Bài viết được cập nhật ngày 20/06/2024
ChatGPT là gì? Nó có ảnh hưởng gì đến ngành Marketing? Hãy cùng EZ Marketing tìm hiểu trong bài viết này nhé!
ChatGPT là chủ đề được bàn tán sôi nổi trong “thế giới SEO” vào những tuần cuối cùng của năm 2022. Và nó trở thành 1 hiện tượng ở Việt Nam vào những ngày đầu năm 2023. Và bạn có thể mong chờ GTP-4 sẽ ra mắt trong năm 2023, nó sẽ làm thay đổi toàn bộ cách mà những gì “thế giới SEO và Marketing” đang vận hàng từ trước tới nay.
Vì chúng ta đang tìm hiểu về Marketing, nên EZ Marketing sẽ chỉ tập trung vào những gì mà ChatGPT đang “làm mưa làm gió” trong lĩnh vực Marketing! Nào cùng EZ Marketing tìm hiểu về chủ đề thú vị này nhé!
Nội dung bài viết
ChatGPT là gì?
ChatGPT là một chatbot trí tuệ nhân tạo được sử dụng trên nền tảng trực tuyến đơn giản do OpenAI tạo ra vào tháng 12 năm 2022 dựa trên GPT-3.5. Nó được đào tạo được lấy dữ liệu từ một kho dữ liệu lớn và từ đó ChatGPT có thể tạo ra câu trả lời cho các câu hỏi, làm thơ, viết văn, tóm tắt văn bản dài, viết truyện…
Bạn có thể hỏi nó một câu hỏi(ví dụ: 2+5 bằng mấy), hoặc yêu cầu nó bất kỳ một việc gì(ví dụ viết một bài viết về cách chữa sâu răng, tư vấn trường đại học tốt nhất…) thì nó sẽ trả lời câu hỏi đó hoặc xử lý công việc đó giúp bạn.
ChatGPT có một khả năng đáng kinh ngạc đó là nó tương tác ở dạng đối thoại và đưa ra những phản hồi có vẻ giống con người một cách đáng ngạc nhiên, bạn có thể viết bằng ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của con người mà ChatGPT vẫn sẽ hiểu và trả lời cho bạn.
ChatGPT có thể thực hiện rất nhiều công việc trong thời gian ngắn hơn rất nhiều so với thời gian một người cần làm công việc đó. Ví dụ: bạn gửi lên 1 đoạn mã code và yêu cầu ChatGPT tìm lỗi trong đoạn mã code đó, thì nó sẽ làm rất nhanh, hoặc bạn yêu cầu viết 1 bài thơ về “Vợ” thì nó cũng có thể làm trong thời gian đáng kinh ngạc, hoặc bạn có thể yêu cầu nó viết 1 bài văn giới thiệu về “SEO là gì”…
Bạn có thể truy cập ChatGPT tại URL: https://chat.openai.com/chat
ChatGPT được đào tạo như thế nào?
GPT-3.5 đã được đào tạo dựa trên lượng dữ liệu khổng lồ từ internet, bao gồm các nguồn như thảo luận trên Reddit, để giúp ChatGPT học cách đối thoại và phản hồi như một người thật.
Một điểm khác biệt lớn của ChatGPT so với các chatbot khác hiện nay đó là nó được đào tạo đặc biệt để hiểu ý muốn của con người khi họ đặt câu hỏi hoặc yêu cầu một vấn đề nào đó. Từ đó, ChatGPT đưa ra các câu trả lời hữu ích nhất cho người đặt câu hỏi. Để làm được điều đó, các kỹ sư xây dựng ChatGPT đã đào tạo AI bằng cách sử dụng bộ dữ liệu so sánh của con người giữa các câu trả lời khác nhau để nó có thể dự đoán tốt hơn những gì con người đánh giá là câu trả lời thích hợp.
Những cột mốc ấn tượng của ChatGPT
- ChatGPT ra mắt vào cuối tháng 11 năm 2022 và Công cụ này đã đạt được một triệu người dùng trong vòng chưa đầy một tuần.
- Microsoft đã đầu tư 10 tỷ đô la vào OpenAI với mức định giá 29 tỷ đô la.
- Với sự phát triển và độ lan truyền của ChatGPT, Google đã đưa ra những lo ngại về ChatGPT như một mối đe dọa có thể xảy ra trong báo cáo của mình.
- OpenAI nói ra rằng sẽ có một phiên bản “chuyên nghiệp” hơn của ChatGPT này trong thời gian tới
Lưu ý khi tạo nội dung Website sử dụng ChatGPT
ChatGPT có thể tạo ra các bài nội dung hoàn chỉnh để đăng lên Website. Do vậy, rất nhiều website sẽ tạo ra hàng loạt nội dung bằng công cụ ChatGPT.
Nhưng trước khi dùng ChatGPT để tạo nội dung, bạn hãy cẩn thận, kẻo dữ liệu sẽ bị trùng lặp giữa nhiều website vì rất nhiều website đang dùng ChatGPT để tạo ra nội dung, và từ đó có thể tạo ra các nội dung giống nhau. Từ đó, website của bạn rất dễ bị Google phạt vì nội dung trùng lặp. Google đã cảnh báo rằng Google không muốn nội dung spam do các AI(trong đó có ChatGPT) tạo ra.
Tại sao các SEOer nên quan tâm tới ChatGPT?
Các SEOer có thể sử dụng ChatGPT trong nhiều công việc SEO của mình để giảm thiểu thời gian SEO:
Nghiên cứu từ khóa và nhóm các bộ từ khóa
Bạn có thể đưa ra 1 từ khóa và nhờ ChatGPT tìm các từ khóa liên quan tới từ khóa bạn vừa đưa ra. Bạn sẽ nhanh chóng có 1 bộ từ khóa và giảm thiểu thời gian nghiên cứu từ khóa.
Sau khi nghiên cứu từ khóa, bạn có thể yêu cầu ChatGPT nhóm các từ khóa thành các nhóm khác nhau.
Tạo nội dung trên Website
ChatGPT hoàn toàn có thể viết 1 bài viết đăng website, giúp bạn tiết kiệm rất nhiều chi phí viết bài. Nhưng lưu ý: bạn cần phải xem lại các nội dung do ChatGPT viết ra có bị trùng lặp không và thông tin đó có đúng sự thật không.
Tìm kiếm backlink
Bạn có thể yêu cầu ChatGPT tìm kiếm các backlink, diễn đàn, các hội nhóm trên MXH liên quan đến chủ đề bạn đang làm SEO. Và bạn sẽ có ngay những backlink chất lượng.
Cách sử dụng ChatGPT trong Marketing
ChatGPT có thể ứng dụng rất nhiều trong Marketing, ChatGPT giúp các Marketer giảm thiểu tối đa thời gian xử lý công việc liên quan đến Marketing. Dưới đây là những cách sử dụng ChatGPT tốt nhất trong Marketing:
1. Tạo nội dung quảng cáo
Bạn có thể yêu cầu ChatGPT tạo nội dung quảng cáo cho chiến dịch Marketing của bạn dễ dàng.
2. Tạo A/B Testing cho quảng cáo tìm kiếm thích ứng(RSA)
Bạn có thể yêu cầu ChatGPT như sau: “Tạo hai nội dung để quảng cáo Google ở định dạng RSA(sử dụng nhiều dòng tiêu đề và nội dung mô tả) cho A/B Testing với chủ đề cách viết bài chuẩn SEO, và Giải thích lý do tại sao các quảng cáo đó sẽ hiệu quả”.
Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ viết bài chuẩn SEO cho website, với chi phí từ 150k/bài viết chuẩn SEO, được thiết kế tối thiểu 3 ảnh độc đáo
3. Tạo ý tưởng sáng tạo cho quảng cáo hiển thị hình ảnh thích ứng(RDA)
Bạn có thể yêu cầu ChatGPT, ví dụ “Tôi cần tạo một số mẫu quảng cáo hiển thị hình ảnh thích ứng cho chiến dịch Google Ads. Vui lòng đề xuất hình ảnh, tiêu đề và mô tả với chủ đề cách lựa chọn hoa quả tươi ngon”
4. Tối ưu hóa trang đích của bạn
Bạn chỉ cần yêu cầu ChatGPT, ví dụ: “Làm sao để tôi tối ưu trang [URL trang web của bạn] để đạt tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn”
5. Phân tích SWOT cho sản phẩm
Bạn chỉ cần yêu cầu ChatGPT, ví dụ: “Vui lòng viết phân tích SWOT cho các sản phẩm đồ gia dụng của công ty DGD”
6. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Bạn chỉ cần yêu cầu ChatGPT, ví dụ: “Tôi sắp kinh doanh dịch vụ SEO, hãy tìm và phân tích các đối thủ cạnh tranh của tôi”
7. Xây dựng kế hoạch truyền thông
Bạn chỉ cần yêu cầu ChatGPT, ví dụ: “Tôi sắp chạy quảng cáo sản phẩm gà quay trên Mạng hiển thị của Google, thì tôi nên nhắm mục tiêu đến trang web nào.”
