4.5/5 - (4 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 24/08/2023

Livestream Facebook đang ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Với những tài khoản có lượt tương tác khủng, người bán hàng có thể chốt được hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn đơn hàng trong một buổi Livestream. Vì vậy, nếu bạn đang có ý định Livestream bán hàng, hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản ngay dưới bài viết dưới đây.

Livestream là hình thức phát sóng trực tiếp những thứ xảy ra trước dụng cụ quay video(từ khuôn mặt, cảnh vật, lời nói, âm thanh xung quanh...) cho mọi người theo dõi thấy.

Livestream là hình thức phát sóng trực tiếp những thứ xảy ra trước dụng cụ quay video(từ khuôn mặt, cảnh vật, lời nói, âm thanh xung quanh…) cho mọi người theo dõi thấy.

Livestream là gì?

Livestream là hình thức phát sóng trực tiếp những thứ xảy ra trước dụng cụ quay video(từ khuôn mặt, cảnh vật, lời nói, âm thanh xung quanh…) cho mọi người theo dõi thấy. Và mọi thứ được ghi lại toàn bộ thành video để phát lại sau khi Lives kết thúc.

Livestream sẽ không yêu cầu người xem phải tải xuống toàn bộ nội dung video. Khán giả có thể xem trực tuyến ngay trên các phương tiện phát sóng, nền tảng Livestream phổ biến là Facebook.

Lợi ích của Livestream Facebook

Livestream bán hàng được diễn ra thường xuyên và phổ biến rộng rãi trên nền tảng Facebook với nhiều lợi ích đem lại cho người Lives.

Những tiện ích mà Livestream đem lại, bao gồm:

  • Dung lượng video đã được Facebook tối ưu rất nhỏ và dễ dàng truyền tin bằng một hành động Share của khán giả.
  • Với số lượng người dùng trên Facebook đông đảo. Chính vì vậy sẽ đem lại lượng khách hàng vô cùng tiềm năng và dồi dào.
  • Là một nơi phù hợp để giao lưu và trao đổi giữa người mua (khán giả) và người bán (người phát hành Livestream).

Bạn có thể kéo người dùng từ Livestream đến cửa hàng trên Facebook của mình

Các công tác cần chuẩn bị trước khi Livestream

Với những người bán hàng online lâu năm và có nhiều kinh nghiệm thì đằng sau sự thành công đó là một một ekip hỗ trợ.

Để tránh cuộc Livestream thất bại, các công tác cần phải chuẩn bị kỹ càng.

1. Lựa chọn bối cảnh, không gian Lives phù hợp

Mặc dù, không gian và bối cảnh chỉ làm nền cho Lives, nhưng nếu bạn đầu tư quá sơ sài, bừa bộn sẽ tạo một cảm giác thiếu chuyên nghiệp cho khách hàng (người xem).

Bạn cần lựa chọn cho mình một góc thật đẹp và trang trí ý tưởng bạn mong muốn. Nên có thông tin, logo thương hiệu của doanh nghiệp bạn.

Nhưng, đầu tư cho nền không có nghĩa là bạn sẽ trang trí quá nhiều thứ gây ra rối mắt. Bạn nên tối giản nhất để tôn lên được nội dung.

2. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ đầy đủ

Thông thường các chủ shop chỉ cần chuẩn bị một chiếc điện thoại hoặc một máy tính là có thể sẵn sàng livestream và chốt đơn.

Ngoài thiết bị để quay bạn nên chuẩn bị thêm các chân đặt máy quay, micro để âm thanh không bị bé hoặc các đèn Led,…

3. Chọn các mặt hàng, sản phẩm

Trước khi phát Lives bạn cần phải xem xét dựa vào nhu cầu của khách hàng hay chiến lược bán hàng của doanh nghiệp, shop bạn. Sau đó, bạn hãy chọn một số mặt hàng cần quảng cáo trên Facebook và bán ra trong buổi Lives.

4. Lên kịch bản Lives chi tiết

Livestream cần nhất là sự chân thật tuy nhiên, bạn đừng nghĩ đơn giản Lives tự phát và tự biên nội dung khi Lives.

Hầu hết, các cuộc Livestream đều được chuẩn bị và lên sẵn kịch bản và ý tưởng. Điều này sẽ giúp cho việc Lives của bạn chuyên nghiệp, có tính mạch lạc hơn.

Khung giờ Livestream thích hợp trên Facebook

Trên truyền hình có khung giờ vàng để chiếu quảng cáo, phim chuyện. Với Facebook cũng vậy, để đạt được lượng khách hàng xem mong muốn cũng cần phải phát Livestream Facebook theo những khung giờ vàng.

