5/5 - (1 vote)

Bài viết được cập nhật ngày 27/01/2024

Trong quá trình vận hành doanh nghiệp, công ty, việc tổ chức các chương trình minigame cho sự kiện là điều vô cùng cần thiết. Điều này không những làm thúc đẩy sự hứng thú của khách hàng tham gia sự kiện, mà còn tăng lượng người biết đến thương hiệu của doanh nghiệp.

Vậy minigame là gì? Có những minigame độc đáo, thú vị nào có thể được thực hiện trong các sự kiện? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.

Có thể bạn đang tìm: Cách chọn quà tặng cho minigame

Minigame là gì? Tại sao cần có minigame trong tổ chức sự kiện?

Minigame là gì?

Minigame là những trò chơi nhỏ, không cần chuẩn bị quá cầu kỳ và công phu

Minigame là những trò chơi nhỏ, không cần chuẩn bị quá cầu kỳ và công phu

Trong tiếng Anh, “game” là trò chơi còn“mini” nghĩa là nhỏ. Khi gộp lại, minigame là những trò chơi nhỏ, không cần chuẩn bị quá cầu kỳ và công phu. 

Đôi khi, minigame có thể tổ chức Online hoặc Offline.

Tại sao cần có minigame trong tổ chức sự kiện?

Tại sao cần có minigame trong tổ chức sự kiện?

Tại sao cần có minigame trong tổ chức sự kiện?

Quảng bá thương hiệu

Tác dụng đầu tiên của minigame đối với doanh nghiệp, công ty là giúp quảng bá thương hiệu. Thông thường, một sự kiện được tổ chức nhằm ra mắt sản phẩm hoặc khai trương chi nhánh, tri ân khách hàng… Trong trường hợp này, tổ chức minigame sẽ thu hút sự chú ý đến sản phẩm, từ đó giúp cho doanh nghiệp quảng bá thương hiệu tốt hơn.

Kết nối những người tham gia 

Tác dụng tiếp theo của minigame đối với doanh nghiệp, công ty là giúp kết nối những người tham gia. Các trò chơi minigame thường là những trò chơi mang tính tập thể và huy động nhiều người tham gia cùng lúc, phối hợp với nhau để giành chiến thắng. Sau mỗi trò chơi, các thành viên sẽ hiểu và gắn kết với nhau hơn.

Tạo màu sắc cho chương trình

Tác dụng cuối của minigame đối với doanh nghiệp, công ty là giúp tạo màu sắc cho chương trình mà doanh nghiệp tổ chức.

Thông thường, một trình sự kiện sẽ bao gồm rất nhiều nội dung, trong đó phần lớn là những bài phát biểu khá khô khan. Hoạt động minigame giúp người tham gia cảm thấy thoải mái và thích thú hơn sau khi trải qua các phần rập khuôn trong chương trình.

Top những minigame cho sự kiện hay nhất 

Nếu như độc giả đang tìm kiếm những minigame thú vị cho chương trình sự kiện thì các bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây của chúng tôi:

Những minigame cho nền tảng online 

Những minigame cho nền tảng online 

Những minigame cho nền tảng online

Minigame ghép hình

Minigame này vô cùng nổi tiếng với các trang chuyên tổ chức minigame để thu hút tương tác. 

Cách chơi: ban tổ chức trò chơi sẽ chọn một tấm hình (thường là hình ảnh liên quan đến trang web, fanpage như logo thương hiệu, hình ảnh sản phẩm…), sau đó “chia” thành những mảnh nhỏ rời rạc theo nhiều hình dáng khác nhau, đánh số thứ tự hoặc chữ cái in hoa vào các mảnh ghép và yêu cầu người chơi xếp lại để thành bức ảnh hoàn chỉnh.

Minigame ghép hình

Minigame ghép hình

Khi đăng minigame này lên các diễn đàn, người tham gia minigame chỉ cần comment bên dưới bài đăng để đưa ra đáp án của họ. Nếu muốn tăng thêm độ khó và tính tương tác, ban tổ chức trò chơi cũng có thể áp dụng thêm luật chơi là tag (gắn thẻ) bạn bè tham gia cùng và dự đoán con số may mắn bất kỳ.

