Bài viết được cập nhật ngày 22/06/2024
Bạn mới bắt đầu tìm hiểu về quảng cáo Google Ads và muốn tìm quy trình các bước chạy quảng cáo Google Ads bài bản? Bạn đã làm Google Ads lâu rồi nhưng toàn làm theo cảm hứng và giờ bạn muốn có quy trình chạy quảng cáo Google Ads để làm việc chuyên nghiệp hơn? Trong bài viết này, EZ Marketing muốn giới thiệu cho bạn các bước chạy quảng cáo Google Adwords(Google Ads) mà EZ Marketing đang áp dụng cho các chiến dịch chạy quảng cáo Google của mình!
Nội dung bài viết
- Các bước chạy quảng cáo Google Ads(Google Adwords)
- Bước 1: Xác định mục đích – mục tiêu của chạy quảng cáo Google Ads
- Bước 2: Nghiên cứu bộ từ khóa cho chiến dịch Google Ads
- Bước 3: Phân tích đối thủ Google Ads
- Bước 4: Lập Kế hoạch quảng cáo Google Ads
- Bước 5: Tìm hiểu khách hàng
- Bước 6: Xây dựng các mẫu quảng cáo Google AB testing
- Bước 7: Đo lường và tối ưu chiến dịch quảng cáo Google Ads
Các bước chạy quảng cáo Google Ads(Google Adwords)
Trước khi bạn bắt tay vào các bước chạy quảng cáo Google Ads thì bạn nên cài đặt các công cụ SEO cần thiết để theo dõi, đo lường và đánh giá chiến dịch quảng cáo như: Google Tag Manager, Google Analytics, Google Optimize, heatmap, spineditor…Tùy theo bạn sử dụng quen công cụ nào thì bạn cài các công cụ đó.
Bước 1: Xác định mục đích – mục tiêu của chạy quảng cáo Google Ads
Đầu tiên bạn phải xác định mục đích của chiến dịch quảng cáo Google Ads, ví dụ mục đích có thể là tăng nhận diện thương hiệu, hoặc tăng số đơn hàng trên website.
Sau khi có mục đích thì bạn xác định các mục tiêu để đạt được mục đích đó. Bạn có thể xác định mục tiêu theo nguyên tắc SMART. Gồm 5 yếu tố
- S – Specific: Cụ thể, dễ hiểu
- M – Measurable: Đo lường được
- A – Atainable: Tính khả thi
- R – Realistic: Tính thực tế
- T – Time bound: Cài đặt khung thời gian
Ví dụ: mục đích của bạn là tăng nhận diện thương hiệu thì mục tiêu có thể là tăng 100.000 traffic từ quảng cáo Google Ads trong vòng 6 tháng tới từ tháng 1/2023 tới tháng 6/2023.
Bạn nên đặt ra các mục tiêu ngắn hạn(1 tháng), trung hạn(3 – 6 tháng), và dài hạn(1 – 3 năm).
Bước 2: Nghiên cứu bộ từ khóa cho chiến dịch Google Ads
Bước 2.1: Nghiên cứu từ khóa
Các bước nghiên cứu từ khóa trong Google Ads cũng tương tự như nghiên cứu từ khóa SEO. Bạn có thể tìm hiểu trong bài viết Nghiên cứu từ khóa SEO.
Bước 2.2: Mức độ ưu tiên từ khóa để chạy?
Sau khi nghiên cứu được bộ từ khóa thì bạn phải xác định được mức độ ưu tiên của các từ khóa theo mục tiêu của công ty.
Ví dụ mục tiêu của công ty là chuyển đổi ra đơn hàng thì bạn cần chạy quảng cáo Google Ads cho các từ khóa bán hàng, các từ khóa dạng này có giá quảng cáo khá cao. Còn nếu mục tiêu của công ty là tăng nhận diện thương hiệu thì bạn chạy các từ khóa cung cấp thông tin cho khách hàng, từ khóa chung chung, các từ khóa sản phẩm kèm thương hiệu…các từ khóa dạng này khá rẻ.
Bước 3: Phân tích đối thủ Google Ads
Bạn phân tích đối thủ đang kinh doanh trong lĩnh vực của bạn. Các khía cạnh bạn nên phân tích như ưu điểm/nhược điểm của công ty bạn với công ty đối thủ như sản phẩm của công ty bạn với công ty đối thủ, ngân sách quảng cáo, số lượng nhân sự, cách chăm sóc khách hàng, kinh nghiệm trong ngành….
Mẹo tìm đối thủ: bạn có thể lên Google và gõ các từ khóa liên quan tới sản phẩm/dịch vụ của bên bạn. Sau đó truy cập vào các website trong trang đầu tiên của Google(cả những website SEO lên TOP và vị trí đang quảng cáo), đó chính là những đối thủ trong ngành của bạn đang triển khai trên kênh Google.
