5/5 - (1 vote)

Bài viết được cập nhật ngày 27/01/2024

Bạn đang bán hàng Online và bạn muốn SEO E-Commerce? Vậy làm sao để SEO E-Commerce? Bài viết này sẽ giải đáp mọi vấn đề liên quan đến SEO E-Commerce mà bạn đang quan tâm!

SEO E-Commerce là SEO trang thương mại điện tử, trang bán hàng lên TOP các công cụ tìm kiếm

SEO E-Commerce là SEO trang thương mại điện tử, trang bán hàng lên TOP các công cụ tìm kiếm

SEO E-Commerce là gì?

SEO E-Commerce là SEO trang thương mại điện tử, trang bán hàng lên TOP các công cụ tìm kiếm và cũng vì vậy nó mới được đặt tên là SEO E-Commerce, có nghĩa là thương mại điện tử. Cụ thể hơn, đây là kỹ thuật giúp website trở nên thân thiện với đại đa số người dùng. Đồng thời, SEO còn khiến website trở nên tối ưu hơn. Khi đó, con bot của các công cụ tìm kiếm sẽ dễ dàng crawl và phân tích dữ liệu.

Tại sao cần phải SEO E-Commerce?

Mục đích lớn nhất của việc SEO E-Commerce là tăng traffic. Đối với các trang thương mại điện tử, traffic là chỉ số vô cùng quan trọng. Theo đó, nếu website càng có nhiều lượt tiếp cận thì doanh thu bán hàng sẽ tăng lên. Vì lý do này mà tất cả các quản trị viên đều tìm cách để cải thiện traffic và cách hiệu quả nhất để làm việc đó chính là SEO.

Nếu SEO tốt thì công cụ tìm kiếm sẽ nhận diện được và xếp hạng cho website tốt hơn. Khi ở vị trí top đầu, xác suất mà người dùng nhấp chuột vào bài viết sẽ tăng đáng kể. Còn nếu không SEO tốt thì bài viết rất khó tiếp cận được người dùng. Hầu hết các trường hợp không dùng SEO E-Commerce thì bài viết không có traffic mới nào.

Những cách SEO E-Commerce hiệu quả nhất

SEO E-Commerce là một việc quan trọng đối với các trang thương mại điện tử. Để thực hiện điều này, quản trị viên cần thực hiện hàng loạt các đầu việc khác nhau. Việc SEO mất nhiều công sức và thời gian nên hiệu quả nhận được hoàn toàn xứng đáng. Sau đây là những điều quản trị viên cần làm để SEO trang thương mại điện tử:

Những cách SEO E-Commerce hiệu quả nhất

Những cách SEO E-Commerce hiệu quả nhất

Nghiên cứu và sử dụng từ khóa của sản phẩm

Nghiên cứu từ khóa sản phẩm là việc quan trọng nhất khi SEO E-Commerce. Theo đó, quản trị viên cần phải tham khảo nhiều từ khóa liên quan đến từng sản phẩm mà mình kinh doanh. Các từ khóa nên có các chỉ số đánh giá tốt như:

  • Độ khó từ khóa trung bình
  • Độ dài từ khóa trung bình
  • Số lượt tìm kiếm từ khóa cao 
  • Độ hot của từ khóa cao

Để xác định những chỉ số này, ta cần so sánh và đối chiếu với nhiều dữ liệu khác nhau. Tuy nhiên, việc này đối với người không có chuyên môn về IT là điều gần như không thể. Do đó, hầu hết SEOer đều lựa chọn sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa

Hiện nay, trên xuất hiện rất nhiều tool chuyên thực hiện điều này. Chúng có thể rà soát các website và nguồn dữ liệu có trên Internet và đưa ra đánh giá chính xác nhất. Từ những kết quả này, người quản trị có thể sử dụng để làm SEO E-Commerce.

Lưu ý, vì cần tối ưu SEO E-Commerce cho trang thương mại điện tử nên quản trị viên chỉ nên ưu tiên các từ khóa có thể dùng để bán hàng. Các từ này thường có liên quan đến ngành hàng, mặt hàng mà website đó bán.

