5/5 - (1 vote)

Bài viết được cập nhật ngày 30/11/2023

Trước sự thay đổi liên tục của thuật toán Google, Audit Content như một trong những phương pháp hiệu quả được SEOer áp dụng nhằm cải thiện thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm. Vậy Audit Content là gì và làm thế nào để cải thiện chất lượng nội dung website hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây của EZ marketing để biết thêm thông tin chi tiết về công việc này.

Audit Content được hiểu là quá trình kiểm tra chất lượng nội dung, phân tích và đánh giá toàn diện

Audit Content được hiểu là quá trình kiểm tra chất lượng nội dung, phân tích và đánh giá toàn diện

Audit Content là gì?

Audit Content là quá trình kiểm tra chất lượng nội dung, phân tích và đánh giá tất cả nội dung được đăng tải công khai trên website, sau đó tìm ra những nội dung content kém chất lượng và đưa ra kế hoạch, phương án phù hợp để cải thiện chất lượng, tăng hiệu quả tiếp thị cho những nội dung đó.

Tại sao cần Audit Content?

Tại sao cần Audit Content?

Tại sao cần Audit Content?

1. Cải thiện thứ hạng Website

Trang web của bạn không được xếp hạng tốt trên các công cụ tìm kiếm, nguyên nhân có thể do vấn đề liên quan đến chất lượng nội dung trên website. Một số nội dung có giá trị nhưng không thân thiện với website sẽ không thể hỗ trợ cải thiện thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm. 

Vậy nên, nếu nội dung của bạn đã tốt, hãy tiếp tục thực hiện việc tối ưu hóa để SEO tốt hơn. Trong một số trường hợp, một số thay đổi nhỏ cũng có thể tạo ra khác biệt lớn trong cải thiện thứ hạng.

2. Cải thiện chất lượng bài viết cũ

Nội dung hay, hấp dẫn và mang nhiều thông tin giá trị cũng có thể bị cũ theo thời gian. Có nghĩa là, sau một thời gian đăng tải, những nội dung, kiến thức liên quan đến chủ đề này đã liên tục được thay đổi theo sự vận hành, phát triển của thời đại. Do đó, thông tin bạn cung cấp sau một thời gian có thể trở nên lỗi thời, không còn cung cấp cho người đọc thông tin hữu ích.

Do đó, nếu nội dung cũ của bạn hoạt động kém hiệu quả, điều đó có nghĩa là nó không còn đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng, không phục vụ mục đích của trang web. Vì vậy, việc Audit Content để cải thiện chất lượng content cũ có thể mang lại cho bạn hiệu quả tương tự như nội dung hoàn toàn mới mà không làm mất quá nhiều thời gian của SEOer.

3. Loại bỏ content không giá trị

Nội dung đăng tải trên website không còn giá trị cần được loại bỏ. Những nội dung mang tính bắt TREND chỉ đem lại hiệu quả trong thời gian ngắn. Chính vì thế, khi những nội dung này đã cũ, không còn giá trị thì chúng cần được loại bỏ trên website của bạn.

4. Loại bỏ Duplicate Content

Để xếp hạng một website trên công cụ tìm kiếm, Google dựa vào rất nhiều tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, nếu một lượng lớn content hiện có trên website bị trùng lặp giữa các trang hoặc trùng lặp với các trang web khác(duplicate content), nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến website của bạn. Trong trường hợp này, audit là cách tốt nhất để cải thiện.

Dấu hiệu nhận biết Content cần được Audit

Nếu bạn gặp một trong những trường hợp dưới đây thì bạn cần Audit Content:

Dấu hiệu nhận biết Content cần được Audit

Dấu hiệu nhận biết Content cần được Audit

1. Out top(tụt thứ hạng) tìm kiếm

Có nhiều lý do dẫn đến bài viết của bạn bị tụt hạng, thậm chí là out khỏi top 10 trên công cụ tìm kiếm.

Nguyên nhân có thể đến từ việc đối thủ của bạn có nội dung tốt hơn, có nhiều backlink chất lượng hơn; nội dung bài viết của bạn quá cũ và bạn không cập nhật thường xuyên,…

Ngoài ra, trường hợp bạn đang đứng đầu nhưng đột ngột giảm thứ hạng mạnh cũng có thể là do Google đang cập nhật thuật toán mới, hoặc website của bạn có thể bị phạt. Trong trường hợp này, bạn cần thực hiện audit content để cải thiện thứ hạng.

