4.3/5 - (3 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 16/07/2023

Knowledge Graph được biết đến như một công cụ hữu ích tác động mạnh mẽ, ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng Website trên Google. Vậy Knowledge Graph là gì? Làm thế nào để tạo nội dung Knowledge Graph cải thiện SEO cho trang web của bạn? Cùng EZ Marketing tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Knowledge Graph được biết đến như một công cụ hữu ích tác động mạnh mẽ, ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng Website trên Google

Knowledge Graph được biết đến như một công cụ hữu ích tác động mạnh mẽ, ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng Website trên Google

Knowledge Graph là gì?

Knowledge Graph được hiểu là sơ đồ tri thức. Sơ đồ này đại diện cho một tập hợp các thông tin về một thực thể, đối tượng, hành động, vị trí,…mà ở đó, những thông tin này được mô tả, liên kết với nhau chặt chẽ. Nói cách khác, Knowledge Graph đưa dữ liệu vào Context (ngữ cảnh cụ thể) thông qua liên kết, từ đó cho phép tìm kiếm mở rộng, kết quả tìm kiếm được cải thiện. 

Knowledge Graph được đặt tại một khu vực riêng trong SERPs và sẽ được phân phối dễ nhìn bằng đồ họa. Do đó, Knowledge Graph cho phép người dùng có thể đọc được thông tin liên quan đến từ khóa tìm kiếm mà không cần nhấp vào liên kết. Điều này đã mang lại lợi ích vô cùng tuyệt vời cho các marketer khi nội dung của họ dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn nhờ Knowledge Graph.

Ưu điểm nổi bật của Knowledge Graph

  • Tính linh hoạt: Các tiêu chuẩn trong Web ngữ nghĩa – RDF (S) và OWL cho phép ứng dụng trực quan hóa các loại dữ liệu và nội dung khác nhau một cách thuận tiện.
  • Hiệu suất: Tất cả các thông số kỹ thuật đã được kiểm chứng trong thực tế cung cấp hiệu suất cao, cho phép quản lý hiệu quả các biểu đồ của hàng tỷ data và thuộc tính.
  • Khả năng tương tác: Có các thông số kỹ thuật mở rộng cho tuần tự hóa dữ liệu, truy cập (giao thức SPARQL cho điểm cuối), quản lý (lưu trữ đồ thị SPARQL) và các liên kết khác. Việc sử dụng các chỉ số nhận dạng duy nhất trên toàn cầu tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích hợp và xuất bản dữ liệu.
  • Tiêu chuẩn hóa: Tất cả những điều trên đều được tiêu chuẩn hóa thông qua quy trình của cộng đồng W3C. Điều này giúp đảm bảo rằng các nhu cầu của những người dùng khác nhau có thể được đáp ứng hoàn toàn, từ các nhà phân tích đến các chuyên gia quản lý dữ liệu doanh nghiệp, nhóm vận hành hệ thống,..

Tác động của Knowledge Graph đến tìm kiếm và SEO

Knowledge Graph mang đến giải pháp hữu ích không chỉ cho những SEOer mà còn giúp ích cho người dùng trong quá trình tìm kiếm và tiếp nhận thông tin. Với Knowledge Graph, người dùng sẽ nhận được nhiều kết quả tìm kiếm chính xác hơn, phù hợp hơn. Bên cạnh đó, người làm SEO cũng dễ dàng hơn trong việc truyền tải nội dung, thông điệp đến khách hàng tiềm năng. Cụ thể, những tác động của Knowledge Graph đến SEO như sau:

1. Hiểu rõ hơn về mục đích tìm kiếm của người dùng

Mỗi người có cách mô tả nội dung khác nhau, cách sử dụng ngôn từ cũng khác nhau. Do đó, cách người dùng tương tác trên công cụ tìm kiếm cũng khác nhau. Chính vì thế, Google Knowledge Graph ra đời như một giải pháp hữu hiệu, giúp Google hiểu rõ hơn về mục đích tìm kiếm thông tin của người dùng. Google sẽ định hình cụm từ truy vấn của người dùng thành một thực thể mô tả chính xác. Tiếp theo đó, Google sẽ nạp dữ liệu từ Google Knowledge Graph để trả về kết quả phù hợp nhất cho người dùng. 

2. Đáp ứng tìm kiếm bằng giọng nói 

Google Assistant (Trợ lý Google) được tích hợp với các thiết bị thông minh khác nhau, từ điện thoại di động đến máy tính bảng,…Trong số đó, khoảng 70% yêu đầu được thể hiện bằng ngôn ngữ tự nhiên (giọng nói bản địa). Do đó, việc hiểu các truy vấn bằng giọng nói là điều quan trọng đối với mạng lưới thông tin lớn nhất thế giới như Google.

Tuy nhiên, Google Knowledge Graph thật hữu ích khi cho phép Google nhận ra các thực thể, các thuộc tính có trong truy vấn sử dụng ngôn ngữ thông thường, giúp Google trả về thông tin phù hợp với từ khoá khách hàng đang tìm kiếm. 

3. Khả năng hiển thị thương hiệu tăng lên

Google hiển thị dữ liệu Sơ đồ tri thức của Google trong các tính năng SERP như Bảng tri thức và Thẻ tri thức. Điều này có nghĩa là nếu bạn có thể đưa thương hiệu của mình lên Sơ đồ tri thức của Google, thông tin của bạn có khả năng được hiển thị, từ đó tăng sự tin tưởng đối với những người đang tìm kiếm tại SERPs. Đồng thời, logo của thương hiệu còn có thể xuất hiện tại một số truy vấn liên quan nhưng không có thương hiệu, giúp thương hiệu của bạn được nhiều người biết đến hơn. 

Phương pháp tạo Knowledge Graph Google cho Website

1. Sử dụng Schema Markup để khai báo thông tin

Schema.org là một đoạn code html hoặc code khai báo javascript. Đoạn code này được dùng để đánh dấu dữ liệu có cấu trúc (structured data). Một số thông tin bạn cần điền khi khai báo schema để giúp doanh nghiệp của bạn dễ dàng hơn khi tham gia vào Google Knowledge Graph như: thuộc tính tên logo, url, mạng xã hội liên kết, trang Wikidata và Wikipedia,…Tất cả những dữ liệu này sau khi khai báo Schema.org sẽ được Knowledge Graph ghi nhận.

2. Đăng ký trang doanh nghiệp trên google

Tạo hồ sơ doanh nghiệp trên Google là công việc rất quan trọng, giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp trong việc SEO website và tăng độ phủ thương hiệu. Bởi lẽ, Google My Business cho phép hiển thị thông tin về về doanh nghiệp trong cả Google Maps và và Google search, giúp cho khách hàng tiềm năng dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm thông tin liên quan đến doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm: Phương pháp SEO Google Maps hiệu quả nhất

Tuy nhiên, Google Knowledge Graph không đảm bảo những thông tin được đăng ký trên Google My Business sẽ được cập nhật trong hệ thống sơ đồ thông tin. Chính vì thế, thay vì cung cấp thông tin doanh nghiệp thông thường, hãy sử dụng thêm dữ liệu có cấu trúc để khai báo, từ đó tăng khả năng thông tin của bạn được đưa vào Google Knowledge Graph. 

Để đăng ký Google My Business, bạn cần nhập thông tin chính xác về doanh nghiệp như: tên công ty, trụ sở, số điện thoại,,…Điều này giúp Google My Business hiển thị đầy đủ thông tin khi được Google phân phối đến khách hàng. 

3. Tạo wikidata.org

Wikidata lưu trữ dữ liệu có cấu trúc cho Wikipedia và các trang Wikimedia khác. Một phần lớn dữ liệu Sơ đồ tri thức của Google đến từ Wikidata, nơi một bản ghi có thể còn quan trọng hơn Wikipedia.

Vì vậy, nếu bạn chưa từng sử dụng Wikipedia, bạn có thể bắt đầu bằng cách tạo một mục trong wikidata. Việc tạo mục nhập trên Wikidata cũng rất dễ dàng, bạn chỉ cần tuân thủ các quy tắc và chính sách là có thể tạo thành công.

4. Xác minh tài khoản social 

Xác minh tài khoản Social chính là cách nhanh nhất để google nhận ra doanh nghiệp của bạn. Các tài khoản trên mạng xã hội uy tín như: Facebook, YouTube, Google+,…rất dễ để được Google xác minh. Và, một khi tài khoản đã được xác minh, dù không thể tìm thấy website trên google, bạn vẫn có thể tìm thấy thông tin doanh nghiệp tại Google Knowledge Graph.

Có thể bạn quan tâm: Cách SEO Youtube lên TOP

Google Knowledge Graph thực sự là một phần quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm tìm kiếm trên Google của người dùng. Vậy nên, hãy hiểu công cụ để vận dụng hiệu quả trong quá trình tối ưu, cải thiện kết quả SEO website nhé! Nếu bạn vân còn thắc mắc về vấn đề xoay quanh Google Knowledge Graph, liên hệ với EZ Marketing để được giải đáp.