Bài viết được cập nhật ngày 18/06/2024
Marketing truyền miệng hay tiếp thị truyền miệng là giải pháp tối ưu của nhiều doanh nghiệp trong thời kỳ cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Đây là hình thức tiếp thị tiết kiệm chi phí và mang lại nhiều hiệu quả nhưng cũng chứa không ít rủi ro.
Trong bài viết sau đây, hãy cùng EZ Marketing tìm hiểu chi tiết về tiếp thị truyền miệng. Cũng như các nguyên tắc quan trọng trong phương pháp này nhé.
Nội dung bài viết
- Tiếp thị truyền miệng là gì? Ví dụ của Marketing truyền miệng
- Tầm quan trọng của tiếp thị truyền miệng trong chiến lược truyền thông?
- Các nguyên tắc quan trọng trong Marketing truyền miệng
- Các hình thức tiếp thị truyền miệng hiệu quả hiện nay
- Một số sai lầm cần tránh khi triển khai Marketing truyền miệng
Tiếp thị truyền miệng là gì? Ví dụ của Marketing truyền miệng
Ngày nay, việc tiếp thị sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng đòi hỏi rất nhiều yếu tố khác nhau. Không chỉ đơn giản là giới thiệu các thông tin nổi bật nhất của sản phẩm. Quan trọng hơn, bạn cần phải tạo ra thật nhiều giá trị đặc biệt để khách hàng phải chọn bạn thay vì một thương hiệu nào khác.
Tiếp thị truyền miệng là gì?
Marketing truyền miệng(Words Of Mouth Marketing) là hình thức tiếp thị thông qua sự truyền đạt giữa những người tiêu dùng với nhau. Không có sự can thiệp của quảng cáo hay tác động nào khác. Họ có thể trò chuyện trực tiếp hoặc trao đổi gián tiếp qua hình thức online.
Chủ đề chính sẽ tập trung vào việc bày tỏ quan điểm, ý kiến hoặc những đánh giá của họ về các sản phẩm, dịch vụ nào đó. Đây chính là những trải nghiệm mua sắm thực tế mà họ đã trải qua. Họ muốn giới thiệu hoặc chia sẻ điều đó với người thân, bạn bè của họ.
Hiện nay, tiếp thị truyền miệng ngày càng đóng vai trò quan trọng. Bởi vì người tiêu dùng đã quá quen thuộc với các hình thức quảng cáo rầm rộ của thương hiệu. Họ sẽ có cảm giác đáng tin cậy hơn khi nghe được những review thực tế từ người quen của họ.
Ví dụ của Marketing truyền miệng
Ví dụ 1: Tuần trước bạn đã mua sắm quần áo tại cửa hàng thời trang The Ciu. Hôm nay, khi gặp bạn bè bạn đã nói “Tao mới mua quần áo ở shop The Ciu đẹp lắm, giá cả hợp lý, chất liệu vải cũng oke. Hôm nào tới đó mua đi”. Đây chính là một ví dụ về Marketing truyền miệng. Chúng trở thành nguồn thông tin đáng tin cậy cho bạn bè, người quen của bạn.
Ví dụ 2: Khi chưa biết nên dùng sản phẩm sữa rửa mặt nào hợp với da khô, bạn sẽ đăng bài lên các nhóm review trên Facebook. Sau đó, mọi người sẽ vào thảo luận với nhau. Cùng dưa ra các lời khuyên thực tế về sản phẩm họ đã sử dụng và có hiệu quả tốt. Đây cũng là trường hợp Marketing truyền miệng khá phổ biến hiện nay.
Tầm quan trọng của tiếp thị truyền miệng trong chiến lược truyền thông?
Marketing truyền miệng vô tình trở thành một trong những hình thức tiếp thị tiềm năng của nhiều doanh nghiệp. Bởi bạn đã biến khách hàng của mình trở thành một người bán hàng. Hoặc một kênh tiếp thị mà không tốn bất kỳ chi phí marketing nào.
Đặc biệt, Marketing truyền miệng còn giữ các vai trò quan trọng sau:
Lan tỏa thông điệp mạnh mẽ
Trong thời đại công nghệ phát triển, chỉ bằng một cú click thì mọi thông tin sẽ được lan truyền chóng mặt trên các trang mạng xã hội. Đối với các thông điệp mang tính tương tác cao, chúng sẽ thu hút đông đảo sự chú ý của cộng đồng mạng. Chỉ sau một vài giây, tỷ lệ chia sẻ, bình luận, đăng lại sẽ được tăng lên gấp bội.
Do đó, tiếp thị truyền miệng có vai trò thu hút sự chú ý rất mạnh mẽ từ cộng đồng. Xu hướng người dùng cũng dần thay đổi. Họ có cảm giác tin tưởng hơn vào những thông tin được chính người thân, bạn bè chia sẻ hơn.
Tối ưu chi phí
Thực tế, Marketing truyền miệng là cách tiết kiệm tối ưu chi phí tối đa cho doanh nghiệp. Bởi bạn không cần bỏ ra bất kỳ khoản chi phí marketing nào, chỉ cần khách hàng hài lòng với sản phẩm/dịch vụ của bạn là họ sẽ chủ động giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của bạn tới các người khác.
Chính vì thế, đây là giải pháp rất hiệu quả dành cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thay vì triển khai các chiến dịch quảng cáo hàng trăm triệu thì bạn nên đầu tư vào Marketing truyền miệng.
Tiếp cận nguồn khách hàng lớn
Marketing truyền miệng là hình thức tiếp thị giữa những người tiêu dùng với nhau. Do đó, mức độ phát tán thông tin sẽ được diễn ra cực kỳ mạnh mẽ. Thử tưởng tượng, chỉ cần 10 người giới thiệu sản phẩm đến bạn bè của họ thì bạn sẽ tiếp cận được nguồn khách hàng lên gấp nhiều lần.
Chưa kể, nếu khách hàng là những người nổi tiếng, có mức độ ảnh hưởng lớn. Những chia sẻ của họ sẽ nhận về lượt tương tác cực kỳ khủng.
Định vị giá trị thương hiệu
Nếu khách hàng dành những lời khen hoặc đánh giá tốt cho sản phẩm thì giá trị thương hiệu sẽ được khẳng định rất mạnh mẽ. Ngoài ra, người tiêu dùng thường chọn mua sản phẩm từ những người mà họ quen biết. Vừa đảm bảo sự uy tín vừa có cảm giác tin tưởng hơn rất nhiều.
Những đánh giá tích cực từ người dùng còn là điều kiện quan trọng để họ quyết định có nên chọn mua hàng hay không.
Các nguyên tắc quan trọng trong Marketing truyền miệng
Theo nhiều kết quả thống kê, có đến 90% khách hàng đọc đánh giá về sản phẩm trước khi quyết định mua hàng. Chính vì thế, tiếp thị truyền miệng luôn là cách hiệu quả tạo ra nền móng tốt cho thương hiệu.
Trong chiến dịch Marketing truyền miệng, doanh nghiệp cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
- Sự đơn giản: Khách hàng sẽ không bao giờ cảm thấy thích thú trước những thông điệp quá phức tạp và khó hiểu. Bạn cần truyền tải những nội dung thật đơn giản, ngắn gọn và dễ ghi nhớ. Chẳng hạn, thông điệp mua 1 đồ uống bất kỳ được tặng 1 bình nước đổi màu. Khách hàng có thể dễ dàng ghi nhớ và giới thiệu thông điệp này đến người quen, bạn bè của họ.
- Sự độc đáo: Giữa hàng trăm thương hiệu tương tự trên thị trường, thương hiệu của bạn có gì nổi bật? Những đặc điểm USP nào giúp tạo ra điểm khác biệt của sản phẩm? Doanh nghiệp cần có ít nhất một điểm độc đáo thì mới giúp quá trình Marketing truyền miệng dễ dàng thành công. Chẳng hạn, nhà hàng có không gian ấn tượng, nhân viên phục vụ nhiệt tình. Hoặc có ít nhất một món signature mà không đơn vị nào có được.
- Chiếm được lòng tin của mọi người: Chắc chắn khi chiếm được lòng tin của khách hàng, thương hiệu sẽ dễ dàng tạo dựng được giá trị vững chắc. Bạn cần tập trung vào sản phẩm chất lượng, nhiều giá trị lâu dài. Như vậy mới có thể củng cố được lòng tin khách hàng. Dễ dàng tạo được lòng tin với nhiều khách hàng mới.
- Trở thành nhà tiếp thị trung thành: Tất nhiên, khách hàng luôn là điểm đến cuối cùng trong các chiến dịch Marketing. Doanh nghiệp cần trở thành nhà tiếp thị trung thành, làm hài lòng tất cả khách hàng. Bởi đôi khi, chỉ cần một vài khách hàng không hài lòng thì doanh nghiệp sẽ mất đi rất nhiều khách hàng tiềm năng khác. Do đó, đây là yếu tố rất quan trọng trong Marketing truyền miệng.
Các hình thức tiếp thị truyền miệng hiệu quả hiện nay
Marketing truyền miệng là phương pháp tiếp thị mang lại nhiều hiệu quả cho thương hiệu. Thế nhưng, chúng cũng chứa không ít các rủi ro, đôi khi còn rất khó kiểm soát. Có rất nhiều doanh nghiệp đã phải xử lý khủng hoảng truyền thông khi thương hiệu bị mọi người bàn tán không đúng.
Chính vì thế, trước khi tiến hành phương pháp này, bạn cần nắm rõ các hình thức tiếp thị sau:
Tiếp thị bằng tin đồn – Buzz marketing
Hình thức Marketing truyền miệng đầu tiên đó chính là tiếp thị thông qua các tin đồn. Đây là cách thực hiện khá phổ biến hiện nay, diễn ra ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giải trí.
Bạn có thường thấy những thông tin được cho là tin đồn, rò rỉ thông tin hoặc tin mật của các thương hiệu hoặc bộ phim nào đó sắp ra mắt. Thông tin được lan truyền rộng rãi trong một thời gian ngắn, thu hút sự chú ý từ cộng đồng.
Thế nhưng, liệu đó có phải là tin đồn hay không? Thực tế, đó thường là những tin tức đã được sắp đặt sẵn. Nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng để quảng bá sản phẩm/dự án nào đó.
Chẳng hạn, tin tức ca sĩ A và diễn viên B đang cạch mặt nhau, bị cộng đồng mạng tìm ra chứng cứ xác thực. Ngay sau đó, tất cả các trang báo đều chia sẻ nội dung, mọi người đều đổ dồn vào 2 nhân vật này. Và sau khoảng vài ngày thì một trong 2 người đã ra mắt MV ca nhạc mới. Đây thực chất là chiêu trò để thu hút sự chú ý của cộng đồng về phía mình.
Tiếp thị lan truyền – Viral Marketing
Hình thức tiếp thị nhờ Viral Content sẽ giúp thông điệp được truyền tải rộng khắp trong một thời gian ngắn. Những thông điệp, nội dung này sẽ được lan truyền qua Internet và các kênh quảng cáo.
Ví dụ, hình ảnh xe công nghệ Bee đi bộ hoặc Bee đi thuyền được quảng bá rộng khắp các kênh mạng xã hội chỉ trong một thời gian ngắn. Thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng. Trở thành chủ đề bàn tán của rất nhiều người khi nói chuyện với nhau.
Tiếp thị cộng đồng – Community Marketing
Đây là hình thức tiếp thị được diễn ra bởi các nhóm cộng đồng, các tổ chức, hội nhóm. Họ có cùng một mối quan tâm, sở thích giống nhau. Những sản phẩm/dịch vụ hoặc thương hiệu sẽ được bàn tán, thảo luận sôi nổi bên trong các cộng đồng này.
Ví dụ, nhóm Tâm sự con sen là nhóm cộng đồng trên Facebook hoạt động chính trong chủ đề Content, Marketing. Ở đây, mọi người sẽ cùng nhau thảo luận về công việc, xu hướng Content hoặc tìm kiếm việc làm về Content Marketing. Họ cũng có thể thảo luận về các đơn vị Agency hoặc một chiến dịch quảng cáo bùng nổ của các thương hiệu ấn tượng.
Tiếp thị bình dân – Grassroots Marketing
Hình thức tiếp thị truyền miệng tiếp theo cũng khá phổ biến đó là tiếp thị bình dân. Đây là cách Marketing 0 đồng cực kỳ hiệu quả mà nhiều doanh nghiệp đang sử dụng.
Họ sẽ tổ chức ra cuộc thi, các chương trình, sự kiện để thu hút sự quan tâm của khách hàng. Những người thực sự quan tâm đến sản phẩm sẽ trở thành những nhà bán hàng gián tiếp. Họ chủ động chia sẻ, giới thiệu sản phẩm đến những người xung quanh.
Ví dụ, các hãng nước giặt, nước rửa chén bình dân thường tổ chức sự kiện ở các chợ truyền thống. Sau khi đã giới thiệu sản phẩm, những khách hàng nào cảm thấy tin tưởng và thích thú sẽ chủ động chia sẻ cho người thân, bạn bè của họ cùng sử dụng. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần tạo được sự tin tưởng và an tâm cho khách hàng.
Tiếp thị truyền giáo – Evangelist Marketing
Tiếp thị truyền giáo được hình thành bằng cách phát triển những khách hàng tiềm năng trở thành nhà bán hàng gián tiếp cho doanh nghiệp.
Khách hàng sẽ là người chủ động giới thiệu, khuyến khích hoặc thuyết phục người quen của họ sử dụng sản phẩm. Họ không nhận được bất kỳ hoa hồng hay giá trị nào. Chỉ đơn giản là họ thực sự muốn mọi người cũng dùng sản phẩm đó vì chúng tốt.
Chẳng hạn, bạn là khách hàng trung thành của thương hiệu Lock&Lock. Khi có người quen hay bạn bè cần mua bình nước thì chắc chắn bạn phải thuyết phục họ sử dụng sản phẩm này. “Hãy mua đồ của Lock&Lock đi” hoặc “Hãy dùng thử nó ít nhất 1 lần đi”. Đây là những câu nói bạn sẽ dùng khi thuyết phục bạn bè.
Tiếp thị sắp đặt – Product Seeding
Tiếp theo, hình thức tiếp thị Seeding dường như không còn xa lạ với chúng ta. Đặc biệt trong giai đoạn mạng xã hội phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Hình thức này chủ yếu được diễn ra thông qua những người nổi tiếng. Họ thường là các ca sĩ, diễn viên hạng A hoặc những người có lượng fan hùng hậu. Khi có thêm thông tin đây là sản phẩm yêu thích của ca sĩ C. Hay dịch vụ số 1 trong lòng rapper A thì người dùng sẽ tin tưởng hơn rất nhiều.
Trong một tấm hình mới chia sẻ gần đây. Ca sĩ Sơn Tùng MTP đã mặc một chiếc áo theo style độc đáo kèm theo chiếc kính mắt thời thượng. Ngay sau đó, mẫu áo và chiếc kính này sẽ được rao bán mạnh mẽ tại các thương hiệu. Người tiêu dùng sẽ chọn mua rất nhiều với quan niệm được mặc đồ giống Idol của mình.
Tiếp thị trên trang cá nhân – Branding Blogging
Branding Blogging được thực hiện bằng cách giới thiệu sản phẩm trên trang cá nhân của các khách hàng. Họ sẽ tự chủ động chia sẻ về sản phẩm/dịch vụ, thương hiệu nào mà họ tâm đắc. Để làm được điều này, thương hiệu phải thật sự độc đáo. Mang lại nhiều giá trị nổi bật cho khách hàng.
Tuy nhiên, hình thức này sẽ khó diễn ra và khó mang lại sự tin tưởng với khách hàng. Bởi vì người dùng có tâm lý cho rằng đây là những lời quảng cáo. Những người chia sẻ chắc đang bán hàng hoặc sẽ nhận được hoa hồng khi giới thiệu như vậy.
Một số sai lầm cần tránh khi triển khai Marketing truyền miệng
Tiếp thị truyền miệng là phương pháp hiệu quả cao nhưng cũng chứa không ít rủi ro. Đôi khi chúng sẽ là con dao 2 lưỡi ảnh hưởng đến hình ảnh của cả thương hiệu. Chỉ cần một lời chia sẻ xấu, bóc phốt tác hại của sản phẩm mà thương hiệu sẽ rất dễ bị vùi dập.
Chính vì thế, doanh nghiệp cần tránh một số sai lầm sau đây:
- Luôn thành thật, trung thành với khách hàng
- Đừng nên chỉ đưa ra những lợi ích để khiến khách hàng giới thiệu sản phẩm
- Tập trung xây dựng hình ảnh thương hiệu thật đẹp
- Tạo nên nhiều điều mới mẻ cho thương hiệu
- Luôn duy trì giá trị cốt lõi mà mọi người thường nhắc đến bạn
Tóm lại, tiếp thị truyền miệng sẽ là giải pháp Marketing tối ưu trong xu hướng hiện nay. Vừa tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp vừa kết nối mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ cho EZ Marketing ngay nhé.
Hãy để lại bình luận