Quy tắc để xác định được thời điểm phù hợp bạn cần phải dựa trên thói quen người dùng mà đối tượng doanh nghiệp bạn hướng tới, như sau:

  • Buổi sáng (7h – 9h): Đây là khoảng thời gian bắt đầu mỗi ngày. Người dùng sẽ có xu hướng chuẩn bị ra ngoài nhà, làm việc cá nhân, ăn sáng và dành một chút thời gian lướt các trang Web.
  • Buổi trưa (12h – 13h30): Đây là một khung giờ khá phù hợp. Vì trong thời điểm này, mọi người sẽ nghỉ trưa, thư giãn và lên Facebook.
  • Buổi tối (20h – 21h): Đây là khoảng thời gian mà mọi người đã ăn uống xong và sẽ dành một chút thời gian để lướt Web và đặc biệt là trang Facebook.
  • Từ 22h – 24h: Đây sẽ là khoảng thời gian mà mọi người sẽ kết thúc toàn bộ công việc trong một ngày dài. Thời gian này sẽ dành cho những người ngủ muộn như: các mẹ bỉm sữa, người làm văn phòng, IT, kỹ thuật, quản lý,…

Thông thường lượng người xem sẽ tăng dần từ thứ 2 đến thứ 5 và giảm từ thứ 6 đến chủ nhật. Vào thứ 7, chủ nhật mọi người sẽ có xu hướng đi ra ngoài nhiều hơn lên Internet. Chính vì vậy, lượng xem Livestream ít nhất.

Vậy nên, bạn cần phải lưu ý chọn thời gian phù hợp khi phát Livestream.

Có thể bạn quan tâm: Các khung giờ vàng đăng bài Facebook kéo lượt tương tác hiệu quả

Những người tham gia Livestream cần chuẩn bị những gì?

1. Người trực tiếp đứng Livestream Facebook

Trước khi bắt đầu buổi Livestream, người chủ chốt đứng Lives (Mc) cần phải nắm rõ các lưu ý sau: Cách 05 phút phải kêu gọi khán giả, người xem like, share bài viết một lần. Vì rất ít khi cố định được người xem vì sẽ có hiện tượng khách mới, khách cũ.

Người đứng Livestream có thể Lives với nhiều tư thế khác nhau. Họ cần phải đảm bảo trang phục, tóc gọn gàng và chỉn chu, sạch sẽ. Điều này, sẽ đem lại cảm giác tôn trọng đối với người xem

Xem ngay các cách tăng like Fanpage hiệu quả nhất

2. Người hỗ trợ phát Livestream

Đối với những shop kinh doanh bằng Livestream chuyên nghiệp thì họ sẽ có một đội hỗ trợ đằng sau. Họ sẽ cần đảm bảo những yêu cầu sau:

  • Tham gia các group liên quan tới shop để share các video Lives tăng lượt xem, tương tác với video.
  • Đẩy follow fanpage và bài viết trước khi buổi Lives diễn ra
  • Kết thúc Livestream, cần phải lưu lại toàn bộ nội dung video rồi đăng trên các nền tảng của shop.
  • Truy cập, phân tích và học hỏi từ đối thủ cạnh tranh của shop
  • Lên sẵn kế hoạch, kịch bản, nội dung cho buổi Livestream.

Công việc của những người hỗ trợ sẽ nhiều hơn so với người đứng Lives. Bởi, họ là những người quyết định dẫn đến thành công cho buổi Lives.

5 Cách Livestream hiệu quả trên Facebook

Dưới đây sẽ là những tổng hợp cách Livestream Facebook về hiệu quả mà các bạn cần lưu ý và trang bị cho mình.

1. Thông báo lịch Livestream

Nếu tài khoản đang sở hữu lượng fanbase (lượng fan cơ sở) lớn và đông đảo. Trước hết, bạn cần ra một thông báo trên Fanpage Để họ biết đến buổi Livestream của bạn. Đây chắc chắn sẽ là một cách giúp bạn dự đoán được số lượng người tham gia, sản phẩm, dịch vụ khách hàng quan tâm. Với việc này sẽ giúp buổi Livestream facebook diễn ra dễ dàng và có những kế hoạch tốt hơn.

Đây là cách mà sẽ đem lại hiệu quả và phù hợp với các group, Fanpage lớn hoặc tài khoản có lượt theo dõi cao. Vậy những tài khoản nhỉ sẽ làm gì? Cùng theo dõi các cách dưới đây nhé!

