4.6/5 - (20 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 20/06/2024

Bạn chưa biết DMCA là gì? Hay bạn đang bị báo cáo vi phạm bản quyển DMCA và bị Google xóa index, dẫn đến mất hết thứ hạng từ khóa trên Google? Hoặc bạn đang bị đối thủ copy nội dung của bạn và lên TOP Google cao hơn bạn, và bạn muốn kiện họ với Google? Hoặc bạn muốn Report DMCA các đối thủ đã copy nội dung website của bạn! Tất cả các vấn đề về DMCA ở trên sẽ được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết này!

Nếu bạn thấy việc nhân viên SEO không hiệu quả hãy tham khảo Dịch vụ SEO EZ Marketing

Nội dung bài viết

DMCA là gì? Có nên cài DMCA?

DMCA là gì?

DMCA(là viết tắt của từ Digital Millennium Copyright Act) là luật bảo vệ bản quyền tác giả. Trong lĩnh vực Marketing, thì bạn cứ hiểu đơn giản là khi bạn tạo ra 1 nội dung(text, hình ảnh, video…) và có một người nào đó sao chép nội dung đó của bạn thì họ đã vi phạm DMCA. Và bạn có thể kiện DMCA và Google sẽ gỡ bỏ nội dung sao chép kia.

Bạn thấy việc tự học SEO tốn quá nhiều thời gian và bạn đã nhiều lần định bỏ cuộc? Hãy tham gia ngay khóa đào tạo SEO của EZ Marketing, bạn sẽ được tham gia khóa Đào tạo SEO 1 – 1 với chuyên gia SEO của EZ Marketing!

Những loại nội dung mà DMCA bảo vệ bản quyền?

Dưới đây là những loại nội dung mà DMCA bảo vệ bản quyền:

  1. Những hình ảnh, hình đồ họa bạn tự thiết kế hoặc tự chụp
  2. Những bài viết, text, nội dung dạng văn bản mà bạn tự viết
  3. Những video bạn tự làm hoặc edit.
  4. Các đoạn mã chương trình, ứng dụng bạn tự viết code
  5. Nội dung giới thiệu công ty của bạn

Có nên cài DMCA?

Câu trả lời là hoàn toàn có nhé! Vì việc đăng ký DMCA và cài đặt DMCA rất nhanh chóng! Cài DMCA có 3 lợi ích chính:

  1. Tránh bị đối thủ sao chép: DMCA giúp bạn yên tâm hơn với những nội dung bạn tạo ra không bị đối thủ sao chép. Và khi họ sao chép nội dung của bạn thì bạn có thể kiện DMCA, sau đó nội dung của người sao chép sẽ bị gỡ bỏ khỏi Google
  2. Tránh bị Report DMCA: đôi khi đối thủ của bạn “vừa ăn cướp vừa la làng”. Tức là, họ vừa copy nội dung của bạn vừa báo cáo DMCA kiện bạn tội sao chép nội dung của họ. Và nếu bạn chưa đăng ký DMCA thì bạn có thể bị xóa chính nội dung bạn viết ra trên Google
  3. Được các khách vào Website tin tưởng hơn: việc cài biểu tượng DMCA ở dưới chân trang Website, bạn đã khẳng định mọi nội dung trên Website này do bạn viết ra và khách truy cập Website sẽ tin tưởng nội dung trên Website của bạn
Biểu tượng DMCA ở cuối chân trang giúp khách truy cập tin tưởng bạn hơn

Biểu tượng DMCA ở cuối chân trang giúp khách truy cập tin tưởng bạn hơn

 

Cách đăng ký DMCA?

Cách đăng ký DMCA rất đơn giản, bạn chỉ cần vào trang chủ của DMCA và đăng ký 1 tài khoản. Sau đó, copy đoạn code mà DMCA cung cấp và chèn vào Website là xong.

