5/5 - (2 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 27/01/2024

Hiện nay, để một chiến dịch marketing thành công, thì không thể thiếu “content chất”. Chính vì vậy, việc lên lịch cho các bài đăng content, hay còn gọi là content calendar trở nên cực kì cần thiết.

Vậy Content Calendar là gì và làm thế nào để có thể tạo một Content Calendar dễ dàng nhất? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc trên. 

Content Calendar là gì? Vì sao cần có Content Calendar?

Content Calendar là gì?

Content Calendar là gì?

Content Calendar là gì?

Content Calendar trong tiếng Việt nghĩa là lịch đăng nội dung. Hiểu một cách đơn giản, Content Calendar là kế hoạch đăng tải chi tiết một nội dung, bao gồm: người thực hiện, thời gian đăng tải, nền tảng đăng tải nội dung,… và một số nội dung khác. 

Vì sao cần có Content Calendar?

Vì sao cần có Content Calendar?

Vì sao cần có Content Calendar?

Vậy vì sao các doanh nghiệp cần có một thời gian biểu để đăng tải các nội dung như vậy? Nói cách khác, vai trò của Content Calendar là gì? 

Cung cấp cái nhìn tổng quát

Với Content Calendar, người thực hiện nội dung sẽ được cung cấp một bức tranh toàn cảnh về đầy đủ quy trình, chiến lược tiếp thị nội dung. Từ đây, người làm content có thể dễ dàng sắp xếp chúng một cách có trật tự, logic.

Dễ dàng hợp tác 

Có thể nói để sản xuất ra những nội dung thì người làm content không hoạt động riêng lẻ, mà họ sẽ kết hợp với các team khác như strategy, design, biên tập,… Vì vậy, Content Calendar giúp hỗ trợ chia sẻ tiến trình làm việc của mỗi người trong tập thể, nếu xảy ra vấn đề thì mọi người có thể nhanh chóng khắc phục để đảm bảo tiến độ chung.

Tăng cường tính kỷ luật

Content Calendar còn giữ vai trò như những deadlines nhắc nhở mọi người cần hoàn thành đúng hạn, không được trì hoãn. Đây chính là cách mà công cụ này hỗ trợ tăng cường tính kỷ luật. 

Hỗ trợ theo dõi, khắc phục tiến độ công việc

Với Content Calendar, những người thực hiện viết nội dung có thể dễ dàng theo dõi vào thời gian nào, loại nội dung nào hoạt động hiệu quả hoặc kém hiệu quả nhất. Nhờ đó, họ đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục kịp thời. 

Duy trì tính nhất quán

Bên cạnh đó, đối với những người làm nội dung, thay vì làm theo cảm tính và rời rạc, không có hệ thống thì với Content Calendar, họ hoàn toàn có thể đăng nội dung theo kế hoạch để đạt mục tiêu đề ra, đảm bảo tính nhất quán.

Duy trì lượng khán giả ổn định

Cùng với đó, nếu người xem biết được rằng lịch trình đăng bài của một Fanpage Facebook hoặc Youtube như thế nào, có gì để họ mong đợi vào mỗi ngày, họ sẽ có xu hướng đón chờ để xem, thay vì bỏ đi như bình thường. 

Giúp người xem dễ nắm được thông tin

Với một lịch trình nội dung rõ ràng, cụ thể, khách hàng có thể dễ dàng cập nhật xem hôm đó trang web đăng gì, tin mới, ưu đãi mới đã cập nhật chưa,…

Các yếu tố không thể thiếu khi xây dựng Content Calendar?

Các yếu tố không thể thiếu khi xây dựng Content Calendar?

Các yếu tố không thể thiếu khi xây dựng Content Calendar?

Nhìn chung, tùy thuộc từng người làm nội dung và từng nội dung cụ thể sẽ có những định dạng content calendar khác nhau, vậy nên hãy áp dụng một cách linh hoạt chứ không cần quá cứng nhắc.

Dưới đây sẽ là một số yếu tố then chốt trong quá trình xây dựng Content Calendar: 

Deadline 

Yếu tố đầu tiên chúng tôi muốn đề cập chính là deadline. Một Content Calendar đầy đủ cần cho biết bài viết sẽ được hoàn thành nội dung và hình ảnh khi nào và được đăng tải vào ngày nào, giờ nào.

Định dạng

Content có nhiều dạng, khi làm Content Calendar bạn cần ghi rõ: nội dung dạng video, nội dung dạng hình ảnh, video hay nội dung dạng văn bản…

Trạng thái 

Tiếp theo là trạng thái. Content Calendar cần cho người dùng biết được bài viết chưa được chuẩn bị, đang được chuẩn bị hay đã hoàn thành.