Tìm mảnh ghép bị thiếu

Một phiên bản khác của minigame ghép hình là tìm mảnh ghép bị thiếu. Cách chơi cũng rất đơn giản. 

Cách chơi: Ban tổ chức sẽ cần làm khuyết một (hoặc một vài) mảnh ghép trong bức hình tùy ý (thường là hình ảnh liên quan đến trang web, fanpage như logo thương hiệu, hình ảnh sản phẩm…), sau đánh số thứ tự hoặc chữ cái in hoa vào các mảnh ghép và yêu cầu người chơi tìm xem đâu là đáp án chính xác.

Minigame toán học

Nếu muốn tăng độ khó của mini game thì ban quản trị các trang web và fanpage có thể thử sử dụng các game về toán học logic. 

Cách chơi: xây dựng một phép tính có độ dài nhất định, quy ước sản phẩm, mặt hàng của mình thành những con số tương ứng và xếp chúng vào phép tính cộng trừ hoặc nhân chia. Người chơi cần tìm ra con số tương ứng với sản phẩm bằng cách tính toán kỹ lưỡng để đưa ra đáp án cuối cùng. 

Minigame toán học

Minigame toán học

Độ tương tác của khán giả sẽ tăng lên nhanh chóng khi các đáp án xuất hiện vì chỉ một sai khác trong các bước tính toán cũng có thể cho ra nhiều kết quả khác nhau. Đây là một trong các minigame hay ho và thú vị cho fanpage không thể bỏ qua.

Minigame mê cung

Minigame này tương tự như trò chơi tìm đường về đích ta thường hay chơi khi còn nhỏ. 

Cách chơi: Ban tổ chức thiết kế ảnh với “đích” là quà minigame, ảnh sản phẩm, logo thương hiệu,… và 3 lối đi với 3 điểm bắt đầu tương ứng được đánh số thứ tự hoặc chữ cái in hoa. Người chơi sẽ tham gia bằng cách bình luận chữ cái hoặc chữ số của lối đi họ cho là sẽ dẫn đến đích dưới phần bình luận.

Minigame mê cung

Minigame mê cung

Ban quản trị trang cũng có thể nâng cao độ tương tác bằng cách yêu cầu người chơi theo dõi trang, chia sẻ bài đăng, tương tác với bài đăng hoặc tag (gắn thẻ) bạn bè tham gia cùng và dự đoán con số may mắn bất kỳ.

Minigame giải ô chữ

Giải ô chữ cũng là một minigame hay ho trên nền tảng online. 

Cách chơi: Ban quản trị trang cần soạn ra bộ câu hỏi có nội dung xoay quanh sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp và sắp xếp chúng thành một hàng dọc tạo thành từ hoặc cụm từ có ý nghĩa (thường là tên thương hiệu/ sản phẩm/ dịch vụ).

Một phiên bản khác của minigame giải ô chữ là điền từ còn thiếu vào chỗ trống. Rất đơn giản, thay vì phải tìm từ để xếp thành một từ khóa hoàn chỉnh theo hàng dọc thì người chơi chỉ cần tìm từ hoặc chữ cái bị khuyết trong từ hoặc cụm từ mà ban tổ chức đưa ra. 

Minigame vòng quay may mắn (lucky wheel)

Minigame vòng quay may mắn (lucky wheel) là minigame dễ chơi – dễ trúng. Ban quản trị trang có thể tổ chức minigame này trên Website, hoặc các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Youtube. 

Minigame vòng quay may mắn (lucky wheel)

Minigame vòng quay may mắn (lucky wheel)

Cách chơi: Giống như gameshow “Chiếc nón kỳ diệu”, các vật phẩm sẽ được sắp xếp ngay ngắn trên hình tròn, có một mũi kim làm mốc. Người chơi sẽ chạm vào màn hình để chọn thời điểm vòng xoay dừng lại, phần thưởng họ nhận được là vật phẩm trong ô mà mũi kim dừng lại cuối cùng.

