Marketing hy vọng những thông tin trên đây sẽ thực sự hữu ích với bạn. Chúc bạn luôn thành công.