5/5 - (1 vote)

Bài viết được cập nhật ngày 30/11/2023

Target là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Tuy vậy, vẫn có nhiều doanh nghiệp chưa hiểu biết về Target cũng như chưa biết cách đặt mục tiêu phát triển cho doanh nghiệp của mình. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Target và hướng dẫn cách xác định các đối tượng hiệu quả cho doanh nghiệp.

Target là việc xác định đối tượng khách hàng và thị trường mục tiêu mà các doanh nghiệp hướng đến

Target là việc xác định đối tượng khách hàng và thị trường mục tiêu mà các doanh nghiệp hướng đến

Target là gì?

Hiểu một cách đơn giản, Target là việc xác định đối tượng khách hàng và thị trường mục tiêu mà các doanh nghiệp hướng đến. Từ đó, các công ty sẽ dễ dàng xây dựng các chiến lược Marketing cũng như chiến lược phát triển kinh doanh.

Nói cách khác, Target là phân tích nguồn khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Đây là việc làm quan trọng đối với từng doanh nghiệp. Việc xác định rõ mục tiêu về thị trường cũng như khách hàng sẽ giúp các doanh nghiệp có những kế hoạch kinh doanh cụ thể trong các giai đoạn phát triển tiếp theo. Hơn nữa, Target còn giúp tăng độ nhận diện công ty của bạn đến những tệp khách hàng tiềm năng và nâng cao được hiệu quả kinh doanh.

Target mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Target mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Target mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Từ các doanh nghiệp nhỏ đến các doanh nghiệp lớn, không một doanh nghiệp nào có thể phát triển được nếu thiếu Target. Có thể nói, Target là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp có được kế hoạch để phát triển. Vậy nên, khi doanh nghiệp của bạn  càng xác định rõ được mục tiêu thì sẽ có càng nhiều lợi thế hơn các công ty đối thủ.

1. Lên kế hoạch, chiến lược kinh doanh

Việc lên kế hoạch, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không bao giờ thành công nếu không có mục tiêu rõ ràng. Trước hết, để bán được sản phẩm thì những nhà kinh doanh phải hiểu rõ về giá trị sản phẩm, trả lời được câu hỏi sản phẩm này hướng đến đối tượng khách hàng nào. Từ đó, bạn mới có thể xác định được kế hoạch, chiến lược kinh doanh cho từng dạng khách hàng cụ thể, tiếp tục tập trung huy động nguồn lực, để thực hiện kế hoạch, đạt được mục tiêu đề ra.

Ví dụ, một chiến lược kinh doanh hướng tới đối tượng mục tiêu là người cao tuổi chắc chắn sẽ không phù hợp với đối tượng genZ và ngược lại. Do vậy, xác định rõ Target là yếu tố quan trọng để xây dựng nên một chiến lược kinh doanh hiệu quả.

2. Tiết kiệm, tối ưu ngân sách

Xác định đúng Target là xác định được đúng khách hàng và thị trường mục tiêu mà sản phẩm hướng đến. Việc xác định rõ Target ngay từ đầu sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí trong việc nghiên cứu các thị trường không tiềm năng hay hạn chế chi phí quảng cáo phát sinh thêm trong quá trình Marketing. Thay vào đó, công ty có thể tập trung nhiều nguồn lực xây dựng các chiến lược để tiếp cận thị trường tiềm năng, mở rộng độ nhận diện của thương hiệu đến khách hàng.

3. Hạn chế rủi ro

Khi xác định rõ ràng mục tiêu, doanh nghiệp chỉ cần theo sát kế hoạch, chiến lược kinh doanh được đề ra ngay từ ban đầu, hạn chế được những rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện. Ngoài ra, việc xác định rõ mục tiêu còn giúp doanh nghiệp có những phương án cho các rủi ro khác nhau, giảm thiểu được những thiệt hại mà đối thủ gây nên.

Hướng dẫn target trên các kênh Marketing phổ biến hiện nay

Dưới đây là cách để target các kênh Marketing được nhiều nhà quảng cáo sử dụng hiện nay

  1. Target trên Facebook
  2. Target trên Google

Hướng dẫn cách target hiệu quả cho doanh nghiệp

Hướng dẫn cách target hiệu quả cho doanh nghiệp

Hướng dẫn cách target hiệu quả cho doanh nghiệp

1. Xác định chân dung khách hàng mục tiêu

Để xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu là ai, trước hết bạn cần phác thảo được chân dung khách hàng bạn đang tìm kiếm. Hiểu một cách đơn giản, đây là quá trình bạn thu thập, phân tích thông tin dữ liệu về khách hàng. Quá trình này được thực hiện bằng cách trả lời một loạt các câu hỏi như: Họ là ai? Đang ở đâu? Độ tuổi như thế nào? Đang quan tâm đến sản phẩm gì?,… Cụ thể là:

  • Độ tuổi: Mỗi độ tuổi đều có những suy nghĩ và nhu cầu khác nhau. Vì thế, xác định rõ độ tuổi của khách hàng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp lên kế hoạch tiếp cận người dùng phù hợp hơn. Từ đó, các chiến lược kinh doanh, chương trình quảng cáo, Marketing nhanh chóng đánh trúng vào tâm lý khách hàng, tạo được hiệu quả như mong đợi.
  • Giới tính: Giữa nam và nữ đều sẽ có những nhu cầu và sở thích khác nhau. Do đó, họ có những mục tiêu để lựa chọn các sản phẩm cũng khác nhau. Các doanh nghiệp nên xác định rõ nhu cầu cả từng đối tượng là gì, sau đó đưa ra từng chương trình phù hợp dành riêng cho từng đối tượng.
  • Thu nhập: Những người có mức thu nhập khác nhau thì cũng sẽ có nhu cầu khác nhau. Ví dụ, cùng có nhu cầu mua nồi cơm điện, nhưng người có thu nhập cao sẽ hướng đến các sản phẩm có giá thành khác so với những có thu nhập thấp hơn. Vì vậy, thu nhập cũng là một trong những yếu tố quan trọng để các công ty xác định rõ được đối tượng khách hàng mục tiêu của mình là ai.
  • Khu vực sinh sống: Những vùng dân cư khác nhau sẽ có những phong cách sống khác nhau. Chính những thói quen khác nhau này đã tạo nên nhu cầu mua sắm khác nhau giữa các vùng, miền. Người sống sẽ khu vực thành phố, đô thị sẽ có nhu cầu khác với những người dân ở nông thôn hoặc vùng sâu, vùng xa. Do đó, các doanh nghiệp cần chú ý đến yếu tố này để có những chiến lược phù hợp cho riêng từng đối tượng.

2. Xác định quy mô thị trường

Quy mô thị trường mục tiêu chính là độ lớn của thị trường các doanh nghiệp hướng đến. Tùy thuộc vào nguồn lực cũng như mục tiêu, các công ty có thể lựa chọn thị trường mục tiêu phù hợp nhất để đảm bảo tính khả thi và nâng cao hiệu quả kinh tế. Quy mô của thị trường bao gồm 2 yếu tố chính số lượng và phạm vi.

Việc xác định được quy mô thị trường là điều cần thiết để các doanh nghiệp có thể hoạt động, phát triển lâu dài. Có nhiều công ty vì muốn tăng doanh thu nhanh chóng mà hướng đến các thị trường lớn khi vẫn chưa có  đủ tiềm lực. Điều này khiến các đơn vị này không thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường lớn và nhanh chóng bị đào thải. Bên cạnh đó, có nhiều doanh nghiệp sở hữu nguồn lực dồi dào. Tuy nhiên, họ lại thiếu kiến thức về phân tích thị trường, ngại thay đổi, ngại tìm hiểu và phát triển thị trường kinh doanh. Chính điều này đã dẫn đến việc doanh nghiệp không thể phát huy hết khả năng của mình, doanh số bị hạn chế trong một mức nhất định, không có cơ hội để phát triển.

3. Đánh giá

Đánh giá là bước quan trọng để kiểm tra xem các doanh nghiệp đã phác thảo đúng, đủ chân dung của khách hàng mục tiêu chưa. Từ đó, các doanh nghiệp yên tâm hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất để tiến vào các giai đoạn tiếp theo. Tuy vậy, vẫn còn nhiều doanh nghiệp bỏ qua bước này, dẫn đến xác định sai đối tượng khách hàng cũng như thị trường tiềm năng.

Chiến lược target hiệu quả trong marketing

Chiến lược target hiệu quả trong marketing

Chiến lược target hiệu quả trong marketing

1. Target không phân biệt

Hiểu một cách đơn giản, chiến lược Target không phân biệt là chiến lược Marketing dành cho đại chúng. Chiến lược này sẽ không hướng tới một phân khúc thị trường hay nhóm khách hàng cụ thể mà hướng tới toàn bộ thị trường và người mua là nhóm đồng nhất. Điểm đặc biệt của chiến lược này là thu hút khách hàng một cách rộng rãi dựa trên nhu cầu chung của khách hàng.

Chiến lược này tập trung Marketing cho một dòng sản phẩm chính thông qua quảng cáo đại chúng và phân phối hàng loạt. Hơn thế nữa, vì không hướng tới bất kì phân khúc khách hàng hay thị trường cụ thể nào, chiến lược Target không phân biệt giúp các doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí quảng cáo, nghiên cứu Target.

2. Target khác biệt

Đặc điểm của loại chiến lược này là các công ty sẽ lựa chọn một nhóm phân khúc thị trường mục tiêu khác nhau và xây dựng kế hoạch tiếp thị khác nhau cho từng phân khúc thị trường. Với dạng chiến lược này, các doanh nghiệp có thể tạo ra được nhiều danh số hơn so với tiếp thị không phân biệt. Tuy nhiên, vì sự pha trộn tiếp thị giữa các phân khúc khác nhau, các chi phí khuyến mãi cũng sẽ tăng lên. Do đó, các doanh nghiệp cần phải tính toán kỹ giữa tăng doanh thu và chi phí phát sinh.

3. Target tập trung

Target tập trung được hiểu là chiến lược kinh doanh dành cho một nhóm đối tượng, hay phân khúc khách hàng cụ thể. Theo đó, các nguồn lực của doanh nghiệp sẽ được tập trung lại để tiếp cận đến nhóm khách hàng tiềm năng. Vì thế Target tập trung phù hợp cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ hơn là những doanh nghiệp có quy mô lớn.

Vì chỉ tập trung cho một tệp khách hàng, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu, thu thập thông tin về nhu cầu của khách hàng. Vậy nên, chiến lược này mang lại hiệu quả tiếp cận cao và giúp công ty dễ dàng nâng cao vị thế của mình.

4. Target micromarketing

Chiến lược Target Micromarketing là chiến lược kinh doanh với mục đích tiếp thị sản phẩm đến các khách hàng ở cấp độ cá nhân hay địa điểm cụ thể. Do vậy, Micromarketing được hiểu là tiếp thị cá nhân hoặc tiếp thị địa phương. Loại chiến lược này phù hợp cho các ngành công nghiệp dựa trên những sở thích của các cá nhân như: khách sạn, trang phục, đồ nội thất, phương tiện giao thông,…

Bài viết trên là toàn bộ các kiến thức là Target cũng như các cách đặt Target hiệu quả nhất cho doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ xác định được các mục tiêu đúng đắn, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh.