Bài viết được cập nhật ngày 17/07/2023
Hiện nay, nhằm mang lại hiệu quả cao cho chiến dịch Marketing thì nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn kết hợp nhiều kênh Online khác nhau. Đó là Facebook, Email, Google Ads hoặc Zalo…Vậy, làm thế nào để biết được kênh nào đang mang lại lượng traffic cao cho Website? Đó chính là sử dụng UTM tracking.
UTM là gì và tại sao cần sử dụng chức năng này cho trang Web? Cùng Ez Marketing tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.
Nội dung bài viết
UTM Tracking là gì? Các thông số cơ bản trong UTM Code?
UTM Tracking là gì?
UTM (viết tắt của Urchin Tracking Module) là đoạn mã code được thêm vào đường dẫn URL để bổ sung thông tin cho URL của Website.
Đây là chức năng rất có lợi cho các doanh nghiệp nếu đang phối hợp nhiều kênh Marketing khác nhau. Dựa trên kết quả từ Google Analytics, UTM tracking sẽ cho phép bạn theo dõi các nguồn traffic và kiểm tra hiệu quả của các chiến dịch Marketing.
Các thông số cơ bản trong UTM Code?
Thực chất, UTM là một đoạn mã code gồm 5 thông số cơ bản sau:
- utm_source (nguồn truy cập vào Website): Đây là thông số bắt buộc, cho chúng ta biết lượng truy cập của người dùng đang đến từ nguồn dữ liệu nào. Một số nguồn truy cập thông dụng như: Facebook, Youtube, Zalo, blog, email…Ví dụ: utm_source = Google
- utm_medium (phương thức truy cập): Thông số này của UTM tracking giúp xác định phương thức truy cập từ người dùng qua email hay CPC, Google Adwords hoặc banners…Ví dụ: utm_medium = email
- utm_campaign (tên chiến dịch, quảng cáo, sản phẩm): Được dùng trong các chiến dịch riêng lẻ, xác định tên chiến dịch, mã khuyến mãi hoặc tên sản phẩm…Ví dụ: utm_campaign = summer_sale
- utm_term (từ khóa tìm kiếm có trả tiền): Thông số được sử dụng để xác định những từ khóa tìm kiếm có trả tiền. Ví dụ: utm_term = shoes
- utm_content (thử nghiệm và quảng cáo mục tiêu đã chỉ định): Đây là thông số giúp chúng ta thử nghiệm, phân biệt A hoặc B. Xác định nội dung cụ thể nào đã được người dùng nhấp chuột để đưa về trang Web. Ví dụ: utm_content = textlink
Cách tạo UTM Tracking để theo dõi chiến dịch Marketing?
Làm thế nào để tạo UTM tracking hiệu quả để theo dõi các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp? Có những cách tạo mã UTM code nào?
Sau đây, chúng tôi sẽ bật mí đến bạn 2 cách dễ sử dụng nhất sau đây:
Tạo UTM thủ công
Việc tạo mã UTM cho trang Web thực chất không hề khó khăn, bạn hoàn toàn có thể tạo bằng cách thực hiện thủ công.
Một số nguyên tắc khi tạo UTM tracking như sau:
- Dùng dấu “?” để tách riêng URL và thông số
- Dùng dấu “=” để tách thông số và giá trị
- Dùng dấu “&” để tách các giá trị và thông số khác nhau
Ví dụ: https://www.ezmarketing.vn/dich-vu-marketing/?utm_source=google&utm_medium=email&utm_campaign=sale
Đây là một mẫu ví dụ về cách tạo UTM bằng phương thức thủ công. Phương pháp này chỉ áp dụng khi bạn thêm các thông số ngắn. Vì những trường hợp có thông số dài việc nhập bằng tay sẽ rất dễ xảy ra sai sót và không thực sự tối ưu.
Khi đó tốt nhất bạn nên dùng đến phương pháp tạo UTM tracking bằng các công cụ online.
Tạo UTM bằng công cụ online
Bên cạnh việc tạo UTM bằng tay thì phương pháp sử dụng công cụ Campaign URL Builder sẽ là giải pháp tối ưu hơn cả. Đây là công cụ cho phép bạn tạo mã UTM nhanh chóng và chính xác hơn rất nhiều.
Để tạo UTM trackinh, bạn nhấp vào link sau: https://ga-dev-tools.web.app/campaign-url-builder/
Sau đó, bạn tiến hành điền các thông số vào các ô tương ứng như hình ảnh dưới đây:
Trong đó, những ô chứa dấu “*” là ô bắt buộc phải điền (website URL và campaign source). Còn những ô còn lại thì không bắt buộc điền.
Sau khi hoàn tất, bạn kéo chuột xuống sẽ thấy kết quả như sau:
Lưu ý, các thông số của mã UTM tracking thường có sự phân biệt giữa chữ thường và chữ hoa nên bạn cần chú ý nhé.
Hiệu quả nhận được khi sử dụng UTM Tracking?
UTM tracking là công cụ hỗ trợ đắc lực cho dân Marketers khi thực hiện các chiến dịch quảng cáo cho doanh nghiệp. Khi sử dụng đoạn mã UTM, bạn sẽ nhận được các lợi ích như:
- Theo dõi hiệu suất traffic mang lại từ chiến dịch: UTM giúp chúng ta theo dõi và đánh giá được hiệu suất traffic từ các chiến dịch ở mỗi kênh thực thi. Thông qua các tham số medium, source, campaign…bạn sẽ biết được lượng truy cập của người dùng có đạt được mục tiêu đề ra hay không.
- Đánh giá hiệu quả CTA: Khi thêm các thông số UTM vào URL của Website, bạn sẽ biết được chính xác lượng traffic đến từ các câu kêu gọi hành động CTA có hiệu quả hay không.
- Phân nhóm được traffic thông qua các medium: Thông qua tham số medium bạn sẽ nắm được lượng traffic đến từ từng kênh Marketing triển khai sẽ như thế nào. Ngoài ra, UTM còn giúp chúng ta phân loại và nhóm các traffic sao cho hiệu quả nhất.
- Đo lường ROI trên các kênh mạng xã hội: Khi thêm các tham số UTM vào URL, chúng ta có thể đo lường được chỉ số ROI trên các kênh mạng xã hội để nắm được kênh nào có lượng truy cập tốt và đề ra phương án triển khai hợp lí hơn.
Sử dụng UTM tracking cho Website là giải pháp tuyệt vời để chúng ta phân tích và đánh giá hiệu suất Marketing của các chiến dịch tốt nhất.
Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng UTM Tracking
Khi sử dụng UTM tracking, bạn cần lưu ý một số điều quan trọng sau:
- Nên sử dụng thống nhất giữa chữ thường và chữ hoa
- Tham số utm_campaign nên được ghi càng chi tiết càng tốt, bao gồm tên, người triển khai, thời gian…
- Chỉ nên sử dụng UTM để theo dõi lượng traffic từ bên ngoài vào
- Cần thường xuyên theo dõi, đánh giá hiệu suất từ UTM tracking
Trên đây là một số thông tin cơ bản về UTM tracking trong Digital Marketing. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn. Mong bạn sẽ sử dụng UTM đúng mục đích và đem lại nhiều hiệu quả đáng mong đợi cho trang Web của doanh nghiệp.
Hãy để lại bình luận