5/5 - (1 vote)

Bài viết được cập nhật ngày 30/11/2023

Case Study được biết đến như một phương pháp nghiên cứu, dạy học dựa trên những tình huống thực tế. Thay vì triển khai lý thuyết khô khan, Case Study mang lại nhiều hiệu quả hơn khi ứng dụng phân tích trường hợp trong thực tiễn, từ đó rút ra bản chất cốt lõi của một vấn đề. Vậy Case Study là gì và ứng dụng như thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây của EZ Marketing nhé!

Case Study là phương pháp nghiên cứu, dạy học bằng cách nghiên cứu một tình huống, một sự việc có thật.

Case Study là phương pháp nghiên cứu, dạy học bằng cách nghiên cứu một tình huống, một sự việc có thật.

Case Study là gì?

Case Study là phương pháp nghiên cứu, dạy học bằng cách nghiên cứu một tình huống, một sự việc có thật. Thông qua điều tra và thống kê trên quy mô lớn, Case Study mô tả một cách có cơ sở về một sự vật, sự việc rất chi tiết, cụ thể.

Hiểu đơn giản hơn, với Case Study, bạn có thể phân tích các trường hợp có thật dựa trên một nền tảng lý thuyết có sẵn, trong một điều kiện, ngữ cảnh nhất định, từ đó tìm ra hướng giải quyết phù hợp cho vấn đề đó.

Mỗi Case Study sẽ được hiểu theo cách riêng của mỗi người. Hay nói cách khác, với kiến thức và kỹ năng hiện có, mỗi người sẽ hiểu và phân tích Case Study theo cách riêng. Chính vì thế, giải Case Study được xem là quá trình chiêm nghiệm, để nghiên cứu và hiểu một vấn đề theo cách riêng của bản thân, trong hoàn cảnh, với khả năng nhìn nhận của bản thân.

Case Study được triển khai phổ biến trong nghiên cứu khoa học, tâm lý,… Khi marketing phát triển, Case Study được xem là cách đơn giản và hiệu quả nhất để phân tích trong marketing.

Vai trò của Case Study trong triển khai kế hoạch

Vai trò của Case Study trong triển khai kế hoạch

Vai trò của Case Study trong triển khai kế hoạch

Trong đời sống con người, Case study đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hiện tại, các dự án nghiên cứu, tìm kiếm giải pháp thường sử dụng phương pháp Case study để phân tích. Điều này đã mang lại hiệu quả cho ngành giáo dục, giúp học sinh, sinh viên có thể ngay lập tức vận dụng kiến thức, kỹ năng của mình để phân tích, giải case và hiểu hơn về bài giảng của giáo viên.

Cũng theo một số nghiên cứu thực tế, Case study được xem là phương pháp tối ưu nhất nhằm giúp người đọc hiểu, ghi nhớ lý thuyết một cách nhanh chóng. Điển hình, phương pháp Case study đã được ứng dụng phổ biến tại các trường đại học danh tiếng trên thế giới như: Harvard, Stanford, M.I.T,…Việc học tập, nghiên cứu theo phương pháp Case study giúp người học hoàn thiện kỹ năng phân tích, thống kê và triển khai như một người quản lý dự án chuyên nghiệp.

Ưu, nhược điểm của Case Study

Ưu, nhược điểm của Case Study

Ưu, nhược điểm của Case Study

1. Ưu điểm của Case Study

  • Học đi đôi với hành

Sau khi tiếp nhận một lượng kiến thức mang tính lý thuyết, khô khan, Case study chính là giải pháp giúp sinh viên được tiếp xúc với bài tập tình huống để hiểu rõ hơn về vấn đề đang diễn ra trên thực tế. Bằng những bài học về giải Case study, sinh viên sẽ dần dần áp dụng kiến thức đã học được vào giải quyết các vấn đề trong case, từ đó nhớ bài hơn, hiểu rõ bản chất của một vấn đề. Chất lượng buổi học cũng từ đó mà cải thiện đáng kể.

  • Rèn luyện sự chủ động, kỹ năng làm việc nhóm

Không giống như lý thuyết khô khan và khó hiểu, các bài tập thực hành và nghiên cứu của Case study sẽ giúp sinh viên phát triển khả năng tư duy và tranh luận. Ngoài ra, việc giải Case Study theo nhóm sẽ giúp bạn được chia sẻ quan điểm cá nhân và được lắng nghe, có thêm kiến ​​thức. Chính vì thế, thông qua phương pháp Case Study, bạn có thể nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, phân tích, giải quyết vấn đề và phản biện trước công chúng.

  • Cải thiện kỹ năng mềm

Giải Case study không đơn thuần chỉ cần một tư duy vững chắc, kiến ​​thức để giải quyết một nghiên cứu điển hình. Khi giải Case, bạn cần vận dụng kỹ năng mềm như một chiến lược gia thực thụ.

