4/5 - (1 vote)

Bài viết được cập nhật ngày 16/07/2023

Với những người mới tiếp xúc với digital marketing, đây là một khái niệm khá mới mẻ và đôi khi khó hiểu khi tìm hiểu. Tuy nhiên, nếu bạn chưa biết, thì Content Syndication là một thuật ngữ liên quan đến chiến lược nội dung trên website, ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của trang web. Vậy Content Syndication là gì? Cùng EZ Marketing tìm hiểu chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Content Syndication là một chiến lược content website

Content Syndication là một chiến lược content website

Content Syndication là gì?

Content Syndication là một trong những chiến thuật content website, khi mà một hoặc nhiều website khác đăng tải chính xác nội dung từ một website nào đó mà không có bất kỳ sự thay đổi nào(có thể là 1 phần, hoặc toàn phần, hoặc đoạn trích dẫn của nội dung đó). Nói một cách khác, Content Syndication là quá trình đẩy nội dung trên một website vào một website khác. Điều này tạo ra một mối quan hệ hợp tác song song giữa hai website với nhau, một bên sẽ cung cấp nội dung, một bên sẽ cung cấp backlink trỏ về nội dung gốc.

Hiện nay, khi phương thức hợp tác ngày càng trở nên phổ biến, những đơn vị truyền thông số thường công tác với người sáng tạo nội dung để được đăng tải thông tin đa dạng với khi nội dung phong phú. Bằng cách này, người sáng tạo nội dung và người đăng lại nội dung đều nhận được lượng truy cập ổn định đến website.

Có thể bạn đang tìm: Các bước lập chiến lược Content Marketing

Lợi ích của Content Syndication mang lại

Content syndication mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong quá trình SEO website, chẳng hạn như: tăng số lần xem trang và nhiều lưu lượng truy cập web hơn. Đặc biệt, đối với những website được xây dựng nhằm mục đích thương mại, website đó sẽ tiếp cận với khách hàng tốt hơn.

Lợi ích của Content Syndication mang lại

Lợi ích của Content Syndication mang lại

Dưới đây là chi tiết về lợi ích mà Content syndication mang lại:

1. Tăng Referral traffic

Referral traffic là lượt traffic (truy cập) từ các nguồn khác nhau đến trang web chính. Ngoài lưu lượng truy cập trực tiếp, lưu lượng không phải trả tiền, đây cũng là một thông số mà Google Analytics thường quan tâm và theo dõi. Hầu hết các trang web đều thông báo cho người đọc nguồn của bài báo khi đăng lại nội dung của bất kỳ trang web nào. Đồng thời, trong web này cũng ghi rõ nguồn gốc của văn bản. Nếu bạn đọc quan tâm, họ có thể bấm vào website để tham khảo thêm.

2. Nhận đăng ký email hàng loạt

Nhiều người sử dụng tính năng tổng hợp nội dung này để tăng lượt xem và người theo dõi trang web của họ. Trên thực tế, rất nhiều người đã thành công với case study này.

Ví dụ: Website của Sarah Peterson đã nhận được hơn 1000 người đăng ký bằng cách xuất bản các bài viết của bạn trên nhiều trang khác.

3. Xây dựng thương hiệu

Khi nội dung của bạn được nhiều trang web sao chép, nó sẽ để lại ấn tượng tốt trong tâm trí khách hàng. Điều đó sẽ thu hút khách hàng bằng chính nội dung mà trang web của bạn tạo ra. Đây là cách tốt nhất để xây dựng thương hiệu của riêng bạn và giúp bạn bắt đầu một dự án hoặc kế hoạch kinh doanh dễ dàng hơn.

3 bước triển khai Content Syndication hiệu quả

3 bước triển khai Content Syndication hiệu quả

3 bước triển khai Content Syndication hiệu quả

Bước 1: Tạo nội dung chất lượng

Đầu tiên, để có cơ sở, nền tảng triển khai chiến lược Content syndication hiệu quả, bạn phải tạo ra nội dung độc đáo, chất lượng. Điều này đồng nghĩa với việc, trước khi công khai đăng tải bất kỳ nội dung nào đó lên website, bạn cần nghiên cứu kỹ càng, trau chuốt câu từ, chỉnh sửa chính xác và đưa ra những trích dẫn chứng thực (nếu có). Bạn có thể thuê biên tập viên, content writer có kỹ năng viết tốt để giúp bạn tạo ra những nội dung đảm bảo chất lượng.

