4.5/5 - (2 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 16/07/2023

Google Zebra là gì? Những website nào sẽ bị Google Zebra để ý? Làm sao để tránh bị Google Zebra phạt? Và tất những những vấn đề liên quan tới Google Zebra sẽ có trong nội dung bài viết này!

Khi làm SEO, ắt hẳn bạn đã biết qua thông tin về các thuật toán của Google. Đây là những thiết lập của Google để cải thiện chất lượng kết quả tìm kiếm cho người dùng. Một trong những thuật toán ít được người dùng nhắc đến nhất chính là Google Zebra. Tuy nhiên, sự ra đời của thuật toán này được kỳ vọng sẽ hạn chế hiện tượng spam trên các mạng xã hội(social network). Để tìm hiểu rõ hơn về thuật toán Google này, mời bạn đọc bài viết dưới đây của chúng tôi.

Google Zebra là gì?

Google Zebra là một thuật toán của Google, thuật toán này trừng phạt những website lạm dụng mạng xã hội Google+, social bookmarking Google+ cho việc SEO Website.

Google Zebra là thuật toán Google trừng phạt những website lạm dụng quá mức Social SEO

Google Zebra là thuật toán Google trừng phạt những website lạm dụng quá mức Social SEO trên Google+

Google Zebra, hay còn gọi là thuật toán ngựa vằn, được ra mắt lần đầu vào năm 2013. Thuật toán này nhắm đến các website vi phạm các nguyên tắc liên quan đến tài khoản Google+. Khi vi phạm, thứ hạng của website và từ khóa đều sẽ bị thuật toán đánh tụt hạng.

Tại sao Google cần đến Google Zebra?

Google+ là một mạng xã hội được gây dựng bởi Google và ra mắt năm 2011. Khi đó, nền tảng này vẫn còn mới lạ đối với người dùng nên chưa thu hút được lượng truy cập lớn. Vì để đẩy nhanh tốc độ phát triển cho Google+, Google đã đề ra tiêu chí xếp hạng bài viết bằng lượt chia sẻ trên Google+. Theo đó, những bài viết có lượt chia sẻ cao trên nền tảng này thì sẽ có thứ hạng cao trên các SERP.

Điều này đã vô tình tạo ra cơ hội để các SEOer khai thác tiềm năng của Google+. Một số người đã đẩy mạnh chia sẻ link web dẫn đến hiện tượng spam link. Việc này làm sai lệch định hướng ban đầu của Google. Để khắc phục điều này, họ cần đến một công cụ có thể phát hiện và kiểm soát spam link. Chính bởi vậy, Google đã cho ra thuật toán Google Zebra.

Những đặc điểm của website sẽ bị Google Zebra phạt lỗi

Thuật toán Google Zebra sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến website vi phạm nguyên tắc. Khi áp dụng án phạt, thuật toán này sẽ không gửi bất kỳ thông báo nào cho bạn. Chính vì vậy, để khôi phục website, bạn cần phải biết được những đặc điểm của website bị thuật toán xử phạt. Nếu website mà bạn quản lý có những đặc điểm sau thì bạn có thể cân nhắc đến việc điều chỉnh lại trang và tài khoản Google+:

Có liên kết bị spam trên tài khoản Google+

Liên kết được đề cập ở đây là URL trong website. Theo đó, quản trị viên sẽ sử dụng tài khoản Google+ để đăng bài viết có chứa link của website. Nếu số lượng bài viết đặt link quá nhiều thì sẽ bị thuật toán Google Zabra đánh dấu là spam. Trong trường hợp này, những website chứa những link này sẽ bị nhận án phạt. 

Ngoài ra, nếu liên kết của website xuất hiện ở hàng loạt comment thì cũng bị đánh giá là spam. Bởi vì những bình luận này là do các tài khoản của 1 người hoặc 1 nhóm người tạo ra. Tài khoản này sẽ đi rải comment ở hàng loạt bài viết nhằm tăng khả năng nhận diện của người dùng đối với website. Tuy nhiên, hành động này sẽ làm tăng số lượng link của web trên Google+ một cách đột ngột. Việc này sẽ khiến website trở thành đối tượng mục tiêu của Google Zebra.

