5/5 - (3 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 29/06/2023

SERP Analysis được biết đến như bước quan trọng nhất mà các SEOer cần phải làm để quá trình nghiên cứu từ khóa được hiệu quả, hỗ trợ cung cấp từ khoá chính, thông tin chi tiết về các từ khoá có giá trị khác nên được triển khai trong bài viết. Vậy SERP Analysis là gì và triển khai như thế nào? Cùng EZ marketing tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

SERP Analysis là quá trình phân tích các trang web xếp hạng trên TOP trang kết quả tìm kiếm cho cùng một từ khóa hoặc một chủ đề nhất định.

SERP Analysis là quá trình phân tích các trang web xếp hạng trên TOP trang kết quả tìm kiếm cho cùng một từ khóa hoặc một chủ đề nhất định.

SERP Analysis là gì?

SERP Analysis là quá trình phân tích các trang web xếp hạng trên TOP trang kết quả tìm kiếm cho cùng một từ khóa hoặc một chủ đề nhất định. Phân tích SERP sẽ giúp các SEOer đánh giá được khả năng và cơ hội đánh bại các đối thủ cạnh tranh trong thị trường ngành. Phân tích SERP đi đôi với việc kiểm tra các trang kết quả tìm kiếm. Công cụ sẽ chỉ ra những kiểu hiển thị nào để đảm bảo rằng nội dung trên trang web thực sự phù hợp với mục đích tìm kiếm của người dùng.

SERP Analysis hỗ trợ SEO như thế nào?

1. Lựa chọn Keyword chuẩn

Với Serp Analysis, bạn có thể xác định các từ khóa chính và từ khóa liên quan theo cách chính xác và đầy đủ nhất có thể. Thông qua đó, bạn sẽ dần dần tìm ra cách để có cải thiện thứ hạng từ khoá và giữ bài viết trên top ổn định.

2. Cung cấp nội dung hữu ích

Serp Analysis có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về khách hàng tiềm năng. Qua đó, doanh nghiệp cũng biết được xu hướng, nhu cầu tìm kiếm của họ. Những yếu tố này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tạo ra nội dung, thông tin hữu ích trong mỗi bài viết.

3. Thu hút khách hàng tiềm năng

Với Serp Analysis, bạn cũng biết cách tối ưu hóa các bài viết và các câu hỏi liên quan một cách hợp lý. Triển khai Serp Analysis có thể giúp bạn học hỏi được nhiều điều từ các đối thủ cạnh tranh. Đó cũng là bí quyết giúp bạn nổi bật hơn những đối thủ cạnh tranh khác, thu hút sự chú ý của khách hàng, giữ chân và thuyết phục khách hàng một cách hiệu quả, từ đó tạo ra lợi nhuận doanh nghiệp.

4. Duy trì thứ hạnh bền vững

Thực hiện triển khai Serp Analysis là điều cần thiết ngay cả khi bài viết của bạn đang thuộc top tìm kiếm. Đo lường những biến động trong thứ hạng và nhanh chóng tìm ra nguyên nhân giúp bạn sớm đưa ra cách khắc phục hiệu quả để duy trì thứ hạng, tránh những rủi ro không đáng có.

6 bước triển khai SERP Analysis hiệu quả

Bước 1: Phân tích lượt click và truy cập

SERP có tới 24 cách để hiển thị kết quả tìm kiếm trên Google, chẳng hạn như Đoạn trích nổi bật(Featured Snippet), Gói địa phương, Bài đánh giá,…, giúp đưa từ khóa của bạn lên vị trí cao nhưng tỷ lệ truy cập lại khá thấp. Vì vậy, để có được khách hàng tiềm năng truy cập trực tiếp vào trang web của bạn, bạn cần phải rất quan tâm đến chỉ số liên quan đến lượt nhấp chuột của người dùng.

Bước 2. Phân tích từ khóa phụ

Từ khóa phụ là những từ khóa có liên quan đến từ khóa chính. Từ khóa phụ thường mang tính mô tả và bổ sung cho các từ khóa chính. Loại từ khóa này sẽ dễ SEO hơn nhưng lượng truy cập sẽ không cao. Tuy nhiên, nếu bạn phân tích các từ khóa phụ của mình một cách hiệu quả, bạn cũng có thể nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh của mình trong thứ hạng tìm kiếm.