Minigame chia sẻ khoảnh khắc

Dạng minigame mới mẻ này sẽ giúp tăng tương tác và lan tỏa độ nhận diện thương hiệu đến với khách hàng nhanh hơn. 

Cách chơi: người tham gia chụp ảnh và chia sẻ khoảnh khắc với sản phẩm của công ty. Các bức ảnh này sẽ được đăng tải trên fanpage và tính điểm dựa trên lượt thích, chia sẻ của khán giả. Từ đó, ban quản trị trang sẽ khai thác được nguồn khách hàng cả trung thành lẫn tiềm năng.

Minigame đoán sản phẩm

Cách chơi: Ban quản trị trang thiết kế hình ảnh sản phẩm (làm mờ, bôi đen, chỉ để viền…) và đưa ra các lựa chọn với nhiều tên sản phẩm khác nhau. Nhiệm vụ của người chơi là đoán đúng tên sản phẩm đang bị che giấu. Ban tổ chức có thể đưa ra một số gợi ý nhỏ để khơi gợi thêm sự tò mò của người tham gia. 

Dạng minigame này được coi là cách quảng bá sản phẩm khôn khéo cho doanh nghiệp. Đồng thời, dựa trên số liệu sẽ thống kê được nhu cầu thực sự quan tâm đến sản phẩm doanh nghiệp như thế nào.

Những minigame cho sự kiện offline

Những minigame cho sự kiện offline

Những minigame cho sự kiện offline

Trò chơi “Thật hay giả”

Đây là một trò chơi tương đối dễ chơi và không cần chuẩn bị quá nhiều đạo cụ. Đặc biệt, trò chơi này không giới hạn số lượng người chơi nên rất phù hợp để tổ chức trong các sự kiện đông người.

Cách chơi: mỗi thành viên sẽ được phát 2 tờ giấy cùng 1 cây bút. Trên 2 tờ giấy này, một tờ sẽ được ghi sự thật về người viết, tờ còn lại sẽ ghi điều nói dối về người viết. Nhiệm vụ của người chơi là cần tìm cách thuyết phục mọi người nghĩ lời nói dối của mình là thật và nhận ra lời nói dối của người khác. Đội nào có người chơi đoán đúng nhiều hơn sẽ là đội chiến thắng.

Trò chơi “Thấu hiểu đồng đội” 

Trò chơi tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn mang tên “Đoán ý đồng đội”, đảm bảo sẽ tạo nên những giây phút vui nhộn và sự thoải mái cho tất cả người tham gia. 

Trò chơi “Thấu hiểu đồng đội” 

Trò chơi “Thấu hiểu đồng đội”

Cách chơi: mỗi đội sẽ gồm 5 người chơi, dụng cụ cần chuẩn bị là thiết bị nghe nhạc và tai nghe (chống ồn càng tốt). Các thành viên lần lượt đứng theo hàng dọc và quay lưng lại, đeo tai nghe và bật nhạc to nhất có thể để chắc chắn không nghe được âm thanh từ bên ngoài. Tiếp đó, người đứng đầu truyền đạt 1 thông điệp bất kỳ (thông điệp được ban tổ chức chuẩn bị trước) cho người phía sau mình. Lặp lại cho đến người cuối cùng.

Người đứng cuối cùng có nhiệm vụ trả lời rõ ràng thông điệp từ ban tổ chức. Đội nào có đáp án đúng nhiều nhất là đội chiến thắng.

Trò chơi “Bức họa bí ẩn”

Với trò này, các thành viên tham gia sự kiện có thể được chia thành các đội, mỗi đội gồm 6 đến 10 người tùy thuộc vào số người tham gia sự kiện..

Cách chơi: ban tổ chức sẽ cung cấp các dụng cụ cần thiết cho người chơi bao gồm bút lông và các tờ giấy. Các thành viên tham gia (trừ người chơi đầu tiên của đội) sẽ không được biết hình vẽ được ban tổ chức cung cấp là gì. Các đội sẽ vẽ tiếp sức để tạo thành bức tranh hoàn chỉnh theo yêu cầu của ban tổ chức. Đội nào vẽ nhanh và đúng nhất sẽ giành chiến thắng. 