Các bước đăng ký DMCA và cài lên Website chi tiết nhất:

  • Bước 1: Tạo 1 tài khoản trên DMCA: Cách đơn giản nhất là vào trang Login của DMCA. Sau đó login bằng Google, click vào “SIGN-IN WITH GOOGLE”(như hình dưới) hoặc đăng ký bằng cách click vào nút “REGISTER”. Cách đăng ký tài khoản DMCA thì cũng như đăng ký các tài khoản khác, nên mình không hướng dẫn chi tiết nhé.
Đăng ký DMCA bằng tài khoản Google

Đăng ký DMCA bằng tài khoản Google

  • Bước 2: Lấy code DMCA để chèn vào Website: Sau khi đăng nhập DMCA, bạn vào mục “BADGES” để lấy code DMCA
Vào mục "Badges" để lấy code DMCA

Vào mục “BADGES” để lấy code DMCA

Sau khi vào mục “BADGES” thì bạn chọn icon theo mong muốn và copy code để bước sau chèn vào Website nhé:

Chọn icon DMCA theo mong muốn và copy code

Chọn icon DMCA theo mong muốn và copy code

  • Bước 3: Chèn code vào Website: Bạn có thể chèn code vừa copy ở Bước 2 và nhờ code bên bạn chèn vào phần cuối cùng chân trang(Footer) Website của bạn. Hoặc nếu bạn dùng WordPress thì bạn có thể sử dụng Plugin WPCode để chèn code vào chân trang nhé. Nếu bạn thấy việc này khó quá thì có thể sử dụng dịch vụ Marketing bổ trợ của bên mình. Và mình sẽ cài cho bạn với phí rất rẻ nhé.
  • Bước 4: Check xem cài DMCA thành công chưa: bạn vào 1 bài viết bất kỳ trên Website của bạn và click trực tiếp vào biểu tượng DMCA vừa cài ở dưới chân trang. Nếu phần đuôi của URL có phần “refurl” là URL của bài viết bạn vừa click vào là thành công rồi! Ví dụ bài viết của bạn là https://seoabc.com/bai-viet-dmca mà bạn click vào biểu tượng DMCA của bài viết đó và nhảy sang 1 URL có phần “refurl=https://seoabc.com/bai-viet-dmca” thì bạn đã thành công rồi nhé

Có thể bạn đang tìm: Hướng dẫn chèn mã code vào website WordPress

DMCA Protected PRO là gì? Cách đăng ký DMCA Protected PRO

DMCA Protected PRO là gì?

DMCA Protected PRO là bản DMCA nâng cấp từ bản DMCA Protected Free. Nếu bạn cài bản DMCA Protected PRO thì nội dung của bạn sẽ được bảo vệ tốt hơn và không lo bị đối thủ SEO chơi xấu kiểu như copy nội dung của bạn và Report bạn với Google. Còn với bạn DMCA Free thì bạn vẫn có thể bị đối thủ chơi xấu và phải đợi 1 thời gian bạn mới được gỡ bỏ án phạt DMCA và xuất hiện lại trên Google.

Chi phí DMCA Protected PRO là bao nhiêu?

Nếu bạn đăng ký theo tháng thì 10$/tháng, còn bạn đăng ký theo năm thì 100$/1 năm.

Cách đăng ký DMCA Protected PRO

Bước 1: Bạn vào link https://www.dmca.com/ProtectionPro.aspx

Bước 2: Click vào Nút “Go Pro”

Click vào Go Pro để đăng ký DMCA Protected Pro

Click vào Go Pro để đăng ký DMCA Protected Pro

B3: Điền thông tin đăng ký để đăng ký DMCA Protected Pro

Điền thông tin của bạn

Điền thông tin của bạn, tick vào ô ‘I agree the Terms of Use” để đồng ý điều khoản sử dụng của DMCA

Chọn thanh toán theo tháng hoặc năm

Chọn thanh toán theo tháng hoặc năm, và Coupon Code(mã khuyến mãi) nếu có

Chọn hình thức thanh toán là Credit Card hoặc PayPal

Chọn hình thức thanh toán là Credit Card hoặc PayPal

Như vậy là bạn đã đăng ký thành công DMCA Protected PRO.

Nên sử dụng DMCA bản miễn phí hay trả phí(DMCA Protected PRO)?

Mình thực sự đã dùng cả bản DMCA miễn phí và trả phí(DMCA Protected PRO). Nói thật, nếu bạn muốn làm 1 website thật sự chỉn chu và không lo lắng bị đối thủ chơi xấu thì bạn nơi cài bản trả phí nhé. Bản miễn phí, đôi khi vẫn bị đối thủ chơi xấu và phải mất 14 ngày để kháng cáo DMCA.

