5/5 - (1 vote)

Bài viết được cập nhật ngày 25/06/2024

SEO sản phẩm là bước cực kỳ quan trọng đối với những trang web định hướng bán hàng. Hiện nay trên thị trường thương mại điện tử xuất hiện hàng nghìn thậm chí là hàng triệu sản phẩm. Nên việc tối ưu hóa cho từng sản phẩm là điều khá khó khăn và thách thức. Với 12 mẹo SEO sản phẩm được EZ Marketing tiết lộ ngay dưới đây, sẽ giúp trang web bán hàng của bạn tối ưu hơn và hỗ trợ khách hàng tìm kiếm hàng hóa trong thời gian nhanh nhất. Hãy cùng khám phá thôi nào!  

Có thể bạn đang tìm: Dịch vụ SEO tại Hà Nội với chi phí = 1/2 Nhân viên SEO

SEO sản phẩm là gì?

SEO sản phẩm là việc áp dụng các kỹ thuật SEO nhằm tối ưu hóa cho những trang sản phẩm

SEO sản phẩm là việc áp dụng các kỹ thuật SEO nhằm tối ưu hóa cho những trang sản phẩm

Trang sản phẩm là trang giới thiệu chi tiết về 1 sản phẩm bất kỳ nào đó. Trong đó bao gồm những thông tin quan trọng như: tên, giá bán, tính năng, thông số kỹ thuật và những đánh giá của người dùng…

SEO sản phẩm là việc áp dụng các kỹ thuật SEO nhằm tối ưu hóa cho những trang sản phẩm. Việc làm này rất quan trọng đối với những website thương mại điện tử, trang sản phẩm và toàn bộ quá trình bán hàng online. 

12 bước SEO sản phẩm nhanh chóng và hiệu quả cho người mới bắt đầu 

Nghiên cứu và lựa chọn từ khóa phù hợp 

Việc nghiên cứu từ khóa SEO chuẩn xác sẽ giúp SEO sản phẩm đạt được mục đích. Mục đích của SEO sản phẩm là lên TOP tìm kiếm 1 sản phẩm cụ thể khi người dùng search từ khóa liên quan đến sản phẩm. Vì thế, một số người thường chọn tên sản phẩm làm từ khóa chính của trang. Mặc dù việc lựa chọn kiểu nào cũng phù hợp. Thế nhưng trên thực tế, sản phẩm nên đi kèm với một vài thông tin như model, màu sắc… để phân biệt với những mặt hàng tương tự. Vì thế, trong từ khóa sẽ thường là cụm dài, bao gồm: 

Tên sản phẩm + Model + Đặc tính nổi bật 

Ví dụ: Bạn muốn SEO sản phẩm như hình bên dưới:

Hình minh họa sản phẩm Laptop Dell Inspiron 15 3000

Hình minh họa sản phẩm Laptop Dell Inspiron 15 3000

Với sản phẩm như hình, bạn có thể dùng một số tên gọi như sau: 

  • Laptop Dell Inspiron 15 3000 đen
  • Máy tính Dell Inspiron 15 3000 core i5
  • Laptop Dell Inspiron 15 3000 15.6 inch 

Mặc dù hiện nay, Google không xem nội dung trong thẻ Meta Keywords là tiêu chí xếp hạng. Thế nhưng việc xác định rõ cụm từ khóa cho từng trang sản phẩm là một thói quen tốt. Từ khóa sẽ là kim chỉ nam giúp bạn biết mỗi trang sản phẩm nên tập trung cho cụm từ nào. Như vậy sau này có biên tập bài viết hoặc cập nhật lại bài, bạn sẽ biết rõ mình phải sửa gì mà không cần đoán theo cảm tính.

Nếu doanh nghiệp bạn mới thành lập, hãy thuê dịch vụ SEO của EZ Marketing, chi phí chỉ từ 6 triệu/tháng với hợp đồng điều khoản rõ ràng.