Có thể bạn quan tâm: Các cách tăng lượt theo dõi trên Facebook

2. Content video Livestream hấp dẫn, thu hút

Nếu bạn là một người đầu tư kỹ vào nội dung Content video cho buổi Lives, nó cũng sẽ giúp quyết định một phần sự thành công trong buổi bán hàng đó. Đoạn Content nên ngắn gọn, súc tích có tính giật gân. Nội dung làm sao khiến người dùng Facebook phải xem ngay buổi Livestream đó.

3. Cần tự tin với bản thân

Với những bạn đang có ý định đứng Lives nhưng lại tự ti về bản thân rằng mình xấu, mình không đẹp giống các mẫu khác thì hãy loại bỏ ngay tư tưởng đó đi.  Điều bạn cần làm là chuẩn bị, luyện tập về giọng nói, cách ứng xử và quan trọng hơn hết là bạn cần phải tự tin vào chính bản thân của mình là bạn sẽ làm được. “Không có điều gì khó chỉ sợ bạn không chịu làm”

4. Kêu gọi khán giả, người xem like, chia sẻ và đăng ký

Nếu bạn muốn thu hút nhiều người xem video Livestream của bạn nhiều hơn? Hãy đưa ra những kêu gọi khán giả like, chia sẻ video Livestream của bạn. Điều này, sẽ giúp video Livestream của bạn tiếp cận được bạn bè, group của share. Nó còn giúp bạn mở rộng được phạm vi tiếp cận của video, tăng lượng Traffic.

Mục tiêu là để Livestream của bạn hiển thị trong bảng tin của người dùng và tìm thấy đối tượng khách hàng tiềm năng mới bằng cách yêu cầu chia sẻ của người dùng.

Đừng ngại đề nghị khán giả chia sẻ video của bạn, vì nếu video của bạn hay thì họ sẽ không ngần ngại share thông tin đến với người thân, bạn bè của họ. Chính vì vậy, hãy nhớ đầu tư và chuẩn bị nội dung cho buổi Lives đó.

Nếu Người xem không tự nguyện chia sẻ và lai bài viết của mình thì hãy tạo một Mini Game nhỏ để kích cầu. Và chắc chắn rằng với phương pháp này sẽ đem lại hiệu quả vô cùng lớn.

Ngoài việc kêu gọi Like và chia sẻ bài viết video Livestream. Người Lives cần phải kêu gọi người xem nhấn follow/đăng ký tài khoản của mình để nhận thông báo cho những buổi Livestream và những bài viết khác.

5. Tương tác trực tiếp

Không chỉ bán hàng Offline, với bán hàng trên Livestream Facebook cũng cần có sự tương tác giữa người mua và người bán. Trong Livestream người mua hàng sẽ đưa ra những câu hỏi ở phần bình luận và nhiệm vụ người đứng buổi Lives là tương tác trả lời những những thắc mắc đó.

Nếu có sự tương tác như vậy, sẽ đem lại cảm giác thoải mái, vui vẻ đến với người mua và giúp tăng lượng sản phẩm bán ra.

Mặt khác, sẽ đem lại cảm giác được tôn trọng từ shop của bạn đến với người mua hàng.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các cách tăng tương tác trên Facebook

Lý giải nguyên nhân Livestream bị chặn trên facebook và cách khắc phục

Vào năm 2007, Facebook đã update tính năng chặn một số Livestream vi phạm tiêu chuẩn nội dung của Facebook. Nguyên nhân để dẫn tới Livestream của bạn bị chặn là từ nhiều nguyên do. Nhưng để tổng hợp và nói ngắn gọn lại sẽ trong 3 lý do chính:

  • Vi phạm bản quyền về âm thanh và hình ảnh. Không chỉ ở Facebook mà YouTube cũng bị đánh bản quyền.
  • Bán các mặt hàng fake, hàng nhái không rõ nguồn gốc hoặc bị người xem nào đó report.
  • Bị người dùng report spam quá nhiều.

Để khắc phục tình trạng này bị chặn Livestream, bạn có thể sử dụng một số phương pháp sau:

  • Trang cá nhân bị chặn: Đơn giản là bạn chỉ cần tạo ra một Fanpage mới. Sau đó, tạo các bài viết kêu gọi bạn bè khách hàng Follow. Sau đó, bạn sẽ được Livestream bình thường.
  • Fanpage bị cấm: Bạn chỉ cần thêm quản trị viên khác, rồi sau đó dùng tài khoản của quản trị viên đó để Livestream.

Với hai cách làm vô cùng đơn giản này, hy vọng sẽ giúp bạn trang bị thêm kiến thức khi tài khoản bị chặn.

Trên đây là những thông tin mà EZ Marketing cập nhật được. Những thông tin này vô cùng hữu ích giúp các shop Livestream facebook hiệu quả đem lại doanh thu lớn đến với cửa hàng của mình.