Việc kháng cáo này chắc chắn thành công vì bạn đã cài DMCA, nhưng nó làm bạn mất một lượng khách hàng đáng kể trong 14 ngày chờ kháng cáo thành công, vì khi bị kiện DMCA thì URL của bạn đã bị Google xóa và chờ 14 ngày sau mới khôi phục lại.

Với bản DMCA miễn phí thì khi bạn tạo ra 1 nội dung mới trên Website thì bạn phải chờ 30 ngày sau thì nội dung đó mới được DMCA index. Còn bản DMCA PRO thì được index ngay.

Bạn có thể xem chi tiết về so sánh bản DMCA Miễn phí và trả phí tại: https://www.dmca.com/ProtectionPro.aspx

Bảng so sánh giữa DMCA Free với DMCA PRO và DMCA BUSINESS

Bảng so sánh giữa DMCA Free với DMCA PRO và DMCA BUSINESS

 

Vì sao bạn bị DMCA phạt?

Lý do bạn bị DMCA phạt là do có một người nào đó kiện bản quyền nội dung DMCA với 1 trang web nào đó trên website của bạn. Có thể là đối thủ của bạn đã “mượn dao giết người”. Tức là người kiện bạn không phải là người chủ sở hữu nội dung bản quyền kiện mà chính đối thủ trong ngành bạn muốn kiện bạn để họ lên TOP cao hơn bạn, trong khi bạn bị mất index Google và thứ hạng trên Google

Cách nhận biết Website bị kiện DMCA không? Và kiểm tra URL bị kiện DMCA có bị Google phạt DMCA không?

Một ngày đẹp trời, bạn kiểm tra thứ hạng các từ khóa bạn đã SEO vào TOP 10 Google thì bạn thấy “Các từ khóa của mình” đã bị bay khỏi TOP 100 của Google. Và khi đó, bạn nên kiểm tra ngay xem mình có bị dính án phạt của DMCA không nhé!

Hãy nhớ, website của bạn có thể bị các website khác kiện DMCA nhưng có thể không bị Google phạt DMCA!

Cách nhận biết Website bị kiện DMCA không?

Để kiểm tra website của bạn có bị kiện DMCA không thì bạn có thể xem hướng dẫn bằng video hoặc nội dung bằng text dưới đây:

Video hướng dẫn kiểm tra xem website của bạn có bị kiện DMCA không?

Bạn có thể xem video hướng dẫn sử dụng Lumendatabase dưới đây để check xem website của bạn có bị kiện DMCA không nhé:

Nội dung hướng dẫn chi tiết cách kiểm tra xem website của bạn có bị kiện DMCA không

Cách kiểm tra xem có bị dính án phạt của DMCA không thì rất đơn giản, bạn vào trang  https://www.lumendatabase.org/, và gõ URL website của bạn vào(như hình dưới):

Gõ URL của bạn vào và kiểm tra sẽ biết ngay bạn có bị phạt DMCA không

Gõ URL của bạn vào và kiểm tra sẽ biết ngay bạn có bị phạt DMCA không

Và sau khi gõ, bạn thấy “Found 0 results” thì Chúc mừng bạn, bạn đã không bị dính án phạt DMCA nào cả:

Chúc mừng! Bạn không dính án phạt DMCA

Chúc mừng! Bạn không dính án phạt DMCA

Còn nếu bạn thấy kết quả “Found 2 results” như hình dưới, tức là website happyorder.vn đã bị các website khác kiện 2 lần:

Website Happyorder.vn bị 2 lần kiện DMCA

Website Happyorder.vn bị 2 lần kiện DMCA

Lúc nào, bạn click vào từng dòng “DMCA (Copyright) Complaint to Google” để xem các URL nào trên website của bạn bị kiện. Như hình dưới đây, bạn thấy, phần “DESCRIPTION” là nội dung mà website kiện bạn đã copy của họ, “ORIGINAL URLS” là website đi kiện DMCA và “ALLEGEDLY INFRINGING URLS” là website bị kiện DMCA:

Toàn bộ thông tin kiện DMCA

Toàn bộ thông tin kiện DMCA

Để biết các URL nào của bạn bị kiện, thì hãy click vào “Click here”:

Sau đó, bạn nhập Email mà bạn muốn nhận thông tin URL bị kiện DMCA và tick vào “Select to get…” và nhập CAPTCHA, cuối cùng là nhấn “Submit” để nhận.