Lưu ý: bạn nên phân tích cả những đối thủ lớn nhất trong ngành, dù bạn hiện tại có thể chưa vượt được họ ngay nhưng sẽ có rất nhiều điểm bạn có thể học hỏi từ họ.
Bước 4: Lập Kế hoạch quảng cáo Google Ads
- Từ mục tiêu + bộ từ khóa + phân tích đối thủ thì bạn sẽ dễ dàng lập kế hoạch để vượt qua đối thủ và đạt mục tiêu đề ra ban đầu.
- Với các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bạn đã xác định ở bước 1 thì bạn cũng sẽ lên Kế hoạch: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
- Bạn có thể lập kế hoạch theo 5W1H: What: có những đầu việc gì, Why: mục tiêu của đầu việc đó là gì, When: khi nào thực hiện đầu việc đó, Where: thực hiện đầu việc đó ở đâu, Who: ai thực hiện đầu việc đó, How: đầu việc đó thực hiện như thế nào.
Bước 5: Tìm hiểu khách hàng
Bước 5.1. Phân loại khách hàng
Hiện có 5 nhóm đối tượng khách hàng mà công ty có thể tiếp cận:
- Những người chưa gặp vấn đề hoặc chưa quan tâm vấn đề liên quan tới sản phẩm/dịch vụ bên bạn đang cung cấp. Ví dụ bên bạn đang cung cấp sản phẩm cặp chống gù lưng cho học sinh/nhân viên công sở và nhưng các đối tượng này chưa gặp vấn đề hoặc chưa quan tâm tới việc đeo cặp nào bị gù lưng.
- Đã gặp vấn đề nhưng chưa biết giải pháp. Như ví dụ ở trên, đối tượng công sở/học sinh bắt đầu nhận thấy việc đeo cặp có thể dẫn tới gù lưng và họ đang đi tìm giải pháp.
- Đã biết giải pháp nhưng chưa tìm thấy sản phẩm ưng ý. Ví dụ các đối tượng ở ví dụ trên đã biết giải pháp là phải đeo các loại cặp được thiết kế chuyên biệt để chống gù lưng, và họ đang đi tìm các sản phẩm có mặt trên thị trường.
- Đã có sản phẩm nhưng chưa tìm được công ty. Ví dụ các đối tượng ở trên đã phân loại các sản phẩm và tìm được các sản phẩm cặp chống gù lưng ưng ý nhất.
- Những người đã biết sản phẩm/dịch vụ của công ty và biết được công ty của bạn đang cung cấp sản phẩm đó. Ví dụ các đối tượng ở trên đã rất ưng sản phẩm cặp chống gù lưng của công ty bạn nhưng vẫn còn 1 điều gì đó làm họ chưa quyết định mua hàng, ví dụ công ty bạn không cho họ thanh toán Online, hoặc bên bạn giao hàng 7 ngày thì họ mới nhận được cặp chống gù lưng…
- Từ nhóm 1 – 5 sẽ có tỷ lệ chốt tăng dần. Nhóm “Những người chưa gặp vấn đề hoặc chưa quan tâm vấn đề” làm nhóm rất rộng và tỷ lệ chốt đơn kém nhất. Còn nhóm “Những người đã biết sản phẩm/dịch vụ của công ty” thì tỷ lệ chốt đơn cao nhất, bạn chỉ cần thúc đẩy họ thêm 1 chút là họ sẽ chốt đơn hàng.
- Từ cách phân loại khách hàng + mục đích, mục tiêu ở trên thì bạn có thể lập kế hoạch làm Content phù hợp.
Bước 5.2. Xác định chân dung khách hàng tiềm năng/Target đối tượng khách hàng
Target tức là bạn xác định đối tượng khách hàng mà sản phẩm/dịch vụ của bạn đang hướng tới. Bạn cần phải xác định chân dung khách hàng tiềm năng như: Họ là ai, họ đang ở đâu(địa lý, kênh marketing nào), họ đang làm gì, gia cảnh, thu nhập, độ tuổi, ngành nghề, sở thích, thói quen… ra sao? Nhu cầu, vấn đề, mong muốn mà khách hàng của bạn đang gặp phải như thế nào? Họ sử dụng gì? Laptop, máy tính bàn, macbook hay smartphone, hệ điều hành
Bước 5.3. Tìm Insight khách hàng
Insight khách hàng chính là những mong muốn thật sự của khách hàng khi tìm mua một sản phẩm/dịch vụ nào đó, nhưng mong muốn đó ẩn giấu sâu ở bên trong, và bạn cần rất nhiều thời gian để tìm ra Insight thật sự của khách hàng. Bạn có thể phải làm nhiều mẫu quảng cáo A/B testing kết hợp với kinh nghiệm, khảo sát khách hàng thực tế…để tìm ra Insight khách hàng.