Có tài khoản Google+ kết bạn bừa bãi

Thông thường, tài khoản có nhiều bạn và người theo dõi sẽ được đánh giá cao hơn so với các tài khoản khác. Khi đó, những thông tin được chia sẻ từ tài khoản này sẽ có mức độ tin tưởng (Trust) cao hơn. Vì vậy, nếu quản trị viên đặt link website trên những tài khoản này thì sẽ cải thiện thứ hạng của trang web đáng kể. Chính suy nghĩ này khiến một số quản trị viên gửi lời mời kết bạn tràn lan với mong muốn gia tăng số lượng bạn bè và followers nhanh chóng. 

Tuy nhiên, việc này chỉ thực sự mang lại lợi ích cho SEO nếu tài khoản có bạn bè và followers chất lượng. Còn nếu tài khoản Google+ gửi lời mời kết bạn đến hàng loạt đối tượng không có mối liên hệ rõ ràng thì sẽ bị xem là spam kết bạn. Ví dụ, một người ở Việt Nam kết bài với người ở Pakistan và hai người này không có bạn chung hay đặc điểm chung nào thì được xem là không có sự liên quan tới nhau. 

Khi đó, website có link đặt tại những tài khoản này sẽ bị thuật toán ngựa vằn chú ý đến. Nếu quản trị viên kịp thời thay đổi đặc điểm tiêu cực này thì website sẽ tránh được nguy cơ nhận án phạt từ Google Zebra.

Link website đặt trên tài khoản không có nhiều tương tác thực 

Từ khi lượt chia sẻ trên Google+ trở thành tiêu chí xếp hạng website, các quản trị viên đã tích cực tạo tài khoản để seeding. Khi đó, những tài khoản này sẽ có nhiệm vụ chính là chia sẻ link bài viết bằng cách đăng bài hoặc bình luận. Vì vậy, ngoài bài đăng liên quan đến website, tài khoản này không có bất kỳ tương tác mang tính giải trí nào. Hay nói cách khác, những tài khoản này được xem là những công cụ chuyên dùng để phục vụ cho SEO web.

Chính điều này sẽ thu hút Google Zebra, thuật toán sẽ đánh giá website không đạt chất lượng và có dấu hiệu spam link. Do đó, thuật toán ngựa vằn sẽ hạ thứ hạng của website từ từ khiến cho quản trị viên khó nhận ra được.

Cần đối phó với thuật toán ngựa vằn như thế nào?

Như đã đề cập, thuật toán ngựa vằn chủ yếu nhắm đến các website có mối liên hệ với tài khoản Google+ không chất lượng. Án phạt của thuật toán có thể khiến website bị ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng nếu không tìm cách khắc phục. Vậy nên nhiều người đặt câu hỏi rằng cần đối phó với thuật toán ngựa vằn như thế nào.

Thực ra, quản trị viên không cần phải đề ra kế hoạch để đối phó với thuật toán này. Đó là do Google Zebra gần như trở nên vô hiệu kể từ tháng 4 năm 2019. Cụ thể hơn, đây là thời điểm Google+ chính thức bị ngưng hoạt động. Khi đó, các tài khoản trên nền tảng này đều đã bị khóa lại. Điều này dẫn đến việc đối tượng mục tiêu của Google+ hoàn toàn biến mất.

Tóm lại, Google Zebra là thuật toán vô cùng hiệu quả trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến 2019. Thuật toán này đã góp phần tạo ra môi trường thông tin lành mạnh cho Google. Nhờ đó, người dùng sẽ có trải nghiệm duyệt web tốt hơn đáng kể. Tuy nhiên, đến hiện tại, thuật toán ngựa vằn đã không còn nhiệm vụ này nữa. Vì vậy, hiện nay, các quản trị viên không cần lo lắng về việc đề ra chiến lược phòng ngừa thuật toán này.