Nhập Email và Submit

Nhập Email và Submit

Sau đó, bạn hãy mở email bạn vừa nhập ở trên để xem thông tin URL bị kiện DMCA nhé!

Kiểm tra xem URL bị kiện DMCA có bị Google phạt DMCA không

Như mình đã nói ở phần trước, mặc dù website của bạn bị kiện DMCA nhưng có thể không bị Google phạt DMCA.

Để biết URL bị kiện DMCA của bạn có bị Google phạt DMCA không thì bạn làm theo 3 cách:

Cách 1: Gõ site:url-bi-kien-dmca trên Google

Sau khi nhận được email chứa URL của bạn bị kiện DMCA ở bước trên, bạn hãy vào Google và gõ site:url-bi-kien-dmca.

Nếu URL bị kiện DMCA không được index trên Google thì bạn cũng đừng lo lắng vội, hãy submit lại URL đó trên Google Search Console xem có được index không. Chờ 1 ngày sau mà vẫn không được index, thì 90% URL bị kiện DMCA đó đã bị Google phạt và xóa index khỏi Google.

Cách 2: Nhận được thông báo trong Google Search Console hoặc Email bị kiện DMCA

Nếu bạn nhận được thông báo(như hình dưới) trong Google Search Console hoặc Email thì 100% là URL bị kiện DMCA của bạn đã bị Google phạt DMCA rồi! Và URL đó của bạn sẽ bị Google xóa index, các từ khóa trong URL bị phạt đó sẽ không còn xuất hiện trên Google:

Google đã phạt DMCA nếu bạn nhận được thông báo trong Google Search Console hoặc Email

Google đã phạt DMCA nếu bạn nhận được thông báo trong Google Search Console hoặc Email

Cách 3: Sử dụng Transparency Report của Google

Bạn truy cập https://transparencyreport.google.com/. Sau đó kéo xuống phần “Báo cáo”, click vào “Xóa nội dung do vi phạm bản quyền”

Sử dụng Transparency Report của Google để xem URL có bị phạt DMCA không

Sử dụng Transparency Report của Google để xem URL có bị phạt DMCA không

Sau đó, kéo xuống phần “Khám phá dữ liệu” và nhập domain website của bạn vào ô “Tìm kiếm”:

Nhập domain website của bạn vào

Nhập domain website của bạn vào

Bạn kéo xuống phần “Chi tiết về Miền được chỉ định”, bạn thấy có 1 vòng tròn, trong đó màu vàng là các URL bị kiện DMCA và màu xanh nước biển là các URL bị Google phạt DMCA và bị xóa index. Bạn có thể thấy, các URL bị Google phạt DMCA rất ít trong khi URL bị kiện DMCA thì rất nhiều:

Kết quả các URL bị Google phạt DMCA

Kết quả các URL bị Google phạt DMCA

Tiếp theo, bạn xem bảng “Tất cả yêu cầu được đưa ra cho miền đã chỉ định”, bạn sẽ xem có bao nhiêu % URL đã xóa và Ngày bị kiện DMCA. Nếu ngày bị kiện DMCA và % URL đã xóa đúng với thông tin bị kiện trong Lumendatabase ở trên thì chứng tỏ URL bị kiện DMCA của bạn đã bị Google phạt DMCA và xóa index khỏi Google:

Làm sao khi bị đối thủ chơi xấu, copy nội dung và kiện DMCA?

Nội dung của bạn tự viết, nhưng lại bị Website khác Copy nội dung và bạn bị đối thủ kiện DMCA?

Nếu bạn đang gặp trường hợp bị phạt DMCA thì ĐỪNG LO LẮNG, vì nếu nội dung thật sự của bạn viết ra thì chắc chắn 100% bạn sẽ được gỡ án phạt. Mình đã từng bị phạt DMCA rất nhiều lần, và mình đều gỡ được án phạt DMCA và URL được index lại, các từ khóa đã quay về vị trí TOP ban đầu trên Google.