Tối ưu URL 

URL là dòng ký tự trên thanh địa chỉ của trình duyệt dẫn đến trang web. Muốn SEO sản phẩm hiệu quả, bạn cần tối ưu URL thân thiện với người dùng chứ không phải là để nguyên một chuỗi ký tự vô nghĩa. 

URL chuẩn SEO 

URL chuẩn SEO

Những điều cần lưu ý khi tối ưu URL

  • Đưa từ khóa sản phẩm vào URL: Bạn nên đặt url là từ khóa sản phẩm, được viết bằng tiếng việt không dấu và cách nhau bởi dấu gạch ngang.
  • Đảm bảo cả Google và người dùng đều đọc hiểu URL: Đây là một trong những tiêu chí để Google đánh giá mức độ thân thiện của trang web và rất có lợi cho SEO. Theo đó, một URL chuẩn SEO thường bao gồm tên miền, tên danh mục (category), danh mục con (sub-category) và tên sản phẩm. 

Ngoài ra, còn một số nguyên tắc cần tuân theo khi bạn muốn tối ưu URL: 

  • Cấu trúc url sẽ hợp lý hơn khi có thêm các thành phần như: category hoặc sub-category. 
  • Không nên sử dụng chữ viết in hoa trong url
  • Khi cần phân các các từ, nên dùng dấu gạch ngang giữa dòng “-” chứ không dùng dấu gạch chân “_”. 

Tối ưu Title(tiêu đề trang web) 

Một title được tối ưu tốt cần 3 yếu tố: 

  • Chứa từ khóa bạn đã xác định ở bước đầu tiên. Ví dụ như “Laptop Dell Inspiron 15 3000 đen”. 
  • Bổ sung những cụm từ giúp tăng tính hấp dẫn lôi cuốn người đọc. Chẳng hạn như “ series chính hãng từ Mỹ”
  • Tổng hợp được ý nghĩa của cả bài viết

Kết hợp 3 điều kiện này lại, ta sẽ được tiêu đề “Laptop Dell Inspiron 15 3000 đen – Series chính hãng từ Mỹ”. Bạn thấy đấy, việc viết tiêu đề không hề khó. Tuy nhiên để phát huy hiệu quả tốt nhất cũng cần nhớ những quy tắc cơ bản và thực hành nhiều hơn. 

SEO sản phẩm phải tối ưu thẻ mô tả 

Nếu như nhan đề là cụm từ ngắn về sản phẩm thì thẻ Meta Description chính là phần mô tả thêm, nhưng vẫn đủ ngắn gọn. Điều này cũng có nghĩa là bạn có thêm một cơ hội nữa để chào bán sản phẩm của mình trên trang. Mặc dù có vai trò quan trọng là thế, nhưng nhiều nhà quản trị lại bỏ qua phần nội dung cho cả 2 thẻ mô tả và nhan đề. 

Thẻ Meta Description thường được hiển thị ngay bên dưới kết quả tìm kiếm trả về của Google

Thẻ Meta Description thường được hiển thị ngay bên dưới kết quả tìm kiếm trả về của Google

Một số điều bạn nên lưu ý để có được nội dung thẻ mô tả sản phẩm: 

  • Độ dài đoạn: Chứa từ 150-160 ký tự (tối đa 300 ký tự). Nếu phần giới thiệu quá dài, sẽ bị Google tự động cắt bớt khi hiển thị kết quả tìm kiếm. Ngoài ra, người dùng cũng không muốn đọc quá nhiều khi xem lướt qua phần giới thiệu tóm tắt. 
  • Nội dung thẻ mô tả: Phải có chứa keyword kèm theo những đặc tính và lợi ích nổi trội của sản phẩm. Việc kết hợp thêm những ngôn từ mang tính lôi cuốn, hấp dẫn càng kích thích người dùng vào xem trang hơn. 

Về các heading

Về các heading trong seo sản phẩm

Về các heading trong seo sản phẩm

Đây là những thẻ thể hiện khung nội dung của trang, thông thường là từ H1 đến H6. Tuy nhiên hiện nay, để SEO sản phẩm mang lại hiệu quả cao người ta chỉ thường sử dụng H1, H2, H3 và thỉnh thoảng là H4, chứ ít khi dùng đến H5, H6. 

  • Với trang sản phẩm, nội dung của thẻ H1 phải chứa từ khóa tên sản phẩm 
  • H2 bao gồm những ý chính về sản phẩm mà người dùng quan tâm. Trong đó thường là: 
  • Các tính năng nổi bật của sản phẩm 
  • Thông số kỹ thuật chi tiết 
  • Đánh giá của người dùng về sản phẩm 
  • Các đề xuất tương tự

Trong mỗi nội dung của Heading 2, nếu cảm thấy phù hợp bạn có thể phân thành những nội dung phụ và sắp xếp nó vào H3. Ví dụ: với mục “ Sản phẩm tương tự” thì lại dùng tên các sản phẩm đó trong thẻ H3. 

Việc sử dụng thống nhất như thế giúp người đọc dễ lướt đồng thời làm cho cỗ máy Google thuận tiện thu thập những thông tin cần thiết về trang của bạn. SEOer cũng nên lưu ý đưa các từ khóa vào Heading sau cho thật tự nhiên chứ đừng lặp lại quá nhiều sẽ dễ bị đánh dấu spam. 

Content mô tả sản phẩm 

Đây là dòng mô tả cho người dùng đọc trên trang, thường được hiển thị ngay dưới tên sản phẩm và bổ sung thêm những vị trí phù hợp khác. Một trang web có nhiều văn bản (text) hữu ích thì càng có lợi cho SEO sản phẩm. Có thể xem đây là phần “da thịt” bồi đắp xung quanh phần “xương” là các thẻ Heading nêu ở bước trên. 

Ngoài hình ảnh thì nội dung về sản phẩm mới là thứ người dùng quan tâm nhiều nhất. Khi tìm kiếm, điều khách hàng muốn nhận được là 1 sản phẩm đáp ứng được nhu cầu mong muốn của người dùng, công dụng sản phẩm, điểm nổi bật so với những sản phẩm khác và giá cả có hợp lý với túi tiền hay không?… Tất cả những thắc mắc đó phải được giải đáp trong toàn bộ phần nội dung, bao gồm cả hình ảnh và video. 

Điều này đồng nghĩa với việc người làm Content phải phát huy hết năng lực của mình. Bạn cần viết sao cho vừa chính xác thông tin và tuân thủ theo những quy tắc Google xếp hạng, mà vẫn đảm bảo dễ đọc, lôi cuốn người xem. 

Tối ưu hình ảnh và video 

Tiêu chí quan trọng để SEO sản phẩm thành công và lôi kéo được khách hàng chính là phải đăng hình ảnh sản phẩm thực tế và rõ ràng. Nếu sản phẩm có nhiều màu hay kích cỡ để lựa chọn thì cũng nên có bộ ảnh riêng. Tất nhiên, dù là đăng ảnh đẹp nhưng vẫn phải dựa trên thực tế, càng chân thật càng tốt. 

Ảnh đăng cũng nên được tối ưu thêm chức năng phóng to, thu nhỏ để nhìn chi tiết hơn. Mỗi ảnh đều phải điền đầy đủ nội dung cho thuộc tính Alt, đây là lưu ý rất quan trọng. Vì nội dung trong Alt sẽ giúp Google nhận diện được hình bạn đăng dễ dàng hơn. Đồng thời vì lý do nào đó mà khi việc loading ảnh bị trục trặc thì trình duyệt sẽ hiển thị dòng nội dung trong thẻ “Alt” thay vì báo lỗi. 

