4.5/5 - (2 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 16/07/2023

Khi nhắc đến việc tối ưu SEO cho website, nhiều người sẽ đề cập đến vấn đề xây dựng liên kết. Đây là một trong những công việc vô cùng quan trọng và quyết định trực tiếp đến hiệu quả SEO của website. Để xây dựng liên kết, các SEOer có thể lựa chọn sử dụng nhiều phương pháp khác nhau hoặc kết hợp chúng với nhau. Trong đó, phương pháp được ưu tiên hơn cả chính là Link Wheel. 

Link Wheel là tên của một mô hình xây dựng liên kết trong website. Khái niệm này xuất phát từ sự kết hợp đặc điểm của hai từ “Link” (nghĩa là liên kết) và “Wheel” (nghĩa là bánh xe).

Link Wheel là tên của một mô hình xây dựng liên kết trong website. Khái niệm này xuất phát từ sự kết hợp đặc điểm của hai từ “Link” (nghĩa là liên kết) và “Wheel” (nghĩa là bánh xe).

Link Wheel là gì?

Link Wheel là tên của một mô hình xây dựng liên kết backlink cho website. Khái niệm này xuất phát từ sự kết hợp đặc điểm của hai từ “Link” (nghĩa là liên kết) và “Wheel” (nghĩa là bánh xe). Với một bánh xe thông thường, bạn sẽ thấy chúng bao gồm một phần trung tâm, phần niềng và các cây tăm hoặc những cột trụ nối trung tâm và niềng xe. Các chuyên gia về SEO đã ứng dụng những thành phần này vào việc tạo hệ thống link như sau:

  • Phần trung tâm của bánh xe là trang chính, quan trọng nhất trong các trang cùng nhóm.
  • Phần niềng bánh xe là các trang vệ tinh và mở rộng nội dung của trang chính.
  • Các cây tăm là những đường link liên kết trang phụ đến trang chính.
  • Ngoài ra, các trang vệ tinh cũng được liên kết hai chiều với nhau tạo thành vòng tròn bằng các link.

Mô hình vừa đề cập chỉ là hình thái cơ bản nhất của Link Wheel. Hiện nay, các chuyên gia đã nghiên cứu và phát triển ra nhiều loại mô hình cao cấp hơn. Một trong số đó là việc kết hợp sử dụng nhiều mô hình cơ bản để tạo nên một mô hình lớn hơn với độ phức tạp vô cùng cao.

Một đặc điểm khác của phương pháp Link Wheel là kỹ thuật này thường chỉ được áp dụng dành cho những trang blog. Theo đó, quản trị viên sẽ sử dụng chúng để làm tài nguyên cải thiện độ uy tín của website. Vì vậy, điều kiện cơ bản để thực hiện phương pháp này là bạn cần có một hệ thống các trang blog trên các nền tảng khác nhau.

Tại sao cần sử dụng Link Wheel?

Việc sử dụng Link Wheel là không bắt buộc với website. Tuy nhiên, nhiều người khuyên rằng các quản trị viên nên áp dụng kỹ thuật này. Lý do đầu tiên vì kỹ thuật này không tốn quá nhiều chi phí để thực hiện. Nếu bạn chỉ đăng ký sử dụng tên miền trong thời gian ngắn từ 1 – 3 năm thì ngân sách tổng thể cho việc duy trì sẽ không cao hoặc hoàn toàn miễn phí (một số nền tảng cho phép đăng ký 1 năm hoàn toàn miễn phí).

Bên cạnh đó, kỹ thuật này mang lại hiệu quả khá tốt cho SEO của website. Theo đó, việc xây dựng hệ thống liên kết chặt chẽ như vậy sẽ tạo nên hiệu ứng cộng dồn. Cụ thể hơn, nếu những website phụ có chất lượng tốt thì website chính cũng sẽ nhận được đánh giá tốt. Trong một hệ thống bánh xe lớn hơn thì hiệu ứng cộng dồn sẽ trở nên lớn hơn.

Ngoài ra, hệ thống link chất lượng và dày đặc cũng là một trong những tiêu chí đánh giá thứ hạng bài viết của các công cụ tìm kiếm. Và link Wheel là một phương pháp có thể đáp ứng được tiêu chí này một cách dễ dàng. Từ những lý do trên, các chuyên gia đều đưa ra lời khuyên rằng nên sử dụng phương pháp này.

Ưu nhược điểm của Link Wheel

Như đã đề cập, bạn có đến 3 lý do chính để ưu tiên sử dụng link Wheel để dựng liên kết cho website. Tuy nhiên, hệ thống này cũng tồn tại không ít nhược điểm. Vì vậy, bạn cần cân nhắc kỹ trước khi chọn sử dụng hệ thống này:

Ưu điểm

Trước tiên, chúng tôi sẽ giới thiệu về những ưu điểm của hệ thống Link Wheel. Mức độ hữu ích của những ưu điểm này sẽ phụ thuộc vào cách mà bạn triển khai hệ thống bánh xe liên kết. Những ưu điểm chính bao gồm:

  • Thu hút traffic cho website từ nhiều nguồn: Khi bạn đi nhiều backlink từ các nguồn khác nhau thì sẽ tạo ra hệ thống các trang phụ hỗ trợ kéo traffic về cho website chính.
  • Cải thiện khả năng cạnh tranh: Hệ thống Link Wheel vững chắc là một nguồn tài nguyên tiềm năng mang đến cho bạn hiệu quả tối ưu bài viết. Khi đó, khả năng cạnh tranh của website sẽ được cải thiện đáng kể.
  • Cải thiện rank của bài viết: Như đã đề cập, việc cộng dồn hiệu quả từ những website vệ tinh sẽ giúp website chính cũng được đánh giá tốt theo. Điều này sẽ trực tiếp tác động đến các chỉ số của URL chính và cải thiện rank của bài viết.
  • Có thể tốn ít chi phí: Việc tạo ra các trang bổ sung có thể tốn ít hoặc không tốn chi phi. Nếu bạn có thể tự viết bài thì chi phí triển khai content cũng gần bằng 0. Khi đó, tổng chi phí cần thiết để xây dựng hệ thống Link Wheel gần như không đáng kể.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên, hệ thống liên kết bánh xe cũng có nhiều nhược điểm. Chúng chính là lý do khiến nhiều người không lựa chọn áp dụng hệ thống này cho website của họ. Cụ thể, những nhược điểm đó bao gồm:

  • Cần lên kế hoạch chuẩn bị chỉn chu: Trước khi thiết lập hệ thống, bạn cần lên kế hoạch liên kết các trang, cách tạo các trang, cách thứ duy trình bánh xe đó,… Nếu không chuẩn bị chỉn chu thì Link Wheel sẽ không mang lại hiệu quả.
  • Tốn nhiều thời gian và công sức: Để thành lập hệ thống, bạn cần ít nhất 4 website vệ tinh. Tại những website này, bạn cần triển khai content vừa đảm bảo chất lượng và số lượng để link đến website chính. Việc này sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức.
  • Hiệu quả không đảm bảo: Tuy Link Wheel có hiệu quả tốt nhưng việc lựa chọn áp dụng hệ thống này được đánh giá có tính rủi ro cao. Có rất nhiều trường hợp sử dụng hệ thống này nhưng không mang lại hiệu quả SEO cho website.
  • Thời gian chờ đợi kết quả xuất hiện khá dài: Bạn không thể thấy hiệu quả tác động của bánh xe liên kết trong vòng 1 – 2 tuần. Thời gian chờ đợi này có thể kéo dài từ vài tháng trở lên.

Website nào cần sử dụng Link Wheel?

Không phải mọi website đều có thể áp dụng phương pháp hệ thống bánh xe này. Đối với những trang bổ sung, các chuyên gia khuyến khích các SEOer sử dụng những trang sau để đặt làm URL phụ:

  • Trang web 2.0: WordPress, Blogger, Wix, Ucoz, Weebly, Jimdo, Yola, Tumblr
  • Thư mục đăng ký bài viết
  • Trang Wiki

Trong đó, trang web 2.0 là các trang blog hiện nay trên Internet. Đây là đối tượng được ưu tiên sử dụng vì chúng dễ tạo, dễ kiểm soát và dễ đi link cho các website khác hơn. Người dùng có thể sử dụng website tạo từ nhiều nền tảng khác nhau cho một hệ thống bánh xe liên kết. 