Dưới đây là bằng chứng, mình dã gỡ án phạt DMCA thành công:

(Nội dung trong thông báo Google gửi trong ảnh ở trên là: Căn cứ vào thông báo phản đối mà bạn đã gửi cho chúng tôi, chúng tôi đã khôi phục các URL sau: …)

Vậy bạn cần xử lý như thế nào khi bị kiện DMCA? Chỉ có 1 cách duy nhất là khiếu nại, kháng cáo gỡ án phạt DMCA. Nếu bạn nghe bất kỳ ai bảo gỡ án phạt DMCA chỉ trong 1 vài ngày và bạn phải đưa cho họ 1 số tiền! Đó chắc chắn là trò lừa đảo, họ muốn kiếm tiền từ bạn đó, nên đừng bao giờ đưa tiền cho ai bảo họ có thể gỡ án phạt DMCA trong vài ngày nhé!

Dông dài quá rồi! Chúng ta cùng vào việc chính thôi nào!

Những lưu ý trước khi kháng cáo khiếu nại gỡ án phạt DMCA

Trước khi đi kháng cáo gỡ án phạt DMCA thì bạn cần lưu ý: Nếu URL của bạn mới bị phạt trong vòng 1 ngày và mới xuất hiện trên https://www.lumendatabase.org/  nhưng trong Gmail hoặc sử dụng Webmaster Tool của Website bị phạt chưa có thông báo phạt thì bạn phải chờ đợi đến khi có thông báo trong Gmail hoặc Webmaster Tool(thông báo sẽ có khoảng 1 ngày sau khi có trên Lumendatabase.org). Nếu không thì việc kháng cáo của bạn sẽ vô ích. Bạn sẽ nhận được 1 email như hình dưới:

Google thông báo án phạt DMCA và bị xóa nội dung trên Google

Google thông báo án phạt DMCA và bị xóa nội dung trên Google

5 bước kháng cáo khiếu nại gỡ án phạt DMCA

Để kháng cáo án phạt DMCA thì bạn làm theo các bước dưới đây:

Bước 1: Vào Email mà bạn nhận được thông báo về án phạt DMCA của Google

Sau khi vào Email nhận được thông báo của Google thì bạn kéo xuống phần dưới sẽ có link “Thông báo phản đối DMCA”, bạn click vào link đó. Hoặc đơn giản bạn click vào link URL kháng cáo DMCA của Google

Google thông báo án phạt DMCA và bị xóa nội dung trên Google

Google thông báo án phạt DMCA và bị xóa nội dung trên Google

Phản đối án phạt của DMCA

Phản đối án phạt của DMCA

Bước 2: Nhập các thông tin vào Form trong URL kháng cáo ở Bước 1

Bạn có thể tham khảo nội dung nhập như hình dưới đây:

Hướng dẫn nhập nội dung Form kháng cáo DMCA

Hướng dẫn nhập nội dung Form kháng cáo DMCA

Hướng dẫn nhập nội dung Form kháng cáo DMCA

Hướng dẫn điền các trường BẮT BUỘC phải điền trong Form kháng cáo DMCA:

  1. Quốc gia cư trú: chọn Việt Nam
  2. Phần họ và tên hợp pháp: Bạn cứ điền tên bạn, phần này không quan trọng, bạn có thể lấy tên bất kỳ
  3. Địa chỉ email liên hệ: bạn nên lấy Email mà bạn đăng ký Website bị phạt DMCA hoặc thông tin email trên Website
  4. Địa chỉ: phần này bạn nên nhập chính xác như thông tin trên Website với định dạng: số nhà thôn/đường phố, xã/phường, huyện/quận, thành phố, quốc gia Mã bưu chính. Ví dụ Số 123 Tô Hiệu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam 100000
  5. Số điện thoại: bạn nên điền số điện thoại mà bạn đăng ký Website hoặc số hiển thị trên Website
  6. URL của nội dung đang được đề cập đến: bạn nhập URL mà đang bị kiện DMCA và được thông báo trong Gmail, hoặc Webmaster Tool bạn nhận được
  7. Tại sao bạn lại yêu cầu khôi phục? Bạn chọn Tôi là chủ sở hữu nội dung
  8. Vui lòng cung cấp thêm chi tiết để xác minh yêu cầu của bạn: bạn điền Tôi sáng tạo nội dung này và không ai có quyền khiếu nại nội dung này với tôi cả
  9. Tiếp theo, tick vào 3 ô vuông lời tuyên thệ
  10. Cuối cùng là Chữ ký: bạn nhập họ tên bạn giống phần “Họ và tên hợp pháp” đã nhập ở trên.
  11. Sau đó, nhấn gửi là Xong.