Thêm nhận xét của người dùng 

Phần lớn khách hàng đều có thói quen đọc bình luận về sản phẩm của những người đã mua và sử dụng trước đó. Rất rõ ràng là trang nào nhận được nhiều đánh giá tốt thì sẽ được khách hàng tin tưởng hơn. Bên cạnh đó, phần đánh giá còn có thể được hiển thị trên kết quả Google.

Đánh giá của khách hàng về sản phẩm sẽ hiển thị trên kết quả Google

Đánh giá của khách hàng về sản phẩm sẽ hiển thị trên kết quả Google

Như vậy việc tích hợp đánh giá và cho điểm vào trang web sản phẩm mang đến 2 lợi ích chính: 

Bổ sung Schema Markup để SEO sản phẩm hiệu quả 

Schema Markup là đoạn mã về dữ liệu cấu trúc thường được đưa vào phần mã nguồn hỗ trợ Google dễ dàng hiểu được nội dung của trang. Schema Markup thường có nhiều loại và được áp dụng với từng trang khác nhau như bài viết, tổ chức, sản phẩm… 

Sau khi thiết lập Schema Markup phù hợp cho trang, bạn chỉ cần đưa đoạn code đó vào trong thẻ “head” là xong. Bằng cách này, robot của Google có thể đọc và hiểu được các thông tin có trong đoạn mã đó nhanh chóng. Nhờ vậy mà website của bạn sẽ trở nên thân thiện và tối ưu hơn. 

Nhấn mạnh phần CTA (Call to action)

Sau tất cả những phần nội dung hữu ích, hình ảnh chất lượng SEOer cần phải làm nổi bật mục kêu gọi hành động (Call to action) để người dùng nhanh chuyển đổi hành vi mua hàng hơn. Một số cách để kêu gọi hành động mà bạn có thể áp dụng như đặt hàng, điền form, liên hệ hỏi báo giá… hoặc bất cứ hành vi nào liên quan đến việc bán hàng.  

Phần Call to action nổi bật có tác dụng rất lớn giúp thúc đẩy người dùng mua hàng

Phần Call to action nổi bật có tác dụng rất lớn giúp thúc đẩy người dùng mua hàng

Có phần chia sẻ lên nền tảng social

Khách hàng thường muốn chia sẻ nhiều thông tin đến “vòng tròn bạn bè” của mình. Khi thấy một sản phẩm hay, chất lượng khiến họ tâm đắc, họ sẽ muốn giới thiệu cho người thân của mình hoặc chia sẻ về trang cá nhân. Lúc này, trang web cần tích hợp sẵn các công cụ hỗ trợ người dùng chia sẻ nhanh lên mạng xã hội như Facebook, Zalo… 

Giới thiệu thêm những sản phẩm tương tự 

Việc chào bán thêm những sản phẩm tương tự hoặc bổ trợ cho hàng hóa mà người dùng tìm kiếm được gọi là bán hàng chéo (Cross-sell). Ví dụ như khi bạn tìm kiếm trang sản phẩm Laptop Dell Inspiron 15:3000, thì phần phía dưới sẽ giới thiệu các sản phẩm với model khác hoặc nhãn hiệu khác. Hoặc thậm chí là những sản phẩm có công dụng bổ trợ thêm như chuột máy tính, bộ nhớ RAM… 

Những sản phẩm cùng model được giới thiệu ở phía dưới trang web

Những sản phẩm cùng model được giới thiệu ở phía dưới trang web

Trên đây là toàn bộ những điều bạn cần lưu ý khi làm SEO sản phẩm. Trong thời đại kỹ thuật số như hiện nay, việc bắt kịp xu hướng công nghệ cùng với kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO mới là cách tốt nhất để đưa thương hiệu, sản phẩm của bạn đến gần hơn với tệp khách hàng trẻ. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến lĩnh vực này, bạn có thể để lại thông tin dưới đây. EZ Marketing sẽ liên hệ hỗ trợ chi tiết nhất!