Trò chơi “Tìm đồng đội” 

Đây là trò chơi giúp gắn kết mọi người. Điều đặc biệt của trò chơi này là ban tổ chức không cần chuẩn bị đạo cụ và hoàn toàn không giới hạn thành viên tham gia.

Trò chơi “Tìm đồng đội” 

Trò chơi “Tìm đồng đội”

Cách chơi: người quản trò cần hô vòng tròn có bao nhiêu người, ngay sau đó, tất cả người chơi sẽ ôm nhau theo số lượng thành viên mà quản trò yêu cầu. Sau khoảng thời gian nhất định (khoảng 5 giây), nếu số người ôm nhau trong vòng tròn không đảm bảo đúng số lượng người quản trò yêu cầu sẽ bị tính là thua cuộc. Trò chơi tiếp tục đến khi tìm được đội cuối cùng sẽ giành chiến thắng.

Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”

Đây là trò chơi điển hình và cực kì phổ biến trong các buổi tổ chức sự kiện tập thể. 

Cách chơi: ban tổ chức cần sắp xếp từ 3 đến 5 người chơi ở mỗi đội. Dụng cụ cần chuẩn bị bao gồm bức tranh hoặc máy chiếu với màn hình rộng. Mỗi tranh sẽ diễn tả thành ngữ hoặc tục ngữ quen thuộc của dân gian Việt Nam. Đội nào đoán đúng nhiều hơn sẽ giành chiến thắng.

Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”

Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”

Trò chơi “Giải đố ô chữ”

Tương tự trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”, “Giải đố ô chữ” cũng là trò chơi điển hình và cực kì phổ biến trong các buổi tổ chức sự kiện tập thể. 

Cách chơi: người chơi cần đoán được cụm từ chính xác của câu đố được ban tổ chức đưa ra. Số lượng người tham gia trò chơi này không giới hạn, các thành viên tham gia sự kiện có thể chơi theo nhóm hoặc cá nhân đều phù hợp.

Trong trò chơi này, người quản trò cần lưu ý chọn được những câu hỏi có tính chất sáng tạo, vui vẻ và gây bất ngờ cho người chơi để sau mỗi lần công bố đáp án, tất cả người tham gia đều thấy vui vẻ và hào hứng. 

Trò chơi “Kho báu ở đâu”

Trò chơi này yêu cầu người tham gia phải tìm ra tất cả những đồ vật mà quản trò yêu cầu để giành chiến thắng. Trò chơi đòi hỏi người chơi phải vận động nhiều để giành được đồ vật cần thiết nên phù hợp với những sự kiện có đông đảo người trẻ tuổi tham gia và có không gian rộng rãi, thoải mái.

Trò chơi “Kho báu ở đâu”

Trò chơi “Kho báu ở đâu”

Với minigame này, hình thức chơi sẽ là cá nhân với số lượng từ 5 tới 8 người tham gia. Ban tổ chức hoàn toàn không cần chuẩn bị dụng cụ hỗ trợ mà người chơi và khán giả sẽ phối hợp hoàn thành nhiệm vụ.

Cách chơi: quản trò sẽ yêu cầu người chơi mang về những đồ vật được chỉ định đang có trong phòng, người chơi chạy đi tìm và mang trở về sân khấu trong thời gian ngắn nhất. Quá trình này hoàn toàn có thể nhờ sự trợ giúp của khán giả với những đồ vật ở xa. Người không tìm được sẽ thua cuộc và minigame tiếp tục đến khi chỉ còn 1 người duy nhất sẽ giành chiến thắng.

Trò chơi “Tiền vào tay ai”

Minigame này khá nhẹ nhàng và không đòi hỏi người chơi phải vận động nhiều hay không gian rộng rãi, thoải mái nên phù hợp với những sự kiện nội bộ hoặc ít người. 