Cách triển khai Link Wheel hiệu quả

Để triển khai hệ thống Link Wheel, bạn có thể tự mình thực hiện hoặc thuê một đơn vị có kinh nghiệm. Hai phương pháp này đều được nhiều người sử dụng. Hiệu quả của mỗi phương pháp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt nhất là kinh nghiệm của người triển khai hệ thống.

Tự triển khai 

Đối với phương pháp tự triển khai, quản trị viên sẽ có thể tiết kiệm được rất nhiều ngân sách thực hiện. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo mình có đủ kinh nghiệm để triển khai hệ thống này. Nếu không, hệ thống không những không mang lại hiệu quả tích cực cho website chính mà còn có thể khiến website trở nên kém chất lượng hơn.

Xây dựng hệ thống các website vệ tinh

Việc đầu tiên để tự triển khai một hệ thống Link Wheel là xây dựng hệ thống các site vệ tinh cho URL chính. Điều này có nghĩa là bạn cần tạo các trang blog với tên miền khác nhau. Tại bước này, bạn nên tạo blog từ nhiều nền tảng khác nhau vì chúng sẽ mang lại hiệu quả SEO tốt hơn cho URL chính.

Viết nội dung cho các trang có trong hệ thống Link Wheel

Sau khi đã xây dựng các trang phụ, bạn cần tiến hành triển khai nội dung cho các trang này và cả trang web chính. Trong đó, nội dung của website chính sẽ chi tiết hơn. Đồng thời, chất lượng của nội dung và kỹ thuật SEO cũng được tối ưu hơn so với các website phụ. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tối ưu nội dung của blog với những kỹ thuật SEO cơ bản và dung lượng của mỗi bài viết đều không nên dưới 500 chữ.

Hoàn thiện và kiểm tra hệ thống thường xuyên

Khi đã hoàn thành việc triển khai bài viết cơ bản, có nghĩa là mỗi trang chứa ít nhất 5 bài viết, thì bạn có thể thiết lập liên kết từ những trang blog đến website chính. Cùng với đó, bạn cũng cần thiết lập liên hệ giữa các trang blog với nhau để tạo thành mô hình Link Wheel cơ bản nhất. Từ đó, nếu đủ tài nguyên thì bạn có thể kết hợp các bánh xe với nhau để tạo thành mô hình lớn hơn.

Sau khi đã hoàn thiện hệ thống, bạn không nên chủ quan mà bỏ qua việc kiểm tra định kỳ. Trong nhiều trường hợp, những trang phụ có thể bị dính án phạt vì một số lỗi. Khi đó, bạn cần cắt những website này khỏi hệ thống nhanh chóng để tránh ảnh hưởng đến chất lượng của toàn bộ Link Wheel.

Thuê chuyên gia thực hiện

Như đã đề cập, việc tự triển khai sẽ tốn nhiều thời gian, công sức và đòi hỏi người làm cần có nhiều kinh nghiệm. Có rất nhiều doanh nghiệp không có nhân viên đáp ứng được những điều kiện trên, đặc biệt là những doanh nghiệp không chuyên về lĩnh vực SEO web. Do đó, lựa chọn ưu tiên cho những đơn vị này là thuê những chuyên gia để triển khai hệ thống. Việc này sẽ tốn nhiều chi phí hơn so với việc tự thực hiện nhưng có thể nâng cao tỷ lệ thành công của hệ thống.

Tóm lại, Link Wheel là một trong những phương pháp hay để xây dựng liên kết cho website. Phương pháp này mang đến cho website nhiều lợi ích lớn. Tuy nhiên, đi kèm với đó là những rủi ro và thách thức đáng quan ngại. Vì vậy, nếu bạn có thể đáp ứng được những yêu cầu của hệ thống này thì nên sử dụng phương pháp này để xây dựng link cho website.