Ngoài ra, còn có rất nhiều cách sử dụng ChatGPT vào lĩnh vực Marketing. Bạn có thể tự tìm ra cách sử dụng ChatGPT phù hợp với dự án của mình nhé.
Cách sử dụng ChatGPT hiệu quả nhất
Để sử dụng ChatGPT hiệu quả nhất, hãy lưu ý:
- Sử dụng các cụm từ ngắn gọn và có ý nghĩa để giúp ChatGPT hiểu được yêu cầu của bạn chính xác nhất.
- Hỏi các câu hỏi rõ ràng, cụ thể và đúng với bối cảnh, trường hợp cụ thể để được trả lời đúng. Ví dụ bạn hỏi “Thời tiết hôm nay thế nào” thì rất chung chung, bạn nên hỏi “Thời tiết hôm nay tại thành phố Hồ Chí Minh thế nào”
- Viết câu hỏi của bạn bằng cách sử dụng các giọng điệu thân thiện và lịch sự.
- Đừng sử dụng luôn nội dung trả lời đầu tiên của ChatGPT. Sau khi nhận được câu trả lời đầu tiên, hãy gõ tiếp “Cho tôi câu trả lời khác” liên tục cho đến khi mình cảm thấy hài lòng với nội dung mà nó cung cấp.
- Tránh sử dụng các ngôn ngữ địa phương/ngôn ngữ vùng miền, vì ChatGPT có thể chưa hiểu được hết các ngôn ngữ đó.
- Nếu bạn chưa ưng ý với câu trả lời của ChatGPT đưa ra, hãy chat “Cho tôi một kết quả khác”
- Nếu bạn thấy ChatGPT chưa trả lời hết những ý mà bạn mong muốn, hãy chat “Còn gì nữa không?”
Những nhược điểm của ChatGPT
Tuy có rất nhiều ưu điểm như vậy, nhưng ChatGPT cũng chỉ là 1 chatbot AI, nên nó cũng có những nhược điểm nhất định. Dưới đây là 1 số nhược điểm của ChatGPT:
- ChatGPT đôi khi viết những câu trả lời nghe có vẻ hợp lý nhưng không chính xác hoặc vô nghĩa: ChatGPT vẫn đang trong giai đoạn phát triển nên điều này không tránh khỏi. Do vậy, bạn cần kiểm tra lại kỹ càng khi nhận câu trả lời của ChatGPT và chờ những thay đổi lớn trong phiên bản GTP-4 sẽ ra mắt trong năm 2023.
- ChatGPT đôi khi có thể không hiểu câu hỏi và có thể sẽ đưa ra câu trả lời không đúng theo mong muốn của bạn. Hãy chat “bạn sai rồi, ý tôi muốn hỏi là…”
- Câu trả lời của ChatGPT đôi khi dài dòng quá mức và lạm dụng một số cụm từ nhất định. Vấn đề này phát sinh do có những sai lệch trong dữ liệu đào tạo cho ChatGPT(các trainer cho ChatGPT đôi khi thích câu trả lời dài vì nó có vẻ toàn diện hơn).
- ChatGPT sẽ thường đoán ý định của người dùng và trả lời ngay, chứ không hỏi lại để làm rõ hơn truy vấn của người dùng.
- Đôi khi, ChatGPT đang trả lời thì bị lỗi và không trả lời tiếp. Cách xử lý: bạn chỉ cần gõ “chatgpt trả lời tiếp đi” hoặc “tiếp tục đi chatgpt”. Ví dụ ở hình dưới là ChatGPT đang phân tích điểm yếu của đối thủ(Weaknesses) thì bị lỗi và tôi đã chat “tiếp tục đi chatgpt” và như vậy là ChatGPT lại tiếp tục trả lời:
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về ChatGPT, hãy để lại bình luận dưới bài viết này, chúng tôi sẽ sớm giải đáp thắc mắc cho bạn. Nếu thấy bài viết về ChatGPT hữu ích với bạn, hãy chia sẻ nó cho mọi người nhé. Chúng tôi luôn mong chờ những đóng góp của bạn các về chủ đề ChatGPT để chúng tôi có thể hoàn thiện hơn bài viết này!
Hãy để lại bình luận