Cách chơi: quản trò cần khoảng 10 đến 15 người tham gia dưới hình thức cá nhân. Ban tổ chức chuẩn bị nhạc và phong bao lì xì có chứa tiền. Khi nhạc bật lên, người tham gia sẽ chuyền tay nhau phong bao lì xì được ban tổ chức chuẩn bị. Khi nhạc tắt, phong bao lì xì đang ở trong tay ai thì người đó sẽ bị loại. Trò chơi tiếp tục đến khi còn lại người cuối cùng thì họ sẽ chiến thắng và nhận được phong bao lì xì.

Trò chơi “Bài hát hay nhất”

Với minigame này, người tham gia sẽ đoán tên các bài hát dựa trên thông tin mà ban tổ chức cung cấp. Ban tổ chức nên chuẩn bị các bài hát thuộc nhiều thể loại khác nhau, phù hợp với mọi đối tượng tham gia. 

Cách chơi: mỗi đội chơi cần bao gồm 3 đến 5 người. Ban tổ chức chuẩn bị laptop và máy chiếu lên màn hình lớn. Với mỗi lượt chơi, người quản trò sẽ đưa ra các từ khóa và gợi ý khác nhau để người chơi đoán được tên bài hát. Các đội chơi giành quyền trả lời với nhau, đội nào đưa ra đáp án đúng nhiều nhất, đồng nghĩa được nhiều điểm nhất sẽ chiến thắng.

Trò chơi “Bài hát hay nhất”

Trò chơi “Bài hát hay nhất”

Một số lưu ý trong tổ chức minigame sự kiện

Minigame thực sự là những phần vui và khuấy động nhất trong mỗi sự kiện. Tuy nhiên, bên cạnh việc tạo niềm vui “hết nấc” cho người tham gia, ban tổ chức chương trình cũng cần lưu ý một số điều dưới đây để quá trình tổ chức minigame và chương trình được diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả cao nhất: 

Một số lưu ý trong tổ chức minigame sự kiện

Một số lưu ý trong tổ chức minigame sự kiện

Luật chơi đơn giản

Tổ chức một minigame với luật chơi đơn giản sẽ là bước thành công đầu tiên. Doanh nghiệp, cụ thể là ban tổ chức nên phổ biến rõ cách thức tham gia và luật chơi cho người chơi dễ dàng hình dung và thực hiện.

Minigame của công ty và doanh nghiệp sẽ có độ hưởng ứng thấp nếu có luật chơi quá dài, phức tạp và không rõ ràng, khó hiểu. Vì thế hãy xây dựng một minigame ngắn gọn, rõ ràng, và dễ hiểu. Càng đơn giản càng tốt.

Cho người chơi biết được giá trị của giải thưởng

Minigame được tổ chức dù nhỏ nhưng luôn cần những giải thưởng phù hợp. Giải thưởng chính là thứ kích thích người chơi tham gia. Hãy thử đưa ra giải thưởng một đôi giày hiệu hay một cây son, tiền mặt,… chắc chắn sẽ gia tăng lượng người chơi thêm rất nhiều.

Có thời gian cụ thể, rõ ràng

Một minigame sự kiện diễn ra thường trong 20 đến 30 phút, không nên kéo dài quá lâu vì sẽ làm cho người chơi bị chán nản. Những mốc thời gian về thông báo kết quả hay trao thưởng cũng phải chính xác, rõ ràng để tạo sự tin cậy cho người tham gia minigame.

Tính minh bạch cao

Cách tìm ra người chiến thắng nên minh bạch và chính xác để tạo được sự uy tín cho người chơi. Như vậy sẽ tạo được uy tín cho công ty, doanh nghiệp của bạn, có lợi cho phát triển lâu dài và khuyến khích người tham gia tiếp tục chơi ở những lần tổ chức sau. 

Trên đây là các khái niệm cơ bản về minigame sự kiện và một số gợi ý các minigame thú vị độc đáo trong khi tổ chức sự kiện. Cùng với đó là một số lưu ý cho ban tổ chức trong quá trình tổ chức minigame

Rất mong rằng bài viết trên đây của chúng tôi sẽ là nguồn tham khảo hữu ích dành cho độc giả, đặc biệt là các độc giả và doanh nghiệp đang có kế hoạch tổ chức minigame sự kiện. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các quý độc giả đã tìm đọc bài viết trên đây đến từ công ty chúng tôi!