Bước 3. Phân tích độ tin cậy của tên miền và địa chỉ webstite

Để biết được đâu là từ khóa tiềm năng, các SEOer nên tham khảo trang web của các đối thủ trong TOP 10. Trong quá trình thực hiện tham khảo, bạn có thể nhận thấy rằng có ít nhất 1-2 đối thủ cạnh tranh có Domain Rating là +/- 5 và từ 0 đến >20 điểm với Tên miền.  Số điểm này có thể thay đổi tuỳ theo chất lượng trang web. Chính vì thế, những trang web có xếp hạng càng cao thì càng được tối ưu tốt về cả nội dung và trải nghiệm lướt web.

Bước 4. Phân tích Search Intent (mục đích tìm kiếm người dùng)

Search Intent là chỉ số giúp đánh giá mục đích tìm kiếm của người dùng thông qua truy vấn được thực hiện trên công cụ tìm kiếm. Đây là công việc quan trong trong các bước triển khai SERP Analysis, giúp quyết định thứ hạng của từ khoá. Một số ý định tìm kiếm phổ biến của người dùng như: Informational (thông tin), Navigational (điều hướng), Commercial Investigation (điều tra thương mại) và Transaction (giao dịch).

Bước 5. Phân tích chất lượng content

Trước khi bạn bắt đầu viết, hãy nhớ kiểm tra các loại nội dung chiếm ưu thế trong SERPs. Trên thực tế, bài viết của bạn có thể dễ dàng bị loại bỏ nếu không đáp ứng các yêu cầu về loại nội dung. Sau khi phân loại nội dung, content writer cần phân tích chất lượng nội dung của bài viết, hiểu cấu trúc của một bài viết chuẩn SEO để có thể tối ưu bài viết.

Bước 6. Phân tích biến động SERP và tốc độ liên kết

Kiểm tra lịch sử của các biến động xếp hạng là một việc rất quan trọng trong việc thực hiện SERP Analysis. Phân tích tốc độ liên kết giúp bạn dự đoán số lượng liên kết tiềm năng. Kết quả này có tác động gì đến việc thực hiện phân tích SERP? Thông qua đó, các SEOer sẽ dễ dàng hơn trong việc dự đoán sự cạnh tranh thứ hạng và phát triển các chiến lược nội dung hợp lý.

Nên sử dụng công cụ nào để hỗ trợ SERP Analysis

1. Moz SERP Analysis

Moz SERP Analysis là một tính năng trong công cụ Keyword Explorer do Moz phát triển, cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về 10 kết quả hàng đầu với các chỉ số đo lường và đánh giá hiệu suất SEO đặc trưng của Moz. Bạn có thể sử dụng các số liệu này để phân tích điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh SEO của mình.

Bạn có thể muốn: Tìm hiểu về công cụ Moz

2. Công cụ SEMrush

SEMrush có một công cụ theo dõi vị trí, tạo báo cáo phân tích xếp hạng tìm kiếm và đối thủ cạnh tranh. Bạn cũng có thể kiểm tra phân tích từ khóa chi tiết và tổ chức các tìm kiếm từ khóa tại SEMrush. Điều này hỗ trợ hiệu quả cho quá trình SERP Analysis.

3. SERP Checker

SERP Checker được biết đến như một công cụ phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả, giúp SEOer dễ dàng thu thập thông tin về vị trí của đối thủ cạnh tranh trên kết quả tìm kiếm như: điểm mạnh, điểm yếu của trang, thứ hạng trang,.. Đặc biệt, SERP Checker còn có khả năng so sánh website của bạn với website của đối thủ. Điều này giúp bạn nhận ra những thiếu sót và cải thiện website của mình hiệu quả hơn.

4. Ahrefs Keyword Explorer

Công cụ Keyword Explorer một công cụ nằm trong bộ công cụ Ahrefs hỗ trợ SEOer kiểm tra các chỉ số xếp hạng của các đối thủ cạnh tranh, cung cấp dữ liệu sử về hiệu suất trong suốt quá trình hoạt động của trang web. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm thấy độ khó của các từ khoá của mình, dữ liệu click vào bài viết trên mỗi truy vấn của người dùng.

Trên đây là tổng hợp nội dung cơ bản nhất về SERP Analysis. Thông qua bài viết, có thể thấy rằng SERP Analysis tác động mạnh mẽ đến quá trình tối ưu website. Chính vì thế, hãy triển khai tốt khâu này để tăng hiệu quả SEO website. Nếu bạn quan tâm thêm những thông tin khác liên quan đến SEO – Content – Marketing tổng thể, hãy theo dõi EZ Marketing để cập nhật tin tức mới nhất.