2. Giảm, mất Index

Có nhiều lý do khiến website của mất index. Một trong những lý do có thể kể đến là chất lượng bài viết trên website chưa được Google đánh giá cao, chưa đáp ứng được người dùng và chưa đủ uy tín để được lập chỉ mục. Trên thực tế, những website xuất bản nội dung không đều đặn khiến Bot Google không thường xuyên vào website để kiểm tra và Index.

Googlebot sử dụng một quy trình dựa trên thuật toán duy nhất để xác định trang web nào cần thu thập thông tin, tần suất và số lượng trang cần thu thập thông tin trên mỗi trang web. Để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của Google, bạn có thể kiểm tra cách Google thu thập dữ liệu nội dung của bạn. Điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả hoạt động của website.

Do đó, hãy xuất bản nội dung một cách thường xuyên, Audit content cũ để việc lập chỉ mục diễn ra nhanh hơn.

3. Bị Google phạt không rõ nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân khiến Google phạt một website. Một trong số những nguyên nhân đó xuất phát từ bài viết trên website.

  • Thin content: Nội dung nghèo nàn, không mang lại giá trị, copy y hệt website khác,…
  • Spam backlink: lượng backlink đổ về dồn dập trong một thời điểm bị Google đánh giá là spam và ngay lập tức phạt website đó. Điều này khiến cho website giảm thứ hạng nhanh chóng.
  • Nội dung trùng lặp: tiêu đề, meta descrition giống hệt các trang khác trên cùng một website.
  • Dính virus: có những link điều hướng sang trang khác hoặc link chứa virus.

Trong những trường hợp này, bạn cần nhanh chóng đưa ra phương án audit content để cải thiện chất lượng bài viết, lấy lại lòng tin với Googlebot và độc giả.

4. Website lâu chưa cập nhật

Điều này xảy ra phổ biến với những website được mua lại từ các chủ sở hữu khác. Bởi một số lý do nào đó, đơn vị sở hữu website ban đầu không còn phát triển website này mà bán lại cho bên khác. Điều này dẫn đến website không hoạt động, không cập nhật thông tin trong thời gian dài. Và, khi website không hoạt động, Googlebot sẽ không vào website để quét nội dung, dẫn đến website nhanh chóng tụt hạng, out khỏi top tìm kiếm.

Vì vậy, audit content lúc này là công việc cần thiết để cải thiện hiệu quả hoạt động của website.

8 bước Audit Content đơn giản hiệu quả

8 bước Audit Content đơn giản hiệu quả

8 bước Audit Content đơn giản hiệu quả

Bước 1: Xác định mục tiêu

Đánh giá nội dung là một quá trình, vì vậy, trước tiên bạn cần phải có một ý tưởng rõ ràng, phải xác định cụ thể mục tiêu Audit content. Sau đây là các mục tiêu liên quan đến kiểm nội dung nhằm đưa ra Audit hiệu quả:

  • Cải thiện kết quả SEO
  • Tăng mức độ tương tác
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi

Bước 2: Thu thập URL trên website

Đầu tiên, bạn cần thu thập tất cả nội dung trên trang web hiện có của mình. Đối với những trang có nội dung chưa nhiều, bạn có thể thực hiện thu thập URL thủ công. Ngược lại, đối với những trang web có nhiều bài viết, nhiều nội dung được đăng tải thì SEOer nên sử dụng các công cụ như công cụ Semrush, Screaming Frog, công cụ Ahrefs,… để tạo danh sách URL.

Tuy nhiên, với những công cụ này, nếu dùng miễn phí thì bạn chỉ test được một lượng nhất định. Thay vào đó, bạn nên trả phí để thu thập số lượng URL không giới hạn. Sau khi tạo danh sách URL, bạn có thể dựa vào đó để phân loại và cải thiện chất lượng nội dung.

Bước 3: Lập danh mục content

Sau khi thu thập thông tin URL, bạn có thể sắp xếp nội dung của mình thành các danh mục sau:

  • Các giai đoạn trong hành trình đưa ra quyết định của người mua
  • Loại content (Blog, mô tả sản phẩm, danh mục, trang chủ)
  • Định dạng nội dung
  • Ngày xuất bản hoặc sửa đổi lần cuối
  • Author: Giúp bạn điều chỉnh (tiêu đề, meta description, H1) cho mọi phần nội dung tại vị trí mà bạn có thể kiểm tra và cập nhật tất cả dữ liệu.