Chủ đề

Tiếp theo là chủ đề bài viết. Trong Content Calendar, người lập cần điền đủ nội dung chính của bài viết. Nội dung chính này nên được tóm tắt bằng một câu hoặc vài từ khóa ngắn gọn.

Dạng bài

Một yếu tố cũng quan trọng không kém là dạng bài viết. Content Calendar cần cho người xem biết được bài đăng là dạng truyền tải kiến thức, quảng cáo hay chia sẻ câu chuyện cá nhân.

Keyword(Từ khóa) 

Bên cạnh các yếu tố trên thì yếu tố “từ khóa” là không thể thiếu trong content Calendar. Trong Content Calendar cần ghi rõ bài đăng có chứa từ khóa(keyword) nào cần được lưu ý hay nhấn mạnh không.

Hình ảnh/video

Bên cạnh nội dung thì hình ảnh và video được sử dụng trong bài đăng cũng quan trọng không kém. Trong Content Calendar cần ghi rõ bài đăng sẽ chọn hình ảnh/video  trên mạng hay team design/media phải chuẩn bị và nội dung của các bức ảnh, video này là gì.

Nền tảng

Cuối cùng là yếu tố nền tảng. Trong Content Calendar cần ghi rõ bài đăng dự định đăng lên nền tảng nào (Facebook, Instagram hay các nền tảng khác).

Ghi chú

Đây là phần nhắc nhở hoặc lưu ý của người quản lý với người thực hiện viết nội dung.

Một số công cụ hỗ trợ xây dựng Content Calendar miễn phí

Để xây dựng một Content Calendar đầy đủ và rõ ràng thì không thể thiếu những công cụ hỗ trợ đắc lực. Dưới đây là một số công cụ hỗ trợ xây dựng Content Calendar miễn phí.

Google Sheet

Google Sheet

Google Sheet

Công cụ đầu tiên chúng tôi muốn giới thiệu là Google Sheet. Với công cụ này, người dùng có thể thoải mái sáng tạo lịch trình đăng nội dung của riêng mình. Đặc biệt, với những người mới bắt đầu, bạn có thể sử dụng Tiện ích mở rộng để tạo Form mẫu lịch đăng nội dung.

Bước 1. Vào Tiện ích mở rộng => Tiện ích bổ sung => Tải tiện ích bổ sung

Bước 2. Search ProjectSheet Planning => Cài đặt

Bước 3. Để sử dụng mẫu của ProjectSheet Planning, bạn quay lại màn hình chính của sheet và chọn: Tiện ích mở rộng => Tiện ích bổ sung => Xem tiện ích bổ sung của tài liệu => Sử dụng

Một ưu điểm của công cụ này là người dùng có thể sử dụng hoàn toàn miễn phí ở phiên bản cá nhân. Với tài khoản doanh nghiệp, giá cả sẽ ở mức 6$/ tháng. 

Notion

Notion

Notion

Công cụ tiếp theo chúng tôi muốn giới thiệu tới người xem là Notion. 

Với công cụ này, người dùng có thể dễ dàng tạo và theo dõi những bài viết mà bạn cần chuẩn bị trong ngày hôm đó/ deadline. Một tính năng vượt trội của công cụ này là nó cho phép người dùng thay đổi các đầu mục – tên bài viết thành một trang để có thể chuẩn bị nội dung và viết bài ngay trong phần calendar, giúp cho việc sắp xếp các bài viết được cụ thể và dễ dàng hơn.

Tương tự như Google Sheet, người dùng có thể sử dụng Notion hoàn toàn miễn phí ở phiên bản cá nhân. Nếu người dùng có email “.edu” thì tài khoản được nâng cấp miễn phí. Với tài khoản Pro hoặc dùng theo team, giá cả sẽ ở mức 4$/ tháng. 

Trello 

Trello 

Trello

Với công cụ này, người dùng có thể xem lịch đầy đủ và dễ dàng theo dõi thời điểm đăng tải các bài viết. Cụ thể, người dùng có thể sử dụng “card” phân công, “boards” và “lists” để tùy chỉnh to-do list, quản lý lịch trình nội dung, lên kế hoạch cho một chiến dịch nội dung và lưu trữ các ý tưởng (nếu có).

Tương tự, người dùng có thể sử dụng Notion hoàn toàn miễn phí ở phiên bản cá nhân. Nếu muốn nâng cấp tài khoản lên standard plan, giá cả sẽ ở mức 5$/ tháng.

