5/5 - (2 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 08/10/2023

Vì sao website của bạn mãi không lên top tìm kiếm? Phải làm cách nào để khắc phục tình trạng này một cách tốt nhất? Tất cả đều sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây qua thuật toán Google Sandbox – một trong những khái niệm thường xuyên bị bỏ quên đối với các bạn SEOer mới.

Google Sandbox là thuật toán ngăn chặn khả năng lên top của các Website mới trong khoảng thời gian ‘thử việc” 8 - 24 tuần

Google Sandbox là thuật toán ngăn chặn khả năng lên top của các Website mới trong khoảng thời gian ‘thử việc” 8 – 24 tuần

Thuật toán Google Sandbox là gì?

Sandbox được dịch ra tiếng việt là hộp cát, đây là một trong những thuật toán của Google nhằm bảo vệ quyền lợi của người dùng qua hành vi tìm kiếm. Việc các website mới bị kiểm soát, ngăn chặn khả năng lên top trong kết quả tìm kiếm chính là khoảng thời gian ‘thử việc” mà Sandbox của Google tạo ra.

Thông thường thời gian một website mới bị dính Sandbox thường sẽ kéo dài khoảng 8-24 tuần. Tuy nhiên, đôi khi chỉ vì một hành động bất cẩn rất có thể nó cũng kéo dài lâu hơn hoặc thậm chí là vĩnh viễn. 

Google luôn phủ nhận rằng thuật toán Sandbox không tồn tại thế nhưng từ năm 2014 đến nay hầu hết các website mới ra đều có những dấu hiệu tình trạng này.

Mục đích ra đời 

Đáp ứng tốt nhất hành vi tìm kiếm

Các thủ thuật SEO hiện nay ngày càng trở nên tinh vi và thậm chí làm biến tướng khiến cho khả năng truy cập của người dùng đến với thông tin dần trở nên kém hiệu quả, phải chắt lọc từ rất nhiều nguồn khác nhau. Chính vì thể để gây dựng nên được lòng tin từ phía khách hàng, thuật toán Sandbox đã là bước lựa chọn thông minh mà Google ứng dụng. Những kết quả tìm kiếm tốt nhất, hữu dụng sẽ làm tăng trải nghiệm của tất cả mọi người khi truy xuất thông tin qua Google.

Loại bỏ website xấu, kém chất lượng

SEO mũ đen được đánh giá là một trong những hành vi gây nguy hại đối với những nguồn thông tin tốt. Những cách làm như thực hiện thao tác tăng nhiều link spam khiến cho lượng traffic đổ về cao, các website kém chất lượng đẩy được lên thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm. Tất cả đều sẽ được kiểm soát và hạn chế qua Google Sandbox.

Như đã nói phía trên, thuật toán này chỉ là một phép thử mà google đặt ra đối với website mới. Hãy coi đây như là một khoảng thời gian mà bạn có thể đầu tư xem xét và định hướng lại chất lượng nội dung trên website. Mọi vấn đề đều sẽ được giải quyết nếu như bạn tuân thủ đúng những tiêu chí mà Google Sandbox đặt ra.

Mẹo nhận biết website bị nằm trong Sandbox của Google 

Nếu bạn chỉ chăm chăm đầu tư cho việc xây dựng nội dung thì sẽ rất khó để phát hiện ra sự tồn tại của thuật toán này ở trên website. Chính vì thế, việc kiểm tra thường xuyên cùng với tham khảo các công cụ sẽ giúp bạn nhận biết được vấn đề nào mà website đang mắc phải. Hãy cùng tìm hiểu những mẹo mà EZ Marketing đã tổng hợp lại nhé!

  • Kiểm tra thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm khác như Bing Search hoặc Yahoo Search. Thông thường bạn sẽ thấy một vị trí cao ở các kênh tìm kiếm này nhưng ở Google thì vị trí của bạn sẽ nằm ngoài top 100.
  • Website không xuất hiện bất kỳ lượt truy cập và tìm đọc nào của khách hàng trong khi bài viết chất lượng.
  • Không có bất kỳ kết quả nào khi tìm kiếm, kiểm tra trên trang Google. Đây được đánh giá là hậu quả nặng nhất mà website có thể gặp phải.
  • Truy cập vào công cụ Google Search Console. Trong mục “Security & Manual Action” ấn chọn “ Manual Action”. tại đây bạn sẽ được Google cung cấp các thông tin về các hình phạt khiến website không thể xuất hiện trên kết quả tìm kiếm và nguyên nhân kèm theo.

Những nguyên nhân phổ biến 

Chỉ cần mắc phải một lỗi nhỏ, website của bạn rất dễ bị đưa vào trong “hộp cát” của Google. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như sau:

  • Xây dựng nội dung kém chất lượng, trùng lặp đường dẫn: Sự phát triển của Googlebot đã trở thành thế mạnh giúp cho lượng thông tin được kiểm soát ngày càng tốt. Chúng có khả năng đọc và đánh giá bài viết khi được index lên bộ máy. Những nội dung có tính lặp lại, copy với một bên khác đều sẽ khó vị trí cao trên thứ hạng tìm kiếm và Google Sandbox sẽ luôn chú ý đến website có những dấu hiệu như vậy. 
  • Backlink xấu tăng đột biến: Là một trong những biểu hiện SEO mũ đen. Chính vì thế, hiện tượng này rất dễ khiến cho các website mới rơi vào Sandbox của Google, đặc biệt là những backlink chứa nội dung chất lượng kém.
  • Tối ưu SEO không tốt: Việc làm này có thể coi là vô cùng dễ hiểu đối với một website mới. Một số vấn đề thường xảy ra như nhồi nhét từ khóa một cách quá đà(Keyword Stuffing) hay thiếu các thẻ nội dung, mô tả trong một bài viết,… Hãy thường xuyên kiểm tra công việc này và tối ưu một cách hoàn hảo nhất.
  • Bị spam link xấu: Đây thường là những hành vi của các nhóm đối thủ khi không muốn cạnh tranh lành mạnh với bạn. Chúng sẽ trỏ nhiều những linh ẩn khiến website bạn dính vào spam và rơi vào Sandbox. 
  • Lượng truy cập người dùng thấp: Có thể thấy việc xây dựng nội dung chất lượng là yếu tố quan trọng giúp khách hàng tìm đến website của bạn. Nên kiểm soát thật tốt để đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm nếu không Google Sandbox rất nhanh tìm đến website mới của bạn.

Cách khắc phục hiệu quả

Một trong những chiến lược hiệu quả nhất để khắc phục tình trạng này chính là SEO mũ trắng (White Hat). Những bài viết minh bạch, chất lượng, backlink không ồ ạt, uy tín, tối ưu tự nhiên, không spam từ khóa,… Duy trì chiến lược này sẽ không chỉ giúp website của bạn thoát khỏi thuật toán Google Sandbox mà còn gia tăng thứ hạng tìm kiếm và luôn được đánh giá cao. 

Ngoài ra, trên một website mới cũng không nên xây dựng những bài viết với nội dung quá ngắn (thin content) mà cần thể hiện sức sáng tạo, đầu tư chất lượng, sắp xếp bố cục tỉ mỉ. Điều này cũng đặc biệt có lợi với những bạn SEOer mới chưa có nhiều kĩ năng tối ưu bài viết, từ khóa.

Giải pháp giúp website tránh thuật toán Sandbox

Song song với việc tìm hiểu cách khắc phục thì cũng có những mẹo rất hay giúp website của bạn tránh được thuật toán này. Cụ thể bao gồm:

Tận dụng tên miền có tuổi thọ cao

Những tên miền cũ, lâu năm thường rất có lợi trong việc tránh được “hộp cát” bởi mục tiêu của chúng thường nhắm đến website mới. Tuy nhiên lưu ý quan trọng là domain (tên miền) cũ đó của bạn cần có lịch sử sạch, chưa từng bị spam. Nên ưu tiên những tên miền có cùng lĩnh vực, ngành nghề, chủ đề kinh doanh để tăng sự uy tín cũng như đem đến hiệu quả SEO tốt nhất.

Hệ thống liên kết outbound và backlink chất lượng

Đi liên kết là một trong những yếu tố cần thiết quá trình tối ưu SEO, cho dù nội bộ hoặc backlink từ bên ngoài đều cần đảm bảo uy tín, chất lượng. Cần có những liên kết từ bên báo chí, diễn đàn có lượng truy cập lớn nhưng phải thật tự nhiên. Quá trình này bạn nên lưu ý thực hiện cẩn thận để tạo nền móng cho sự phát triển của website. Những liên kết nội bộ sẽ là mạng lưới hệ thống giúp khách hàng luôn tìm thấy những thông tin hữu ích từ website của bạn.

Tối ưu hệ thống từ khóa chính, phụ tự nhiên

Khách hàng tìm kiếm thông tin qua từ khóa, tuy nhiên việc lạm dụng và thêm thắt quá nhiều sẽ khiến bài viết trở nên gò bó và thiếu đi sự sáng tạo. Một SEOer chuyên nghiệp sẽ tận dụng thế mạnh từ khóa và tìm ra những cách thức sắp xếp phù hợp khiến cho bài viết vừa cung cấp nội dung chất lượng, vừa tối ưu công cụ SEO. Mật độ vừa đủ cùng với ngữ cảnh phù hợp sẽ ghi điểm rất tốt với Google Sandbox.

Sáng tạo nội dung mới, hấp dẫn, bổ ích

Sẽ thật tốt nếu như website của bạn phát triển nội dung mới lạ và hấp dẫn. Thay vì khiến khách hàng đọc bài viết quá mang tính chuyên gia hãy thể hiện bạn là một người chia sẻ và thấu hiểu tâm lý, vấn đề khúc mắc. Việc sáng tạo cũng giúp website của bạn mang dấu ấn riêng trước sự kiểm duyệt của Google Sandbox. Bạn nên thuê các nhà Content Creator giúp bạn sáng tạo nội dung!

Hy vọng rằng qua những chia sẻ rất chi tiết của chúng tôi đã giúp cho bạn hiểu hơn về Thuật ngữ đặc biệt này. Hãy lựa chọn những giải pháp phù hợp với website mà bạn đang định hướng xây dựng nhé!