Bước 4: Phân tích dữ liệu

Phân tích dữ liệu trong Audit Content là một quá trình phức tạp, lâu dài và đòi hỏi nhiều kỹ năng khác nhau. Để làm được điều đó, SEOer phải khôi phục dữ liệu từ nhiều nguồn và thêm chúng theo cách thủ công. Để tiết kiệm thời gian, các SEOer chuyên nghiệp đã sử dụng công cụ hỗ trợ kiểm duyệt nội dung để tự động thu thập dữ liệu dựa trên các mục đã lập chỉ mục trên website.

Bước 5: Diễn giải dữ liệu

Trong quá trình SEO website, bạn cần liên tục kiểm tra các chỉ số nội dung tổng thể để nắm thông tin, thống kê và đánh giá đầy đủ hơn về trạng thái trang web của mình. Từ góc độ này, bạn có thể lập kế hoạch, phân chia giai đoạn khác nhau để cải thiện nội dung một cách hiệu quả nhất.

Bước 6: Đánh giá chất lượng nội dung trên website

Đánh giá chất lượng nội dung trên website rất quan trọng. Đây là một trong những công việc không thể bỏ qua khi bạn thực hiện Audit Content. Dưới đây là một số cách phân loại, đánh giá content trên website:

  • Giữ lại: nội dung hoạt động tốt, mang lại traffic tốt cho website
  • Cập nhật: nội dung hoạt động kém hiệu quả, không còn hữu ích, lỗi thời
  • Xóa bỏ: nội dung chiến nhiều tài nguyên, không hiệu quả, không có giá trị

Bước 7: Lập kế hoạch Audit content

Sau khi đánh giá nội dung trên website, bạn cần phát triển một kế hoạch để cải thiện nó. Kế hoạch hành động phải dựa trên các mục tiêu bạn đặt ra và kết luận bạn rút ra từ phân tích của mình.

Bước 8: Điều chỉnh chiến lược Content Marketing

Khi thực hiện Audit nội dung trên website, SEOer luôn phải tuân thủ mục tiêu, kế hoạch truyền thông tổng thể, chiến lược content Marketing. Bằng cách này, bạn có thể điều chỉnh nội dung website phù hợp để tăng phạm vi tiếp cận, tiết kiệm chi phí marketing và tăng tỷ lệ chuyển đổi cho website.

Công cụ hỗ trợ Audit Content cho SEOer

Công cụ hỗ trợ Audit Content cho SEOer

Công cụ hỗ trợ Audit Content cho SEOer

1. Google Analytics

Google Analytics sẽ giúp bạn thống kê có bao nhiêu người dùng đang truy cập trang web của bạn, tỷ lệ thoát của bạn cao hay thấp. Ngoài ra, công cụ còn cung cấp nhiều chỉ số phản ánh chính xác hành vi của người dùng trên trang web của bạn. Điều này giúp SEOer hiểu tình trạng website của mình, từ đó đánh giá chất lượng nội dung và đưa ra phương án audit phù hợp.

2. Webmaster Tool

Webmaster Tool giúp bạn theo dõi chi tiết những từ khóa mang lại lưu lượng truy cập cao và những cụm từ nào đang nhận volume tốt nhưng lại có vị trí kém. Việc này giúp bạn lọc ra từ khoá, bài viết cần cải thiện để thực hiện audit.

3. Ahrefs

Ahrefs là công cụ hỗ trợ phân tích tổng thể phần offpage của đối thủ và website của chính bạn. Ngoài ra, nó là 1 công cụ phân tích backlink hiệu quả nhất hiện nay. Công cụ này giúp SEOer kiểm tra traffic, từ khoá có volume tốt trên website đối thủ. Điều này giúp bạn biết được nhu cầu của khách hàng, từ đó cải thiện nội dung và cạnh tranh ngược lại đối thủ, cải thiện thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm.

Trên đây là phương pháp Audit Content hiệu quả đã được EZ Marketing ứng dụng trong nhiều chiến dịch SEO website. Hy vọng thông qua bài viết này,  các SEOer có thể xây dựng kế hoạch audit content phù hợp với chiến lược phát triển website.

Nếu còn thắc mắc về nội dung đã được trình bày trong bài viết, hãy liên hệ chúng tôi để được giải đáp.