Chính vì thế, Case study được ứng dụng nhiều trong quá trình tuyển dụng của các công ty lớn. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp sàng lọc và tìm ra những ứng viên tốt nhất cho công ty.

2. Nhược điểm của Case Study

Tuy nhiên, Case study vẫn còn một số hạn chế nhất định như: phương pháp chưa rõ ràng, tính khái quát chưa cao, kết quả nghiên cứu chỉ ở dạng dữ liệu tính toán, dẫn đến nhiều khó khăn cho việc phân tích dữ liệu, phân tích và nhận định một vấn đề.

Vận dụng Case Study trong triển khai chiến dịch marketing

Vận dụng Case Study trong triển khai chiến dịch marketing

Vận dụng Case Study trong triển khai chiến dịch marketing

Trong truyền thông Marketing và các lĩnh lĩnh vực kinh doanh nói chung, việc sử dụng Case study để phân tích, triển khai chiến lược ngày càng trở nên phổ biến hơn. Việc tạo ra và áp dụng theo một Case study nhất định giúp chiến dịch triển khai bám sát thực tế. Do đó, đây là phương pháp marketing vô cùng hữu dụng với các marketer.

Dưới đây là chi tiết về cách vận dụng case study trong triển khai chiến dịch marketing:

1. Nghiên cứu vấn đề

Nghiên cứu về nhãn hàng là bước đầu tiên trong triển khai phương pháp Case study. Bạn có thể căn cứ vào một số gợi ý sau để xác nghiên cứu vấn đề, đưa ra hướng phân tích vấn đề một cách phù hợp:

  • Tên nhãn hàng, thương hiệu
  • Lĩnh vực kinh doanh
  • Độ nhận diện thương hiệu (cao/trung bình/thấp)
  • Sản phẩm thương hiệu và những đặc tính nổi bật
  • Các vấn đề cần giải quyết trong chiến dịch (mục tiêu)

Bằng cách đưa ra các vấn đề một cách cụ thể và tìm ra câu trả lời phù hợp, bạn sẽ có một cách nhìn, sự đánh giá chuẩn xác hơn về thương hiệu, sản phẩm cần phân tích bằng Case study.

2. Xác định phân khúc thị trường (Segmentation)

Sau khi nghiên cứu vấn đề, chúng ta sẽ chuyển sang bước xác định phân khúc thị trường.

Phân khúc thị trường là việc phân chia thị trường thành các phân nhóm nhỏ hơn dựa trên các yếu tố nhân chủng học, xã hội học, kinh tế và các yếu tố khác.

Việc phân tích cách thương hiệu theo phân khúc thị trường khi giải case study sẽ giúp chúng ta hiểu cách thương hiệu lựa chọn các yếu tố quan trọng trong chiến lược kinh doanh của họ. Khi đưa ra phân khúc thị trường, không phải tất cả các thương hiệu đều dựa trên tất cả các yếu tố. Một số yếu tố quan trọng đối với một thương hiệu này nhưng không quan trọng đối với thương hiệu khác.

3. Xác định khách hàng mục tiêu (Target)

Tiếp tục, bạn cần xác định được khách hàng mục tiêu(target), phân tích cụ thể từng yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của đối tượng này. Việc xác định yếu tố này giúp bạn hiểu được mục đích thực sự của nhãn hàng khi triển khai chiến dịch marketing. Đó cũng chính là lý do nên phân tích mục tiêu dựa trên nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu này.

Đối tượng khách hàng mục tiêu chính là những người mà nhãn hàng lựa chọn để nhắm đến. Hay nói cách khác, chiến dịch truyền thông này được triển khai nhằm thuyết phục một bộ phận khách hàng nào đó tin tưởng vào nhãn hàng, sản phẩm. Trong phần phân tích đối tượng khách hàng tại Case study, bạn cần quan tâm đến nhu cầu tiếp nhận thông tin của họ, từ đó đề xuất cách thức triển khai, thực hiện chiến dịch một cách phù hợp.

4.  Định vị thương hiệu (Positioning)

Cuối cùng, sau khi kết thúc chiến dịch, cần phân tích kết quả như thế nào sau khi hoạt động được thực hiện. Định vị của thương hiệu trong tâm trí khách hàng như thế nào, có thay đổi không, chiến dịch ảnh hưởng đến xã hội như thế nào,.. Khi phân tích kết quả thu được từ chiến dịch, bạn có thể nhận biết được chiến dịch thành công hay thất bại và  nếu thành công thì thành công đó đến từ đâu, từ doanh thu, về mặt thương hiệu hay chỉ trở nên viral và không liên quan gì đến lợi ích của doanh nghiệp.

Bài viết trên đây là phân tích chi tiết nhất của EZ Marketing về case study. Đến hiện tại, case study vẫn là phương pháp hữu hiệu, hỗ trợ giảng dạy, phân tích các chiến dịch truyền thông, bán hàng. Do đó, hãy hiểu và vận dụng phương pháp này để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc.