5/5 - (2 votes)

Bài viết được cập nhật ngày 21/06/2023

Chi phí cơ hội là một thuật ngữ rất khó hiểu trong lĩnh vực tài chính, đầu tư kinh doanh. Do vậy, nếu phần nào không hiểu thì bạn hãy đọc chậm lại và đọc lại nhiều lần để hiểu kỹ hơn. Ngoài ra, các ví dụ trong bài viết sẽ giúp bạn dễ dàng hiểu hơn về chi phí cơ hội!

Chi phí cơ hội là gì?

Chi phí cơ hội là gì?

Chi phí cơ hội là gì?

Chi phí cơ hội là “phần lợi ích, thu nhập” mà bạn bị mất khi quyết định lựa chọn phương án này thay vì lựa chọn phương án khác.

Nếu đến đây mà bạn chưa hiểu thì bạn có thể đọc phần “Ví dụ về chi phí cơ hội” để hiểu hơn nhé!

Trong việc đầu tư, kinh doanh thì nguồn lực của một cá nhân/doanh nghiệp là hữu hạn, do vậy trong 1 thời điểm nhất định thì bạn chỉ có thể chọn 1 phương án và bỏ qua hết các phương án khác. Đó chính là chi phí bạn phải bỏ ra để lựa chọn phương án này và bỏ lỡ các phương án khác.

Ví dụ về chi phí cơ hội

Bạn có 1 số tiền là 100 triệu, bạn có thể lựa chọn 2 phương án:

  • Phương án 1: gửi số tiền đó vào ngân hàng để có lãi suất 8%/năm. Tức là gửi 100 triệu thì mỗi năm bạn sẽ nhận thêm 8 triệu tiền lãi ngân hàng.
  • Phương án 2: thuê 1 công ty SEO. Bạn ước tính, nếu thuê 1 công ty SEO mà họ SEO các từ khóa bạn muốn lên TOP thành công thì bạn có thể thu lợi nhuận 30%/năm. Và nếu công ty SEO mà không SEO TOP thành công thì bạn không mất chi phí SEO.

Nếu bạn lựa chọn phương án 2, thì khi SEO không lên TOP thì bạn không mất chi phí SEO cho công ty SEO. Nhưng bạn mất chi phí cơ hội do bạn lựa chọn phương án 2 thay vì lựa chọn phương án 1. Trong trường hợp này, chi phí cơ hội bị mất đó chính là 8 triệu/năm.

Ngoài tiền bạc, thì chi phí cơ hội có thể là thời gian, công sức, sở thích, mối quan hệ, thăng tiến trong sự nghiệp… mà bạn phải bỏ ra để lựa 1 phương án nào đó thay vì phương án khác.

Vì sao bạn nên tính toán “Chi phí cơ hội” trước khi đầu tư, kinh doanh?

Trước khi đầu tư, kinh doanh bất kỳ thứ gì, bạn nên ước tính “Chi phí cơ hội” để nhận ra các những thứ bạn “phải đánh đổi” khi lựa chọn phương án này thay vì phương án khác. Việc này sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn tốt nhất trong thời điểm đó. 

Cách tính chi phí cơ hội

Chi phí cơ hội của việc lựa chọn phương án này = Số tiền mà bạn có thể nhận khi lựa chọn phương án khác.

Ví dụ, khi bạn đầu tư 100 triệu vào việc thuê SEO thì bạn đã bỏ lỡ cơ hội được hưởng lãi ngân hàng nếu gửi số tiền đó vào ngân hàng. Chi phí cơ hội của dự án đầu tư 100 triệu vào việc thuê SEO bằng khoản lãi tiết kiệm đáng ra có thể có được.

Ý nghĩa của “Chi phí cơ hội”

Trong đầu tư, kinh doanh thì tài nguyên, thời gian và tiền bạc là có hạn. Do vậy, việc quyết định lựa chọn phương án đầu tư kinh doanh nào sẽ rất khó khăn. Chi phí cơ hội giúp bạn tính toán chi phí cho các sự lựa chọn và từ đó chúng ta có thể dễ dàng đưa ra quyết định tốt nhất.

Chi phí cơ hội và chi phí chìm có gì khác nhau?

Chi phí chìm(Sunk Cost) là những loại chi phí đã phát sinh và không thể thu hồi được. Ví dụ: bạn dự định mua công cụ hỗ trợ SEO, nhưng sau khi mua thì bạn phát hiện công cụ SEO đó không có chức năng bạn mong muốn. Do vậy, bạn không thể sử dụng công cụ SEO đó hỗ trợ công việc của mình, công cụ đó không thể sinh ra lợi nhuận cho công việc của bạn. Và chi phí để mua công cụ SEO đó là chi phí chìm.

Còn chi phí cơ hội(Opportunity Cost) không phải là những loại chi phí thực phải chi ra mà là lợi ích bị mất khi lựa chọn phương án này thay vì phương án khác. 

Chi phí cơ hội trong cuộc sống, công việc

Chi phí cơ hội không chỉ áp dụng trong đầu tư, kinh doanh mà nó còn áp dụng trong mọi khía cạnh của cuộc sống và công việc, dưới đây là ví dụ về chi phí cơ hội trong cuộc sống, công việc.

Ví dụ: bạn có 2 phương án:

  • Phương án 1: Học lên Thạc sĩ, thời gian 2 năm, sau đó bạn có thể thu nhập 30 triệu/tháng.
  • Phương án 2: Đi làm với mức lương 10 triệu và lấy vợ ngay, không học lên Thạc sĩ.

Nếu bạn chọn phương án 2, thì bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội thu nhập 30 triệu. Nhưng nếu bạn chọn phương án 1 thì có thể bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội lấy vợ mà đôi khi học Thạc sĩ xong cũng chưa chắc xin được việc có thu nhập 30 triệu.

Nếu bạn có bất kỳ đóng góp nào cho chủ đề “Chi phí cơ hội”, hãy để lại ý kiến của mình trong phần bình luận dưới bài viết này! EZ Marketing trân trọng mọi ý kiến của các bạn! Nếu thấy bài viết “Chi phí cơ hội”, hữu ích đối với bạn, hãy chia sẻ bài viết này cho mọi người!