Bước 5.4. Xây dựng nội dung + Thông điệp
Sau khi phân tích đối thủ(tìm ra điểm mạnh của mình so với đối thủ) + tìm ra Insight khách hàng(giả định), thì bạn sẽ xây dựng nội dung thông điệp dựa vào điểm mạnh của mình kết hợp với đánh trúng Insight khách hàng.
Xây dựng nội dung mẫu quảng cáo
- Bạn chỉ có 3 – 5 giây để gây ấn tượng với khách hàng và để họ click vào mẫu quảng cáo và website của bạn. Do vậy, tiêu đề và mô tả của quảng cáo là 2 thứ bạn cần tập trung vào.
- Một mẹo viết tiêu đề và mô tả cho quảng cáo đó là: bạn lên Google Search từ khóa bạn đang muốn quảng cáo, sau đó tổng hợp những cái hay nhất của trong trang đầu tiên của Google cả Google Ads và SEO + Liệt kê những điểm mạnh, điểm khác biệt, lợi thế, chính sách, ưu đãi khủng. Kết hợp với các vấn đề, nhu cầu, mong muốn của người dùng + liệt kê phần chuẩn bị. Kèm theo: Một số câu từ gia tăng Cảm Xúc, sự ham muốn, sự thèm khát. Câu hỏi để gây thêm sự tò mò hoặc Con số, phần trăm,…
Xây dựng nội dung bài viết trong trang web cần quảng cáo
- Bạn nên để các Nội dung mà bạn nghĩ nó là những thứ quan trọng nhất với khách hàng lên tiêu đề và đầu bài viết trong website. Các nội dung đó có thể là điểm mạnh, khác biệt, lợi thế cạnh tranh của Sản phẩm/dịch vụ của bạn mà khách hàng đang cần. Hoặc những Ưu đãi, chính sách bán hàng tuyệt vời dành cho khách hàng.
- Nội dung trong trang web bạn nên dùng ít chữ + nhiều hình ảnh đẹp, dễ hiểu và video thiết kế chỉn chu để thu hút khách hàng
- Bạn có thể tạo niềm tin vào sản phẩm/dịch vụ của bạn bằng các bằng chứng thực tế như: Có bằng sáng chế hoặc an toàn thực phẩm, dẫn chứng, phần hỏi đáp của khách hàng, những Review đánh giá sản phẩm/dịch vụ của những người đã sử dụng sản phẩm…
- Giúp khách hàng thuận tiện nhất để nhận tư vấn và đặt hàng: Cài chat Facebook/Chat với tư vấn Hoặc Để lại SĐT để tư vấn Hoặc sang Web đặt hàng xem thông tin hữu ích hoặc đặt hàng
- Lưu ý: Với các Sản phẩm THUỐC, sản phẩm sức khỏe thì bạn cần xem cẩn thận chính sách quảng cáo của Google đối với những sản phẩm này tại: https://support.google.com/adspolicy/answer/176031?hl=vi.
Bước 6: Xây dựng các mẫu quảng cáo Google AB testing
Sau khi đã thực hiện bước 5 thì bạn tạo các mẫu quảng cáo AB testing, có thể thêm các phần mở rộng phù hợp trên Google Ads. Và khởi chạy chiến dịch quảng cáo.
Bước 7: Đo lường và tối ưu chiến dịch quảng cáo Google Ads
- Kiểm tra xem có đạt mục tiêu và tiến độ, ngân sách, nhân sự trong kế hoạch đã đề ra không?
- Điểm chất lượng của từng từ khóa, mẫu quảng cáo
- Time On site, time Onpage, tỷ lệ CLICK, tỷ lệ thoát, các nguồn traffic đến, đến từ tỉnh thành nào, họ đang làm gì ở trong website của mình, click sang trang khác, xem nhiều trang, sang trang liên hệ, mua hàng là bao nhiêu…
- Đo số đơn hàng, SĐT, thông tin liên hệ để lại
- Sau khi đo lường, đánh giá thì bạn có thể tối ưu chiến dịch.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về chủ đề “Các bước chạy quảng cáo Google Ads(Google Adwords)” hoặc bạn có bất kỳ đóng góp nào cho chủ đề này, hãy chat trực tiếp với EZ Marketing để nhận được giải đáp sớm nhất.
Bạn thấy bài viết này có hữu ích cho công việc chạy quảng cáo Google của bạn không? Nếu có, hãy chia sẻ nó cho bạn bè, người thân của bạn, biết đâu họ cũng đang cần những kiến thức trong bài viết này!
Hãy để lại bình luận