Nghiên cứu website của các đối thủ

Nghiên cứu website của đối thủ là một trong những công việc quan trọng để SEO E-Commerce. Đây là cách giúp các quản trị viên ít kinh nghiệm tìm cách SEO cho website của họ. Cụ thể, ta có thể vào trang web của đối thủ để khảo sát cách mà họ seo web. Khi đó, quản trị viên nên chú ý vào từ khóa, tiêu đề, mô tả sản phẩm, tính năng của web và nhiều yếu tố khác. 

Không chỉ vậy, việc nghiên cứu đối thủ còn cho ta biết được khả năng cạnh tranh của website. Khi đó, quản trị viên cần dựa vào chỉ số DA và PA. Những trang có hai chỉ số này cao sẽ được ưu tiên xếp hạng cao hơn trên SERPs. Việc nhận diện được khả năng cạnh tranh vô cùng quan trọng. Điều này giúp quản trị viên đề ra chiến lược phát triển trong hiện tại và tương lai cho website.

SEO E-Commerce cho trang chủ và category tối ưu

Điều quan trọng mà SEOer cần phải chú ý đó chính là ưu tiên SEO E-Commerce trang chủ và category. Trong khi đó, nhiều người lại tập trung vào việc seo từng trang chứa sản phẩm. Điều này dẫn đến việc khó lên bảng xếp hạng tìm kiếm hơn. 

Đó là vì người dùng thường có xu hướng tra những từ khóa chung nhất để rồi mới lựa chọn sản phẩm. Cụ thể, họ sẽ tìm “áo phông” rồi vào một website nào đó. Sau đó, họ mới xác định được các đặc điểm cụ thể hơn. Vì vậy, ta có thể tận dụng điều này để đưa trang chủ và category lên hàng đầu để tăng hiệu quả SEO E-Commerce.

SEO E-Commerce On-page hiệu quả

Công việc quan trọng nhất khi SEO E-Commerce On-page đối với trang thương mại điện tử là tối ưu tiêu đề, thẻ meta và các thẻ Heading(H1, H2, H3,…). Theo đó, quản trị viên cần phải thêm từ khóa chính vào những yếu tố này. Không chỉ vậy, cần chú ý đặt sao cho nội dung của chúng thật thu hút. Điều này sẽ giúp tăng khả năng lôi kéo khách hàng hơn.

Bên cạnh đó, nhà quản trị cũng nên chú ý đến SEO E-Commerce cho URL. Công việc cần làm là sắp xếp lại URL theo một cách dễ hiểu. Cách đơn giản nhất mà mọi người thường dùng chính là xếp theo cấp bậc từ khái quát đến cụ thể. Thứ tự của những phần này sẽ tương tự với cấu trúc của website. Ví dụ, tenmien/category1/page1/page1-1/. 

Mặt khác, ta cũng có thể sử dụng cấu trúc đơn giản hơn là tenmien/page1-1/. Tuy nhiên, cách thứ 2 sẽ không cho người dùng biết được cấu trúc website nên sẽ khó thu hút họ đến với chủ đề của category1 và page1.

Thiết lập sơ đồ web khoa học để SEO E-Commerce

Hiện nay, hầu hết các website đều lựa chọn thiết kế sơ đồ web theo cấu trúc silo. Đây là một cấp trúc phân cấp theo tầng phù hợp để SEO E-Commerce. Cụ thể, một website chuyên bán sản phẩm thời trang có mục áo, quần và trang sức. Trong phần trang sức sẽ có nhẫn, vòng tay, lắc chân, dây chuyền và khuyên tai. Trong nhẫn thì có nhẫn bạc, nhẫn vàng, nhẫn inox và nhẫn gỗ. Cấu trúc như vậy sẽ được biểu diễn thành một sơ đồ hình cây với nhiều nhánh chẻ ra từ một gốc.

Cấu trúc này sẽ giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm được sản phẩm đang muốn mua và tăng thời gian họ ở lại trang web. Đây là một trong những yếu tố Google đánh giá cao website của bạn. Đồng thời, điều này cũng phù hợp với hành vi của người dùng. 

Thông thường, người dùng sẽ khó xác định chính xác sản phẩm mà mình muốn mua. Cấu trúc silo sẽ đưa ra những gợi ý để họ xác định chúng. Silo sẽ giúp người dùng đi từ khái quát đến chi tiết dần. Ví dụ, trang sức => nhẫn => nhẫn gỗ => nhẫn gỗ nam => nhẫn gỗ nam trầm hương. 