Airtable

Airtable

Airtable

Với công cụ này, người dùng có thể thay đổi giao diện dễ dàng. Ứng dụng có nhiều chế độ cho người dùng thoải mái lựa chọn và trải nghiệm như chế độ Calendar giúp theo dõi lịch đăng bài, chế độ Kanban giúp quản lý tiến độ các bài đăng hoặc sắp xếp dữ liệu trong chế độ Grid,…

Cùng với đó. Airtable còn được tích hợp với Google Workspace, Facebook, Twitter,.. để quy trình đồng bộ hóa, hợp nhất dữ liệu trở nên đơn giản hơn cho người dùng công cụ.

Với Airtable, người dùng có thể được sử dụng miễn phí các chức năng cơ bản và trả 10$/ tháng nếu muốn trải nghiệm nhiều dung lượng và các chức năng phức tạp hơn.

Evernote

Evernote

Evernote

Về cơ bản, Evernote là ứng dụng ghi chú hỗ trợ người dùng dễ dàng theo dõi được tất cả các nội dung, chương trình nằm trong chiến dịch truyền thông của họ. Công cụ này sẽ có các mục công việc được chia theo giờ, ngày, tuần, tháng năm. Người dùng có thể dễ dàng chụp nhanh một bức ảnh và lưu vào các tệp Evernote

Ưu điểm của công cụ này là hoàn toàn miễn phí, có thể được tải về trên máy tính và điện thoại. Vì vậy, ứng dụng phù hợp cả cho người dùng cá nhân và doanh nghiệp.

Sprout social

Sprout social

Sprout social

Với Sprout Social, người dùng có thể xây dựng lịch trình nội dung, thống kê, cho kết quả là các số liệu dưới dạng đồ thị, giúp người dùng nắm bắt được tình hình chung và điều chỉnh kế hoạch nội dung sao cho phù hợp.

Tuy nhiên, với chi phí khá đắt đỏ Tài khoản Standard (98$/ tháng), Pro (147$/ tháng), Advanced (246$/ tháng), công cụ này phù hợp với các doanh nghiệp hơn là người dùng cá nhân. 

Loomly

Loomly

Loomly

Loomly có thể lên lịch cho các bài đăng, đồng thời phân tích các bài đăng này để dễ dàng nhìn thấy được hiệu quả hoạt động của các chiến dịch marketing.

Tuy nhiên, tương tự như công cụ Sprout social, Loomly cũng có giá khá đắt với tài khoản thường (25$/ tháng), tài khoản pro (99$/ tháng). Vì vậy, công cụ này phù hợp với các doanh nghiệp hơn là người dùng cá nhân. 

Lưu ý khi xây dựng Content Calendar

Lưu ý khi xây dựng Content Calendar

Lưu ý khi xây dựng Content Calendar

Để xây dựng Content Calendar đầy đủ và hoạt động hiệu quả, bên cạnh việc tìm được công cụ hỗ trợ phù hợp thì người dùng cũng cần lưu ý một số yếu tố quan trọng. Dưới đây sẽ là một số lưu trong quá trình khi xây dựng Content Calendar người dùng cần biết. 

Đa dạng chủ đề

Content Calendar sẽ hỗ trợ người dùng theo dõi chủ đề các bài viết. Vì vậy, hãy chú ý tới chủ đề trong các bài đăng của bạn được ghi chú trong Content Calendar. Nếu thấy hầu hết các bài đăng có nội dung tương tự và nhàm chán, hãy thử thêm một số dạng chủ đề khác như: Chia sẻ hữu ích, kể chuyện, feedback, động lực,…

Có tính thường xuyên

Content Calendar sẽ hỗ trợ người dùng theo dõi tần suất đăng tải các bài viết. Vì vậy, hãy chú ý tới tính thường xuyên trong các bài đăng của bạn được ghi chú trong Content Calendar. Nếu những bài đăng được lên lịch quá dày sẽ khiến người xem nhanh chóng bị “ngợp” và không muốn tiếp nhận các nội dung mà bạn xây dựng. Ngược lại, nếu lịch trình nội dung của bạn quá thưa thớt thì người xem sẽ nhanh chóng lãng quên các nội dung bạn đã từng đăng tải. 

Đầy đủ thông tin 

Như đã đề cập ở trên, Content Calendar cần đảm bảo một số yếu tố then chốt trong quá trình xây dựng. Hãy luôn đảm bảo đầy đủ các yếu tố này trong khi xây dựng Content Calendar để Content Calendar đầy đủ và hoạt động hiệu quả. 

Trên đây là một số khái niệm, công cụ hỗ trợ hữu ích và các lưu ý cơ bản về Content Calendar và cách để tạo được những Content Calendar đầy đủ và đạt hiệu quả cao nhất.

Rất mong rằng bài viết trên đây của chúng tôi sẽ là nguồn tham khảo hữu ích dành cho độc giả, đặc biệt là các độc giả và doanh nghiệp đã, đang và sẽ có dự định xây dựng các lịch trình nội dung hiệu quả và lâu dài.