Bước 3: Chờ thông tin phản hồi từ Google

Trong vòng 1 ngày, Google sẽ gửi lại email xác nhận đã nhận được kháng cáo DMCA từ bạn như hình dưới:

Google thông báo đã nhận được kháng cáo DMCA từ bạn

Google thông báo đã nhận được kháng cáo DMCA từ bạn

Sau 5 ngày bạn nhận email đầu tiên từ Google, nếu bạn nhận được email thứ 2 của Google thì cơ hội kháng cáo DMCA thành công là 50% rồi đó(ảnh dưới). Email này thông báo là Google sẽ gửi thông báo phản đối(kháng cáo) DMCA của bạn đến người khiếu nại(người kiện) DMCA website của bạn. Nếu Google không nhận được thông báo rằng người khiếu nại đã khởi kiện ra tòa trong vòng 10 ngày làm việc, Google sẽ khôi phục lại URL bị xóa của bạn:

Google thông báo rằng họ sẽ gửi thông báo phản đối(kháng cáo) DMCA của bạn đến người khiếu nại(người kiện) DMCA website của bạn

Google thông báo rằng họ sẽ gửi thông báo phản đối(kháng cáo) DMCA của bạn đến người khiếu nại(người kiện) DMCA website của bạn

Bước 4: Thông báo bổ sung thông tin

Nếu bạn thiếu thông tin gì thì Google sẽ gửi lại email yêu cầu bạn bổ sung thông tin: Ví dụ Google gửi email lại cho bán báo sai định dạng Địa chỉ, thì bạn cần cung cấp lại địa chỉ đúng theo định dạng qua email cho Google

Bước 5: Xử lý thành công và URL, từ khóa xuất hiện lại trên Google

Nếu bạn đã cung cấp đầy đủ thông tin cho Google và Google không gửi email nào khác yêu cầu bạn bổ sung thông tin thì sau 14 ngày kể từ ngày bạn nhận được email thứ 2 của Google, bạn sẽ nhận được email thứ 3 như hình dưới là bạn đã được gỡ án phạt DMCA và URL sẽ xuất hiện lại trên Google, các từ khóa sẽ trở lại vị trí TOP Google:

Lưu ý: Sau khi bạn nhận được email thứ 3 từ Google thông báo URL của bạn đã được khôi phục, thì có những URL sẽ xuất hiện lại ngay trên Google, có những URL thì bạn phải chờ thêm từ 3 – 5 tiếng thì mới xuất hiện lại trên Google.

Thời gian Google xử lý và khôi phục URL bị DMCA phạt?

“Tổng thời gian Google xử lý và khôi phục URL, từ khóa bị DMCA phạt là bao lâu?” là câu hỏi thường xuyên được hỏi! Thời gian Google xử lý kháng cáo, khiếu nại và khôi phục URL bị DMCA phạt trong khoảng 17 – 20 ngày. Vì khi bạn kháng cáo, Google sẽ mất 1 – 3 ngày xem xét kháng cáo, rồi mất 14 ngày nữa để gửi bên report DMCA bạn, xem họ có phản đối kháng cáo của bạn không.

Nếu thuận lợi, trong 17 – 20 ngày, URL của bạn sẽ được index lại trên Google, và các từ khóa của bạn sẽ khôi phục lại các thứ hạng như trước khi bị DMCA phạt.

Sau khi bạn nhận được email thông báo: “As described in 17 U.S.C. 512(g), we will forward the counter notification to the complainant. If we do not receive notice that the complainant has brought a court action within 10 business days, we will reinstate the material in question.” từ Google thì bạn đợi 14 ngày, nếu Google không có yêu cầu gì nữa thì bạn sẽ được gỡ án phạt và URL của bạn sẽ được index lại trên Google. Và các từ khóa của bạn cũng sẽ trở lại trên Google.