Không chỉ vậy, cách dẫn dắt này còn giúp website tăng xác suất bán được hàng. Theo đó, cấu trúc này buộc khách truy cập đi sâu vào website. Trong quá trình tìm hiểu, khách sẽ tiếp xúc với rất nhiều sản phẩm khác nhau. Khi đó, nếu thấy sản phẩm đó đủ thu hút thì xác suất khách hàng lựa chọn sẽ rất cao.

Thiết lập hệ thống link chất lượng

Hệ thống link trong website bao gồm internal linkexternal link. Những website có hệ thống link đồ sộ và chất lượng thường sẽ được đề xuất trên SERPs. Đối với internal link, quản trị viên chỉ cần thiết lập link với các trang trong website. Để thiết lập, quản trị viên cần đảm bảo 3 yếu tố:

  • Trang có nội dung cụ thể
  • Nội dung của trang có đề cập đến một chủ thể khác
  • Website có bài viết chi tiết về chủ thể đó

Khi đáp ứng được cả 3 điều kiện trên, quản trị viên có thể gắn link của bài viết chi tiết vào từ hoặc cụm từ có chứa chủ thể đó. Việc này sẽ giúp link được gắn không bị đánh dấu là spam link. Hệ thống những link này sẽ giúp cải thiện hiệu quả của SEO E-Commerce.

Còn đối với external link, quản trị viên nên chọn những link chất lượng để đặt vào website. Chúng sẽ đóng vai trò tương tự với việc trích nguồn trên wikipedia. Điều này sẽ giúp bài viết trở nên đáng tin cậy hơn. 

Ngoài link trong website, quản trị viên cũng nên chú ý đến link ở ngoài website. thường được biết đến với cái tên liên kết ngược hay backlink. Để gia tăng backlink, nhà quản trị cần cải thiện chất lượng nội dung để các quản trị viên khác chấp nhận đặt link tại web của họ như một external link. 

Bên cạnh đó, bạn có thể hợp tác với các web có chỉ số DA ngang bằng hoặc cao hơn và có cùng chủ đề. Khi đó, hai bên có thể trao đổi backlink mà không cần phải lo lắng bị các thuật toán Google đánh lỗi.

Tích cực phản hồi khách hàng để SEO E-Commerce

Phản hồi khách hàng là việc giúp tăng tương tác cho website. Đồng thời, điều này còn giúp khách hàng cảm thấy mình được tôn trọng. Khi đó, họ có thể quay lại website vào những lần mua hàng tiếp theo. Việc phản hồi khách hàng cũng sẽ kích thích người dùng khác tích cực tương tác với website. Điều này sẽ giúp cải thiện tỷ lệ thoát hiệu quả. Đây là hiệu quả SEO E-Commerce tốt vì các trang thương mại điện tử thương có tỷ lệ này vô cùng cao.

Cải thiện nội dung theo mong muốn của khách hàng

Khi phản hồi khách hàng, quản trị viên có thể thu thập những lời nhận xét. Đây là những thông tin có ích trong việc cải thiện chất lượng của website và của SEO E-Commerce. Khách hàng là người trực tiếp sử dụng dịch vụ. Do đó, nếu điều chỉnh website theo nhận xét này thì website sẽ trở nên tối ưu hơn rất nhiều. 

Tuy nhiên, quản trị viên nên xác định đâu là những vấn đề cần cải thiện. Trong nhiều trường hợp, đối thủ cạnh tranh có thể cử người comment yêu cầu chỉnh sửa theo hướng tiêu cực nhằm giảm sức cạnh tranh của website. Ngoài ra, một số comment của người dùng có thể ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu. Vì vậy, quản trị viên cần sáng suốt trong việc cải thiện nội dung theo mong muốn của khách hàng.

SEO E-Commerce là công việc quan trọng mà bất kỳ trang thương mại điện tử nào cũng cần. Việc này không chỉ giúp trang có thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm mà còn tăng xác suất bán được hàng. Không chỉ vậy, website sẽ có thể cải thiện chất lượng trải nghiệm của người dùng tốt hơn nếu thực hiện tối ưu E-Commerce hiệu quả. Mong những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về chủ đề này.