Bước 2: Tìm kiếm đối tác để hợp tác tạo Content syndication

Sau khi đã tạo được nội dung chất lượng, việc tiếp theo bạn cần làm đó chính là tìm kiếm những trang uy tín để hợp tác tạo Content syndication. Dưới đây là một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo:

Google

Nếu trang của bạn đang nhắm đến đã từng đăng lại nội dung từ trang khác, đa phần họ đều đồng ý đăng tải lại nội dung đang có trên trang của bạn. Thông thường, những trang này sẽ dẫn link về bài viết gốc theo dạng dưới đây:

  • Republished with permission (cho phép đăng lại)
  • Originally published on (Bản gốc đăng tải trên lại trên trang)
  • Originally appeared on (Bản gốc xuất hiện trên trang)

Để tìm đối tác phù hợp trên Google, hãy nhập cụm từ trên kèm chủ đề và đề xuất hợp tác.

Site Explorer

Nếu bạn đã từng bắt gặp nội dung được tweet lại trên nhiều trang web, bạn có thể dán trang tác giả vào Site Explorer của Ahrefs, báo cáo các liên kết ngược và thêm một trong các cụm từ gợi ý vào trong hộp “include” ở trên. Kết quả trả về sẽ hiển thị các trang đã xuất bản lại nội dung từ tên miền bạn đã nhắm mục tiêu.

Bước 3: Liên hệ và thỏa thuận

Tìm thông tin của chủ sở hữu website hoặc quản trị viên trang web để liên hệ và xin phép họ cho phép đăng tải lại nội dung website của họ. Các trang web lớn thường có phân chia theo từng chủ đề khác nhau, được quản lý bởi những người khác nhau. Do đó, cần nắm được chính xác thông tin trước khi tiến hành liên hệ thoả thuận.

Dưới đây là một số cách đăng tải nội dung trên website của đơn vị khác:

Paid syndication

Paid syndication được hiểu là phân phối trả phí, có nghĩa là bạn phải chi một số tiền để nội dung của bạn xuất hiện trên các trang web lớn. Nếu bạn đã quen với quảng cáo Facebook, việc tạo một chiến dịch đồng tiếp thị trả phí cũng tương tự. Có các mục như đăng nhập, lựa chọn mục tiêu hoạt động, vị trí, ngân sách, v.v.

Self Syndication

Self-syndication là cách bạn tự đăng tải nội dung của mình trên những trang web khác. Một trong số những trang dễ đăng tải, tỷ lệ index cao phải đến như:

  • Medium

Medium là một trang web xuất bản trực tuyến phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể đóng góp nội dung. Khi sử dụng Medium, bạn không thể đăng nội dung mới, nhưng bạn vẫn có thể đăng lại nội dung hiện có bằng cách nhấp vào ảnh hồ sơ của mình, chọn Stories, click vào thêm story và dán vào URL.

  • LinkedIn

Với mạng xã hội linkedin, để đăng lại nội dung, bạn chỉ cần chọn “Write an article”, sau đó copy nội dung gốc, paste, dẫn nguồn về trang gốc và cuối cùng là public nội dung.

  • Reddit

Đây là mạng xã hội mà mọi người có thể đăng bất cứ thứ gì họ muốn. Trong chiến dịch Content syndication, cách tốt nhất là đăng lại bài viết nguyên văn chính xác bằng cách sử dụng subreddit thích hợp (subreddit là danh mục nội dung được sắp xếp theo lĩnh vực quan tâm) và để lại liên kết đến bài viết gốc ở cuối bài viết.

Lưu ý khi thực hiện content syndication

Trên thực tế, nhiều công ty đang theo đuổi chiến lược này. Tuy nhiên, cần lưu ý những điều sau khi chỉnh sửa bài viết:

Đầu tiên, bài viết phải là bản gốc và có chất lượng cao. Điều đó có nghĩa là bạn cần thuê những nhà văn và biên tập viên có kỹ năng viết bài chuyên nghiệp để nghiên cứu và tạo ra bài viết đảm bảo về mặt nội dung và hình thức. Các bài viết phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, có nguồn gốc xác thực và được trích dẫn, biên tập và kiểm tra hợp lý.

Thứ hai, bạn không thể thể hiện thái độ bán hàng trong những bài viết này. Thông thường, những bài viết trong chiến lược Content syndication thường phải liên kết đến sản phẩm nhưng lại phải tinh tế trong việc đưa sản phẩm vào bài viết. Bởi lẽ, mục đích của việc thiết lập trang web của bạn là trở thành một trang web khách quan và có chủ đề nhất quán.

Thứ ba, cần trung thực và thẳng thắn với độc giả. Điều này có nghĩa rằng, bạn cần cung cấp thông tin cho người đọc về mục đích thương hiệu, điều đó khiến họ có thái độ tốt hơn khi tiếp xúc với nội dung trên website của bạn.

Trên đây là gợi ý của EZ Marketing về phương thức triển khai chiến lược Content syndication. Với bài viết này, hy vọng SEOer đã hiểu Content syndication là gì, có thêm thông tin mới nhất về chiến lược content độc đáo này, từ đó ứng dụng hiệu quả trên website của mình. Nếu vẫn còn thắc mắc về bất cứ thông tin gì liên quan đến bài viết này, liên hệ với EZ Marketing để được hỗ trợ giải đáp.