Bạn lưu ý nhé, có thể vị trí từ khóa của bạn không đạt được TOP như trước khi bị phạt DMCA vì 14 ngày bạn không được xuất hiện trên Google nên giờ Google có thể đã thay đổi thuật toán. Nhưng bạn đừng lo, bạn chỉ cần tối ưu nội dung bài viết đó và Onpage lại bài viết thì thứ hạng sẽ sớm quay lại vị trí cũ.

Có phải sau khi nhận được thông báo “Google đã khôi phục URL” là thứ hạng các từ khóa và URL đã hiển thị trên Google?

Sau 14 ngày bạn sẽ nhận được thông báo từ Google qua Gmail với nội dung: “Căn cứ vào thông báo phản đối mà bạn đã gửi cho chúng tôi, chúng tôi đã khôi phục các URL sau: …”. Thế có phải sau khi nhận được thông báo này thì các từ khóa sẽ hiển thị lại trên Google?

Câu trả lời là: KHÔNG!

Sau khi bạn nhận được email này thì bạn phải chờ thêm từ 3 – 5 tiếng để các từ khóa hiển thị lại từ từ trên Google, có những từ khóa hiển thị trước, có những từ hiển thị sau! Đây là kinh nghiệm thực tế của mình.

Mới đầu, mình cũng nhận được Gmail thông báo này từ Google và lên Google thấy các từ khóa vẫn chưa trở lại trên Google, mình rất sốt ruột, nhưng mình vẫn cố gắng đợi và sau 3 tiếng thì từ khóa dần dần xuất hiện lại trên Google.

Nếu sau khi kháng cáo không thành công cần làm gì?

Nếu bạn kháng cáo không thành công thì có 1 phương pháp duy nhất! Đó là, bạn viết bài mới với nội dung tương tự, và nhớ sửa đoạn nội dung bị kiện DMCA đi, sau đó redirect 301 từ URL cũ(bài bị kiện DMCA) về URL mới(bài viết mới). Khi bạn redirect 301, tức là bạn đã truyền hết sức mạnh từ URL cũ sang URL mới và thứ hạng các từ khóa của bạn có thể quay trở lại!

Hoặc bạn có thể sử dụng dịch vụ kháng cáo DMCA của EZ Marketing!

Bảng giá dịch vụ DMCA của EZ Marketing

Dưới đây là giá dịch vụ DMCA của EZ Marketing cung cấp:

Giá cài đặt DMCA + Index các URL lên DMCA

  • Cài DMCA trên 1 website: 300k/1 website.
  • Cài DMCA từ 2 website – 10 website: 600k/10 website.
  • Thời gian hoàn thành: 1 ngày – 2 ngày.

Giá kháng cáo DMCA

  • Giá kháng cáo DMCA cho các URL bị kiện: 300k/1 URL.
  • Thời gian hoàn thành 21 ngày – 30 ngày(làm đơn kháng cáo gửi Google chỉ mất 1 ngày, nhưng phải đợi Google xét duyệt kháng cáo nên mới mất từ 21 – 30 ngày).

Cách báo cáo vi phạm bản quyền DMCA tới Google(Report DMCA)

Một ngày nào đó, bạn phát hiện một Website nào đó copy nội dung của mình, và bạn muốn họ bị xóa khỏi Google. Bạn có thể báo cáo vi phạm bản quyền DMCA tới Google(còn gọi là Report DMCA)

Để Report DMCA rất đơn giản, bạn chỉ cần vào URL https://www.google.com/webmasters/tools/dmca-notice và nhập các thông tin theo Form là được

Mong bài viết đã giúp bạn hiểu toàn bộ về DMCA, cách báo cáo vi phạm bản quyền DMCA(Report DMCA, cách kháng cáo DMCA khi bị phạt DMCA và các kiến thức khác về DMCA. Nếu có bất ký thắc mắc nào, hãy để lại bình luận dưới bài viết này hoặc Liên hệ với EZ Marketing. Chúng tôi sẽ liên hệ và hỗ trợ bạn sớm nhất có thể!